Bước tới nội dung

Hệ thần kinh ngoại biên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do 14.190.139.138 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 16:07, ngày 16 tháng 10 năm 2024 (HTKTƯ thành HTKTW). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Hệ thần kinh ngoại biên
Hệ thần kinh ngoại biên người màu xanh dương còn màu đỏ là hệ thần kinh trung ương
Định danh
Từ viết tắt từ chữ đầuPNS
MeSHD017933
TAA14.2.00.001
FMA9093
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh

Hệ thần kinh ngoại biên[1] (HTKNB), hay còn gọi là hệ thần kinh ngoại vi, là một phần của hệ thần kinh, bao gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống.[2] Chức năng chính của HTKNB là liên kết hệ thần kinh trung ương (HTKTW) với các chi và cơ quan. Không giống như HTKTW, HTKNB không được bảo vệ bởi xương sốnghộp sọ hoặc bởi hàng rào máu não nên nó dễ bị tác động của độc tố và tổn thương cơ học từ bên ngoài. HTKNB được chia ra thành hệ thần kinh thân thểhệ thần kinh tự chủ, một số giáo trình cho rằng bao gồm cả hệ giác quan.[3]

Dây thần kinh sọ não trừ thần kinh sọ não II, dây thần kinh thị giác cùng võng mạc, cũng thuộc HTKNB. Dây thần kinh sọ não II không phải là dây thần kinh ngoại vi thực sự nhưng là một phần của não trung gian.[4] Hạch thần kinh sọ não bắt đầu từ HTKTW. Tuy nhiên, 11 sợi trục dây thần kinh sọ não còn lại kéo dài vượt qua não và do đó được coi là một phần của HTKNB.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bệnh thường gặp: Bệnh thần kinh ngoại biên. Trang chủ Bộ Y tế
  2. ^ "peripheral nervous system" tại Từ điển Y học Dorland
  3. ^ Anthea Maton & Jean Hopkins, Charles William McLaughlin, Susan Johnson, Maryanna Quon Warner, David LaHart, Jill D. Wright (1993). Human Biology and Health. Englewood Cliffs, New Jersey, USA: Prentice Hall. tr. 132–144. ISBN 0-13-981176-1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Board Review Series – Neuroanatomy, Fourth Edition, Lippincott Williams & Wilkins, Maryland 2008, p. 177. ISBN 978-0-7817-7245-7.
  5. ^ James S. White (ngày 21 tháng 3 năm 2008). Neuroscience. McGraw-Hill Professional. tr. 1–. ISBN 9780071496230. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2010.