Bước tới nội dung

Đồng(I) oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng(I) oxide
Mẫu đồng(I) oxide
Cấu trúc của đồng(I) oxide
Danh pháp IUPACCopper(I) oxide
Tên khácĐicopper oxide
Cuprơ oxide
Cuprit
Oxide đồng đỏ
Cuprum(I) oxide
Đicuprum oxide
Nhận dạng
Số CAS1317-39-1
PubChem10313194
Số EINECS215-270-7
KEGGC18714
ChEBI81908
Số RTECSGL8050000
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
đầy đủ
  • [Cu]O[Cu]


    [Cu+].[Cu+].[O-2]

InChI
đầy đủ
  • 1/2Cu.O/rCu2O/c1-3-2
ChemSpider8488659
UNIIT8BEA5064F
Thuộc tính
Công thức phân tửCu2O
Khối lượng mol143,0914 g/mol
Bề ngoàiMàu đỏ nâu – rắn
Khối lượng riêng6 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy 1.235 °C (1.508 K; 2.255 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcKhông tan
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểlập phương
Các nguy hiểm
MSDSScienceLab.com
Phân loại của EUĐộc hại (Xn)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
Chỉ mục EU029-002-00-X
Chỉ dẫn RR22, R50/53
Chỉ dẫn SS2, S22, S60, S61
Các hợp chất liên quan
Anion khácĐồng(I) sulfide
Đồng(I) selenide
Đồng(I) teluride
Cation khácĐồng(II) oxide
Bạc(I) oxide
Niken(II) oxide
Kẽm oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Đồng(I) oxide (công thức hóa học: Cu2O) là một oxide của đồng. Nó có khối lượng mol 144 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 1230°C.

Chất này thường có trong tự nhiên là bột oxide đồng màu đỏ. Nó cũng có thể được tạo ra từ đồng(II) oxide bằng phản ứng hóa học trong môi trường nung khử, CuO thành Cu2O màu đỏ sáng:

2CuO + CO → Cu2O + CO2

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như đồng(II) oxide, đồng(I) oxide có các tính chất hóa học tương tự.

  • Tác dụng với acid tạo thành muối và nước:
Cu2O + 2HCl → 2CuCl + H2O
  • Tác dụng với oxide acid tạo thành muối:
3Cu2O + P2O5 → 2Cu3PO4[cần dẫn nguồn]
  • Bị các chất khử tác dụng ở nhiệt độ cao:
Cu2O + 2K K2O + 2Cu
Cu2O + H2 H2O + 2Cu

Các tính chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]
2Cu2O + O2 → 4CuO
  • Tác dụng với các chất oxy hóa mạnh tạo thành đồng(II) oxide.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vật liệu gốm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng(I) oxide được dùng làm chất tạo màu sắc cho men gốm. Muốn có màu đỏ sáng, chúng ta chỉ cần dùng một lượng rất nhỏ đồng(I) oxide (0,5%). Nếu hàm lượng đồng cao hơn, có thể dẫn đến xuất hiện các hạt đồng kim loại li ti trong men chảy tạo thành màu đỏ máu bò.

Nếu có bo trong men đồng đỏ chúng ta sẽ có màu tím. Trong men đồng đỏ sử dụng nhiều nguyên liệu khoáng tráng thạch, thêm bari oxide tạo ra màu từ ngọc lam đến xanh thẫm, tùy theo hàm lượng đồng(I) oxide. Fluoride khi được sử dụng với đồng oxide cho màu xanh lục.

Trong vật liệu điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng(I) oxide là một chất bán dẫn. Cặp đồng(I) oxide-đồng (Cu2O-Cu) chỉ cho phép dòng điện đi từ đồng sang đồng(I) oxide, bây giờ lớp đồng(I) oxide đóng vai trò là lớp bán dẫn loại n và lớp đồng đóng vai trò là lớp bán dẫn loại p. Với tính chất bán dẫn, đồng(I) oxide được sử dụng làm pin mặt trời dùng trong dạy học.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dùng khí CO khử CuO ở nhiệt độ cao:
2CuO + CO → Cu2O + CO2
  • Đốt đồng trong môi trường thiếu khí:
4Cu + O2 → 2Cu2O
  • Điện phân anot đồng trong dung dịch NaCl trong môi trường kiềm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]