Đế quốc Gallia
Đế quốc Gallia
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
260–274 | |||||||||
Đế quốc Gallia dưới thời Tetricus I năm 271 (màu xanh) | |||||||||
Thủ đô | Colonia Agrippina (260-271), Augusta Treverorum (271-274)[1] | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | tiếng Latinh (phổ biến), các ngôn ngữ địa phương như tiếng Gallia, tiếng Briton, nhiều ngôn ngữ khác tồn tại vào thời đó. | ||||||||
Tôn giáo chính | Đa Thần giáo (chính thức) | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||
Hoàng đế | |||||||||
• 260-268 | Postumus | ||||||||
• 268 | Marius | ||||||||
• 268-270 | Victorinus | ||||||||
• 271-? | Domitianus (cướp ngôi) | ||||||||
• 270-274 | Tetricus I | ||||||||
• 270-274 | Tetricus II (Caesar) | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
Thời kỳ | Hậu Cổ đại | ||||||||
• Thành lập | 260 | ||||||||
• Giải thể | 274 | ||||||||
|
Đế quốc Gallia (tiếng Latinh: Imperium Galliarum) là tên mà người nay đặt cho một quốc gia ly khai trong Đế quốc La Mã, tồn tại từ năm 260 đến năm 274. Nó khởi nguồn từ cuộc Khủng hoảng trong thế kỷ 3.
Đế quốc Gallia được Postumus thành lập vào năm 260 trong thời điểm làn sóng xâm lược của các rợ và tình hình bất ổn ở Roma đang lên cao, và vào thời kỳ đỉnh cao của nó, lãnh thổ của đế quốc này bao gồm các vùng đất thuộc Germania, Gaul, Britannia, và Hispania. Sau khi Postumus bị ám sát vào năm 268, nó mất phần lớn lãnh thổ của mình, nhưng vẫn tiếp tục hiện hữu dưới thời một loạt các Hoàng đế và kẻ soán ngôi. Đế quốc này bị Hoàng đế La Mã là Aurelianus chiếm lại sau trận Châlons vào năm 274.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba đã bắt đầu khi Hoàng đế Valerianus đã bị đánh bại và bị bắt làm tù binh bởi Đế quốc Sassanid của Ba Tư, để lại cho con trai Gallienus của ông sự kiểm soát rất yếu kém. Ngay sau đó, Đế quốc Palmyra, bao gồm Ai Cập, Syria, Judah, và Arabia Petraea cũng đã li khai khỏi đế quốc.
Những viên thống đốc ở Pannonia cũng đã tổ chức vài cuộc nổi loạn không thành công ở vùng đất này. Hoàng đế đã buộc phải rời đến khu vực sông Danube để có thể chú trọng vào tình hình bất ổn ở nơi đây. Điều này đã giúp cho Postumus, thống đốc của thượng Germania và Hạ Germania, được giao quyền phụ trách biên giới Rhine. Hoàng tử kế vị Saloninus và viên praetorian prefect Silvanus lúc đó vẫn ở Colonia Agrippina (Cologne), điều này có lẽ là để giữ cho vị hoàng tử trẻ tuổi thoát khỏi nguy hiểm và có thể cũng là cách để kiểm soát những tham vọng của Postumus. Tuy nhiên, Postumus đã tiến hành bao vây Colonia Agrippina và ra lệnh giết chết vị hoàng tử trẻ tuổi cùng người giám hộ của ông ta. Postumus sau đó thiết lập kinh đô của mình tại Cologne.
Đế quốc Gallia cũng có viện nguyên lão riêng của mình, hai viên chấp chính quan được bầu hàng năm (không phải tất cả tên tuổi của các viên chấp chính quan đều còn tồn lại đến giờ) và đội Cận vệ hoàng đế của nó. Bản thân Postumus dường như đã giữ chức chấp chính quan năm lần.
Postumus đã thành công trong việc đẩy lùi Gallienus vào năm 263, và ông sẽ không bao giờ bị ông ta thách thức một lần nữa. Tuy nhiên, vào đầu năm 268 ông đã bị thách thức bởi Laelianus, có thể là một trong những viên tướng của ông, ông ta đã được tuyên bố làm Hoàng đế tại Mogontiacum (Mainz) bởi Legio XXII Primigenia. Postumus nhanh chóng tái chiếm lại Mogontiacum và Laelianus đã bị giết chết. Tuy nhiên, thành công này không kéo dài được lâu, ông đã bị lật đổ và giết chết bởi chính quân đội của mình, theo ghi chép lại là do ông đã không cho phép họ cướp phá thành phố.[2]
Sau thời Postumus
[sửa | sửa mã nguồn]Sau cái chết của Postumus, Đế chế Gallia bắt đầu sụp đổ. Hoàng đế La Mã Claudius Gothicus đã tái lập sự thống trị của La Mã ở vùng Gallia Narbonensis và các phần của Gallia Aquitania, và đã có một số bằng chứng rằng các tỉnh của Hispania, vốn không công nhận các vị hoàng đế Gallia tiếp theo, có thể đã lại đứng về phía La Mã.[3][4]
Marcus Aurelius Marius đã được tôn lên làm Hoàng đế sau cái chết của Postumus, nhưng ông ta cũng đã qua đời chỉ một thời gian ngắn sau đó; các nguồn văn học nói rằng ông ta trị vì chỉ có hai ngày, mặc dù có nhiều khả năng ông đã trị vì một vài tháng[5] Sau đó tới lượt Victorinus lên nắm quyền, ông được công nhận là Hoàng đế ở phía bắc Gaul và Britania, nhưng ở Hispania thì không [3] Victorinus đã dành phần lớn triều đại của ông cho việc đối phó với quân nổi loạn và cố gắng phục hồi các vùng lãnh thổ ở xứ Gaul đã bị Claudius Gothicus đánh chiếm. Ông bị ám sát vào năm 271, nhưng mẹ ông, Victoria đã nắm quyền kiểm soát quân đội của ông và sử dụng quyền lực của bà để gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn người kế vị ông.[3] Với sự ủng hộ từ Victoria, Tetricus I đã được tôn lên làm hoàng đế, và ông được công nhận ở Britannia và các vùng của Gaul vẫn còn dưới sự kiểm soát của đế quốc.[6] Tetricus đã đẩy lùi được những người Đức man rợ mà đã bắt đầu tàn phá xứ Gaul sau cái chết của Victorinus, và có thể đã tái chiếm lại vùng Gallia Aquitania và phía Tây Gallia Narbonensis trong khi Hoàng đế La Mã Aurelianus đang bận rộn với đế chế Palmyra của Nữ hoàng Zenobia ở phía đông. Ông đã thiết lập triều đình ở Trier, và vào năm 273, ông đã phong cho con trai của mình, Tetricus II, tước vị Caesar. Năm sau, Tetricus II đã được đưa lên làm đồng chấp chính quan, nhưng vào lúc này Đế quốc ngày càng suy yếu dần do những xung đột nội bộ, bao gồm cả một cuộc binh biến dưới sự lãnh đạo của kẻ cướp ngôi Faustinus[6] Vào thời điểm đó, Aurelianus đã đánh bại Đế chế Palmyra và ông ta đã lên kế hoạch cho việc tái chinh phục lại phía tây. Ông ta sau đó đã tiến quân đến Gaul và đánh bại Tetricus tại trận Chalons trong năm 274; theo các nguồn ghi chép, Tetricus, lúc này đã mệt mỏi vì chiến đấu, đã đề nghị đầu hàng để đổi lấy sự khoan hồng cho ông và con trai của ông [6] Chi tiết này có thể đến từ sự tuyên truyền sau này, nhưng dù bằng cách này hay cách khác, Aurelianus cuối cùng đã chiến thắng, và Đế chế Gallia đã hoàn toàn bị xóa bỏ.[6]
Nguyên nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bourne, R. J. (2001) Aspects of the relationship between the Central and Gallic Empires in the mid to late third century AD with special reference to coinage studies. Archaeopress. p. 22.
- ^ Aurelius Victor 33.8; Eutropius 9.9.1.
- ^ a b c Polfer, Michel (ngày 3 tháng 6 năm 2000). “Victorinus (A.D. 269-271)”. De Imperatoribus Romanis: An Online Encyclopedia of Roman Rulers and Their Families. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2009.
- ^ Weigel, Richard D. (ngày 19 tháng 6 năm 2001). “Claudius II Gothicus (268-270)”. De Imperatoribus Romanis: An Online Encyclopedia of Roman Rulers and Their Families. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2009.
- ^ Polfer, Michael (ngày 24 tháng 6 năm 1999). “Marius (A.D. 269)”. De Imperatoribus Romanis: An Online Encyclopedia of Roman Rulers and Their Families. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2009.
- ^ a b c d Polfer, Michel (ngày 28 tháng 1 năm 2000). “Tetricus I (AD 271-273)”. De Imperatoribus Romanis: An Online Encyclopedia of Roman Rulers and Their Families. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Gallic Consuls Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine
- Gallic Empire Lưu trữ 2007-02-20 tại Wayback Machine
- Jona Lendering, "Gallic Empire" Lưu trữ 2007-04-12 tại Wayback Machine
- Gallic Empire coinage