Bước tới nội dung

Virus rota

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 06:23, ngày 25 tháng 7 năm 2024 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Vi rút rota
Ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử của vi rút rota. Thanh ngang = 100 nm
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm III (dsRNA)
Bộ (ordo)Chưa phân loại
Họ (familia)Reoviridae
Phân họ (subfamilia)Sedoreovirinae
Chi (genus)Rotavirus
Loài điển hình
Rotavirus A
Loài

Rotavirus A
Rotavirus B
Rotavirus C
Rotavirus D

Rotavirus E
Rotaviral Gastroenteritis
ICD-10A08.0
ICD-9-CM008.61
DiseasesDB11667
MedlinePlus000252
eMedicinekhẩn/401
MeSHD012400

Virus rota là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [1], và là một trong số các loại vi rút gây nhiễm trùng thường được gọi là cúm dạ dày, mặc dù không có liên quan đến cúm. Nó là một chi của vi rút RNA kép trong họ Reoviridae. Đến tuổi lên năm, gần như mọi trẻ em trên thế giới đã bị nhiễm vi rút rota ít nhất một lần [2]. Tuy nhiên, với mỗi lần nhiễm, hệ miễn dịch lại phát triển, và các lần nhiễm tiếp theo ít nghiêm trọng hơn [3]; người lớn ít khi bị ảnh hưởng [4]. Có năm loài vi rút này, được gọi là A, B, C, D và E [5] Rota loại A là loài phổ biến nhất, gây ra hơn 90% số ca nhiễm vi rút rota ở người.

Vi rút này được truyền bởi đường phân-miệng. Nó lây nhiễm và phá hủy tế bào ở thành ruột non và gây ra viêm dạ dày ruột. Mặc dù vi rút rota đã được phát hiện vào năm 1973 [6] và gây ra tới 50% số ca nhập viện do tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ em,[7] tầm quan trọng của nó vẫn không được biết đến rộng rãi trong sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển [8]. Ngoài tác hại của nó đối với sức khỏe con người, vi rút rota còn lây nhiễm trong động vật, và là một mầm bệnh của vật nuôi [9].

Bệnh tiêu chảy do vi rút rota gây ra thường được kiểm soát dễ dàng, tuy nhiên trên toàn thế giới, mỗi năm vẫn có hơn 500.000 trẻ em dưới năm tuổi chết vì nhiễm vi rút rota [10] và có thêm gần hai triệu người mang bệnh nặng [8]. Tại Hoa Kỳ, trước khi bắt đầu chương trình tiêm chủng vi rút rota, vi rút này gây ra mỗi năm khoảng 2,7 triệu trường hợp viêm dạ dày ruột nặng ở trẻ em, gần 60.000 ca nhập viện, và khoảng 37 ca tử vong [11]. Các chiến dịch sức khỏe công cộng để chống vi rút rota tập trung vào việc cung cấp bù nước điện giải cho trẻ em bị nhiễm và tiêm chủng để ngăn ngừa bệnh [12].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
An electron micrograph of a single rotavirus particle; it is round and looks like a wheel
Một trong những bức ảnh chụp ban đầu qua kính hiển vi điện tử của Flewett
A single particle it is spherical and has regularly spaced, short protrusions on its surface
Tái dựng hình ảnh vi rút rota nhờ máy tính dựa trên một số ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử

Năm 1943, Jacob Light và Horace Hodes đã chứng minh rằng các tác nhân được lọc ra từ phân của trẻ em bị nhiễm tiêu chảy cũng có khả năng gây ra tiêu chảy ở gia súc.[13] Ba thập kỷ sau, những mẫu bảo quản của tác nhân này đã được chỉ ra là vi rút rota.[14] Trong những năm tiếp theo, một loại vi rút trong chuột[15] được phát hiện ra là có liên hệ với loại vi rút gây tiêu chảy ở gia súc.[16] Năm 1973, Ruth Bishop miêu tả các vi rút liên quan được tìm thấy ở trẻ em bị viêm dạ dày ruột.[6][17]

Năm 1974, Thomas Henry Flewett đề xuất tên gọi rotavirus (vi rút rota) sau khi ông quan sát chúng qua kính hiển vi điện tử thấy những vi rút này trông giống như cái bánh xe (rota trong tiếng Latin);[18][19] và bốn năm sau tên gọi này đã được Ủy ban quốc tế về phân loại vi rút chấp nhận chính thức.[20] Năm 1976, những vi rút liên quan đã được miêu tả trong một vài loài động vật.[16] Những vi rút này, tất cả đều gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, đã được xếp loại vào bộ tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến con người và động vật trên toàn cầu.[18] Huyết thanh của vi rút rota đã được miêu tả lần đầu vào năm 1980,[21] và trong các năm sau, vi rút rota từ người lần đầu tiên được nuôi trong các tế bào nuôi cấy lấy từ thận khỉ, bằng cách thêm trypsin (một loại enzyme được tìm thấy trong tá tràng của động vật có vú và hiện nay được biết đến là rất cần thiết cho sự nhân rộng của vi rút rota) vào môi trường nuôi cấy.[22] Khả năng nhân rộng của vi rút rota trong môi trường nuôi cấy đã thúc đẩy tốc độ nghiên cứu, và vào giữa thập niên 1980 loại vắc-xin đầu tiên đã được triển khai.[23]

Năm 1998, vắc-xin vi rút rota đã được đăng ký ở Hoa Kỳ. Các thử nghiệm lâm sàng ở Hoa Kỳ, Phần Lan, và Venezuela đã cho thấy vắc-xin có hiệu quả 80 đến 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tiêu chảy nặng do vi rút rota loại A gây ra, và theo thống kê trên số lượng thử nghiệm lớn, vắc-xin này không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.[24][25] Tuy nhiên, các nhà sản xuất vắc-xin đã ngừng đưa nó ra thị trường vào năm 1999, sau khi có báo cáo về sự liên quan của vắc-xin vi rút rota góp phần làm tăng nguy cơ lồng ruột, một loại tắc nghẽn ruột, trong 12.000 trẻ sơ sinh được tiêm phòng thì có một trẻ bị chứng này.[26] Báo cáo đã gây tranh cãi căng thẳng về những rủi ro tương đối và lợi ích của một loại vắc xin vi rút rota.[27] Năm 2006, hai loại vắc-xin mới chống lại sự lây nhiễm vi rút rota loại A đã được chỉ ra là an toàn và hiệu quả đối với trẻ em,[28] và tháng 6 năm 2009 Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị đưa vắc-xin vi rút rota vào chương trình tiêm chủng ở mọi quốc gia để phòng chống loại vi rút này.[29]

Triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh do vi rút rota gây ra thường có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy ra nhiều nước, và sốt nhẹ. Một khi trẻ bị nhiễm virus, có một khoảng thời gian ủ bệnh cỡ hai ngày trước khi triệu chứng xuất hiện [30]. Các triệu chứng thường bắt đầu với ói mửa, sau đó là khoảng 4 đến 8 ngày tiêu chảy nhiều. Mất nước xảy ra phổ biến hơn trong nhiễm vi rút rota so với hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến nhiễm vi rút rota [31].

Nhiễm vi rút rota loài A có thể xảy ra suốt đời người: lần nhiễm đầu tiên thường kèm theo các triệu chứng điển hình, nhưng các lần nhiễm sau này sẽ dần ít có biểu hiện bệnh [4], do hệ thống miễn dịch đã bảo vệ tốt hơn [2]. Do đó, tỷ lệ nhiễm có triệu chứng rõ nét xảy ra nhiều hơn ở trẻ dưới 2 tuổi và giảm dần tới năm 45 tuổi [32][33]. Việc lây nhiễm ở trẻ sơ sinh, tuy rằng thường xảy ra, lại hay thể hiện bằng những triệu chứng nhẹ hoặc không thể hiện gì [34][35], những triệu chứng nặng nhất thường thể hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 năm tuổi, hoặc ở những người già, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Do sự phát triển của hệ miễn dịch từ tuổi ấu thơ, đa số người lớn không bị nhạy cảm với vi rút rota; các bệnh viêm và đau dạ dày và ruột ở người lớn thường do các nguyên nhân khác, tuy nhiên việc lây nhiễm không phát bệnh ở người lớn vẫn có thể gây ra lây lan vi rút trong cộng đồng [36]. Tái nhiễm không phát bệnh thường là do chủng huyết thanh khác của vi rút rota loài A gây ra.[3][37]

Lây nhiễm

[sửa | sửa mã nguồn]
Các hạt vi rút rota dính vào nhau, và trông giống nhau
Vi rút rota loài A trong phân của một trẻ bị nhiễm

Vi rút rota lây qua đường phân-miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm vi rút rota [38] và cũng có thể qua đường hô hấp[1]. Phân của một bệnh nhân có thể chứa tới 10 nghìn tỷ hạt mang bệnh trong một gam [4] và chỉ cần chừng 10 đến 100 trong số đó là đủ để lây nhiễm bệnh sang người khác [39].

Vi rút rota tồn tại bền vững trong môi trường thông thường và đã được tìm thấy trong các mẫu nước sông ở mức độ chừng 1 đến 5 hạt mang bệnh trong mỗi gallon [40]. Các biện pháp vệ sinh thông dụng để tiêu diệt vi khuẩnký sinh trùng thường không hiệu quả trong việc kiểm soát vi rút rota, điều này suy từ số liệu về các vụ nhiễm vi rút rota không khác biệt nhiều giữa những quốc gia có tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ cao và thấp [1].

Cơ chế bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh trên cho thấy tế bào có bề mặt bị vi rút phá hủy. Ảnh dưới cho thấy tế bào khỏe mạnh có bề mặt kín
Ảnh qua kính hiển vi điện tử cho thấy vi rút rota tấn công các tế bào hấp thụ đường ruột (enterocyte) (trên) so với các tế bào khỏe mạnh (dưới). Thanh màu đen dài xấp xỉ 500 nm

Bệnh tiêu chảy là do nhiều hoạt động của vi rút. Chứng kém hấp thụ xảy ra do sự phá hủy của các tế bào ruột gọi là các tế bào hấp thụ đường ruột (enterocyte). Protein độc hại NSP4 do vi rút rota sinh ra gây lão hóa và bài tiết ion chloride phụ thuộc ion calci, phá vỡ màng vận chuyển protein SGLT1 - cơ quan trung gian tái hấp thụ nước, giảm thiểu hoạt động của màng vân biên giới disaccharidase, và có thể kích hoạt phản xạ bài tiết phụ thuộc ion calci của hệ thần kinh ruột.[41][42] Các tế bào hấp thụ đường ruột (enterocytes) khỏe mạnh bài tiết lactase vào ruột non; khi các tế bào này bị phá hủy, trẻ sẽ thiếu lactase và không tiêu hóa được sữa, và đây là một triệu chứng đặc trưng của việc nhiễm vi rút rota,[43][44] triệu chứng này có thể kéo dài dai dẳng hàng tuần.[45] Sau khi tái áp dụng chế độ ăn có sữa cho trẻ, trẻ cũng có thể tái phát bệnh tiêu chảy nhẹ, do sự lên men vi khuẩn của lactose disacarit trong ruột.[46]

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chẩn đoán nhiễm vi rút rota thông thường theo sau chẩn đoán viêm dạ dày ruột (gastroenteritis) khi xác định nguyên nhân gây tiêu chảy nặng. Hầu hết trẻ em nhập viện vì viêm dạ dày ruột được khám vi rút rota loại A.[47][48] Các chẩn đoán y tế cụ thể về sự nhiễm vi rút rota loại A được thực hiện bằng cách tìm vi rút trong phân trẻ em bằng enzyme miễn dịch. Có một số bộ kiểm tra được cấp phép trên thị trường mà nhạy và đặc trưng cho vi rút rota loại A, có khả năng xác định mọi loại huyết thanh của chúng.[49][50] Những phương pháp khác, nhờ kính hiển vi điện tửgel điện di polyacrylamit (polyacrylamide gel electrophoresis), được sử dụng trong các phòng thí nghiệm.[51] Phản ứng chuỗi trùng hợp phiên mã ngược (reverse transcription-polymerase chain reaction) (RT-PCR) có thể phát hiện và xác định tất cả loài và loại huyết thanh của vi rút rota ở người.[52]

Điều trị và tiên lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều trị nhiễm vi rút rota cấp tính là không cụ thể và bao gồm sự theo dõi và kiểm soát các triệu chứng và quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể bệnh nhân (bù nước điện giải).[12] Nếu không được chữa trị, trẻ em có thể tử vong do lượng nước trong cơ thể mất quá nhiều.[53] Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, điều trị bao gồm uống bù nước điện giải, trong đó trẻ em được cung cấp thêm nước uống chứa một lượng nhỏ muốiđường.[54] Những ca nặng cần phải nhập viện để truyền nước điện giải vào tĩnh mạch hay dùng ống đặt qua lỗ mũi, trong đó nồng độ điện phân và nồng độ đường máu được kiểm soát.[47]

Vi rút rota hiếm khi gây biến chứng khác và đối với những ca được kiểm soát tốt thì tiên lượng là khá chính xác.[55][56] Có một số báo cáo hiếm hoi về những biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS) nơi vi rút rota đã được phát hiện trong chất dịch của hệ thần kinh trong trường hợp của viêm nãoviêm màng não,[57][58][59] và những nghiên cứu hiện nay đã xác nhận rằng sự nhiễm vi rút rota không phải luôn luôn giới hạn tại ruột, mà còn có thể gây ra viremia trong đó vi rút đi vào máu và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.[60]

Phòng chống

[sửa | sửa mã nguồn]

Bởi vì sự cải thiện vệ sinh không làm giảm tỷ lệ mắc bệnh vi rút rota, và tỷ lệ nhập viện vẫn còn cao dù cho đã có nhiều loại thuốc uống bù điện giải, cách phòng chống chủ yếu trong y tế cộng đồng vẫn là tiêm phòng.[61] Năm 2006, hai loại vắc-xin phòng chống nhiễm vi rút rota loại A đã được chỉ ra là an toàn và hiệu quả đối với trẻ em: Rotarix do GlaxoSmithKline sản xuất[62] và RotaTeq do Merck sản xuất.[63] Các vắc xin được sử dụng bằng đường uống và chứa các vi rút đã làm suy yếu. Vắc-xin vi rút rota đã được đăng ký ở hơn 100 quốc gia, nhưng chỉ có 17 nước đưa tiêm chủng vi rút rota vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.[64]

Chương trình tiêm chủng vắc xin vi rút rota là một hợp tác giữa PATH, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh Hoa Kỳ, và được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Miễn dịch. Chương trình nhắm tới việc giảm tỷ lệ mắc bệnhtỷ lệ chết do tiêu chảy bằng việc tạo ra vắc-xin vi rút rota cho các nước đang phát triển.[65]

Ngày 5 tháng 6 năm 2009, WHO thông báo rằng các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Rotarix "tại nơi có tỷ lệ chết cao và điều kiện kinh tế xã hội thấp ở Nam Phi và Malawi, cho thấy vắc xin đã làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiêu chảy do vi rút rota". WHO giờ đây khuyến khích việc đưa tiêm chủng vắc xin vi rút rota vào chương trình tiêm chủng thường kỳ tại mọi quốc gia[66]. Có nhiều vắc-xin vi rút rota mới vẫn đang được nghiên cứu [67]

Năm 2012, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin Rotavin-M1 và đưa vào sử dụng trên cả nước[68][69].

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ với trục hoành là năm và tháng, trục tung là số ca nhiễm vi rút rota. Đỉnh điểm của những đợt nhiễm rơi vào mùa đông ở bắc bán cầu.
Biến đổi theo mùa của số ca nhiễm vi rút rota loài A tại một vùng của nước Anh: tỷ lệ nhiễm tăng lên vào mùa đông.

Vi rút rota loài A, gây ra hơn 90% số ca nhiễm vi rút rota đường ruột ở người,[70]đặc hữu cho toàn cầu. Mỗi năm vi rút này gây ra hàng triệu ca tiêu chảy ở các nước đang phát triển, trong đó 2 triệu ca nhập viện[8] và khoảng 611,000 ca tử vong.[71] Ngay tại Hoa Kỳ — trước khi có chương trình tiêm chủng vắc xin vi rút rota[72] — mỗi năm có hơn 2,7 triệu ca nhiễm vi rút rota đường ruột, 60000 trẻ nhập viện và khoảng 37 trẻ tử vong.[11] Vai trò quan trọng của vi rút rota trong việc gây ra tiêu chảy chưa được nhận thức đầy đủ và rộng rãi trong công chúng,[73] đặc biệt tại những nước đang phát triển.[8][74] Hầu hết các trẻ em lên 5 tuổi đều bị nhiễm vi rút rota ít nhất một lần.[71] Vi rut rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chiếm 20% số ca tiêu chảy, và chiếm 50% số ca nhập viện vì tiêu chảy.[8] Số ca nhập viện do vi rut rota ở các bé trai nhiều gấp đôi so với các bé gái.[7][75] Tại vùng ôn đới, các vụ nhiễm vi rút rota thường xảy ra vào mùa đông, còn tại các vùng nhiệt đới các ca nhiễm xảy ra quanh năm;[76] sự khác biệt có thể là do biến đổi về nhiệt độđộ ẩm theo mùa.[77][78] Các số liệu về nguyên nhân do nhiễm bẩn thực phẩm hiện nay vẫn chưa rõ.[79]

"Vi rút rota được đánh giá là đã gây ra 40% trong tổng số vụ nhập viện do tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu — và gây ra mỗi năm 100 triệu ca tiêu chảy cấp cùng 350 đến 600 nghìn ca tử vong."

UNICEFTổ chức Y tế Thế giới [80]

Những vụ bùng phát dịch tiêu chảy do vi rút rota loài A thường xảy ra trong các trẻ sơ sinh đang nằm trong bệnh viện, hoặc giữa những trẻ đi học mẫu giáo hay nhà trẻ, hoặc giữa những người già trong các trại dưỡng lão. Đã có vụ dịch gây ra bởi nhiễm bẩn nguồn nước công cộng tại Colorado năm 1981.[81] Trong năm 2005, đã xảy ra vụ bùng phát dịch tiêu chảy lớn nhất tại Nicaragoa. Vụ bùng phát dịch lớn và nghiêm trọng này có liên hệ với sự đột biến gen của vi rút rota loài A, có thể giúp vi rút thoát khỏi hàng rào miễn dịch phổ biến trong cơ thể của cư dân.[82] Một vụ dịch lớn tương tự đã xảy ra ở Brazil năm 1977.[83]

Vi rút rota loài B, còn gọi là vi rút tiêu chảy người lớn (ADRV), đã từng gây ra đại dịch tiêu chảy ở Trung Quốc, lây nhiễm trong hàng nghìn người ở đủ mọi lứa tuổi. Các vụ dịch này xảy ra do nguồn nước uống bị nhiễm bẩn.[84][85] Vi rút rota B cũng đã từng lây lan ở Ấn Độ năm 1998; chủng vi rút đã lây tại đây được gọi là CAL. Không giống ADRV, chủng CAL không lây lan toàn cầu và chỉ đặc hữu tại địa phương.[86][87] Cho tới nay, các vụ dịch vi rút rota B tập trung nhiều hơn ở Trung Quốc đại lục, và các cuộc điều tra cho thấy người dân Hoa Kỳ chưa phát triển hệ miễn dịch chống lại vi rút rota B.[88]

Vi rút rota C có liên quan đến một số trường hợp tiêu chảy hiếm ở trẻ nhỏ, xảy ra rải rác ở nhiều quốc gia, và những vụ bùng phát đã được ghi nhận ở Nhật Bản và Anh Quốc.[89][90]

Lây nhiễm trong động vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vi rút rota có thể nhiễm và gây ra tiêu chảy ở các động vật non. Các động vật có vú non (như vượn người,[91] trâu bò,[92] lợn,[93] cừu,[9] chuột cống,[94] chómèo,[95] chuột nhà,[96] ngựa,[97] thỏ[98]) và các loài lông vũ (gà tây[99]). Các vi rút rota này là nguồn dự trữ tiềm tàng khả năng trao đổi gen với các vi rút rota ở người. Có bằng chứng cho thấy các vi rút rota của động vật có thể lây nhiễm trên người, có thể thông qua lấy lan trực tiếp hoặc bằng cách cung cấp những đoạn RNA để trộn gen với chủng vi rút rota ở người.[100][101] Vi rút rota là nguồn bệnh cho vật nuôi và có thể gây ra thiệt hại kinh tế do chi phí chữa bệnh vì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Dennehy PH (2000). “Transmission of rotavirus and other enteric pathogens in the home”. Pediatr. Infect. Dis. J. 19 (10 Suppl): S103–5. doi:10.1097/00006454-200010001-00003. PMID 11052397.
  2. ^ a b Velázquez FR, Matson DO, Calva JJ, Guerrero L, Morrow AL, Carter-Campbell S, Glass RI, Estes MK, Pickering LK, Ruiz-Palacios GM (1996). “Rotavirus infections in infants as protection against subsequent infections”. N. Engl. J. Med. 335 (14): 1022–8. doi:10.1056/NEJM199610033351404. PMID 8793926. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Linhares AC, Gabbay YB, Mascarenhas JD, Freitas RB, Flewett TH, Beards GM (1988). “Epidemiology of rotavirus subgroups and serotypes in Belem, Brazil: a three-year study”. Ann. Inst. Pasteur Virol. 139 (1): 89–99. doi:10.1016/S0769-2617(88)80009-1. PMID 2849961.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b c Bishop RF (1996). “Natural history of human rotavirus infection”. Arch. Virol. Suppl. 12: 119–28. PMID 9015109.
  5. ^ “Phân loại vi rút ICTV năm 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.
  6. ^ a b Bishop RF, Davidson GP, Holmes IH, Ruck BJ (1973). “Virus particles in epithelial cells of duodenal mucosa from children with acute non-bacterial gastroenteritis”. Lancet. 2 (7841): 1281–3. doi:10.1016/S0140-6736(73)92867-5. PMID 4127639.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Rheingans RD, Heylen J, Giaquinto C (2006). “Economics of rotavirus gastroenteritis and vaccination in Europe: what makes sense?”. Pediatr. Infect. Dis. J. 25 (1 Suppl): S48–55. doi:10.1097/01.inf.0000197566.47750.3d. PMID 16397429.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b c d e Simpson E, Wittet S, Bonilla J, Gamazina K, Cooley L, Winkler JL (2007). “Use of formative research in developing a knowledge translation approach to rotavirus vaccine introduction in developing countries”. BMC Public Health. 7: 281. doi:10.1186/1471-2458-7-281. PMC 2173895. PMID 17919334.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ a b c Holland RE (ngày 1 tháng 10 năm 1990). “Some infectious causes of diarrhea in young farm animals”. Clin. Microbiol. Rev. 3 (4): 345–75. PMC 358168. PMID 2224836. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ Tổ chức Y tế Thế giới. Bài viết về vai trò của vắc xin vi rút rota
  11. ^ a b Fischer TK, Viboud C, Parashar U (2007). “Hospitalizations and deaths from diarrhea and rotavirus among children <5 years of age in the United States, 1993–2003”. J. Infect. Dis. 195 (8): 1117–25. doi:10.1086/512863. PMID 17357047.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ a b Diggle L (2007). “Rotavirus diarrhoea and future prospects for prevention”. Br. J. Nurs. 16 (16): 970–4. PMID 18026034.
  13. ^ Light JS, Hodes HL (1943). “Studies on epidemic diarrhea of the new-born: Isolation of a Filtrable Agent Causing Diarrhea in Calves”. Am. J. Public Health Nations Health. 33 (12): 1451–4. doi:10.2105/AJPH.33.12.1451. PMC 1527675. PMID 18015921.
  14. ^ Mebus CA, Wyatt RG, Sharpee RL (ngày 1 tháng 8 năm 1976). “Diarrhea in gnotobiotic calves caused by the reovirus-like agent of human infantile gastroenteritis”. Infect. Immun. 14 (2): 471–4. PMC 420908. PMID 184047. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Rubenstein D, Milne RG, Buckland R, Tyrrell DA (1971). “The growth of the virus of epidemic diarrhoea of infant mice (EDIM) in organ cultures of intestinal epithelium”. British journal of experimental pathology. 52 (4): 442–45. PMID 4998842.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ a b Woode GN, Bridger JC, Jones JM, Flewett TH, Davies HA, Davis HA, White GB (ngày 1 tháng 9 năm 1976). “Morphological and antigenic relationships between viruses (rotaviruses) from acute gastroenteritis in children, calves, piglets, mice, and foals”. Infect. Immun. 14 (3): 804–10. PMC 420956. PMID 965097. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Bishop RF, Davidson GP, Holmes IH, Ruck BJ (1973). “Letter: Evidence for viral gastroenteritis”. N. Engl. J. Med. 289 (20): 1096–7. doi:10.1056/NEJM197311152892025. PMID 4742237.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ a b Flewett TH, Woode GN (1978). “The rotaviruses”. Arch. Virol. 57 (1): 1–23. doi:10.1007/BF01315633. PMID 77663.
  19. ^ Flewett TH, Bryden AS, Davies H, Woode GN, Bridger JC, Derrick JM (1974). “Relation between viruses from acute gastroenteritis of children and newborn calves”. Lancet. 2 (7872): 61–3. doi:10.1016/S0140-6736(74)91631-6. PMID 4137164.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  20. ^ Matthews RE (1979). “Third report of the International Committee on Taxonomy of Viruses. Classification and nomenclature of viruses”. Intervirology. 12 (3–5): 129–296. doi:10.1159/000149081. PMID 43850.
  21. ^ Beards GM, Pilfold JN, Thouless ME, Flewett TH (1980). “Rotavirus serotypes by serum neutralisation”. J. Med. Virol. 5 (3): 231–7. doi:10.1002/jmv.1890050307. PMID 6262451.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  22. ^ Urasawa T, Urasawa S, Taniguchi K (1981). “Sequential passages of human rotavirus in MA-104 cells”. Microbiol. Immunol. 25 (10): 1025–35. PMID 6273696.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ Vesikari T, Isolauri E, Delem A (1985). “Clinical efficacy of the RIT 4237 live attenuated bovine rotavirus vaccine in infants vaccinated before a rotavirus epidemic”. J. Pediatr. 107 (2): 189–94. doi:10.1016/S0022-3476(85)80123-2. PMID 3894608.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  24. ^ “Rotavirus vaccine for the prevention of rotavirus gastroenteritis among children. Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP)”. MMWR Recomm Rep. 48 (RR-2): 1–20. 1999. PMID 10219046.
  25. ^ Kapikian AZ (2001). “A rotavirus vaccine for prevention of severe diarrhoea of infants and young children: development, utilization and withdrawal”. Novartis Found. Symp. 238: 153–71, discussion 171–9. doi:10.1002/0470846534.ch10. PMID 11444025.
  26. ^ Bines JE (2005). “Rotavirus vaccines and intussusception risk”. Curr. Opin. Gastroenterol. 21 (1): 20–5. PMID 15687880. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  27. ^ Bines J (2006). “Intussusception and rotavirus vaccines”. Vaccine. 24 (18): 3772–6. doi:10.1016/j.vaccine.2005.07.031. PMID 16099078.
  28. ^ Dennehy PH (2008). “Rotavirus vaccines: an overview”. Clin. Microbiol. Rev. 21 (1): 198–208. doi:10.1128/CMR.00029-07. PMC 2223838. PMID 18202442. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  29. ^ “Meeting of the immunization Strategic Advisory Group of Experts, April 2009—conclusions and recommendations”. Relevé Épidémiologique Hebdomadaire / Section D'hygiène Du Secrétariat De La Société Des Nations = Weekly Epidemiological Record / Health Section of the Secretariat of the League of Nations. 84 (23): 220–36. 2009. PMID 19499606. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)[1]
  30. ^ Hochwald C, Kivela L (1999). “Rotavirus vaccine, live, oral, tetravalent (RotaShield)”. Pediatr. Nurs. 25 (2): 203–4, 207. PMID 10532018.
  31. ^ Maldonado YA, Yolken RH (1990). “Rotavirus”. Baillieres Clin. Gastroenterol. 4 (3): 609–25. doi:10.1016/0950-3528(90)90052-I. PMID 1962726.
  32. ^ Bernstein DI, Sander DS, Smith VE, Schiff GM, Ward RL (1991). “Protection from rotavirus reinfection: 2-year prospective study”. J. Infect. Dis. 164 (2): 277–83. PMID 1649875.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  33. ^ Koopman JS, Monto AS (1989). “The Tecumseh Study. XV: Rotavirus infection and pathogenicity”. Am. J. Epidemiol. 130 (4): 750–9. PMID 2549788.
  34. ^ Cameron DJ, Bishop RF, Veenstra AA, Barnes GL (ngày 1 tháng 7 năm 1978). “Noncultivable viruses and neonatal diarrhea: Fifteen-month survey in a newborn special care nursery”. J. Clin. Microbiol. 8 (1): 93–8. PMC 275123. PMID 209058. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  35. ^ Grillner L, Broberger U, Chrystie I, Ransjö U (1985). “Rotavirus infections in newborns: an epidemiological and clinical study”. Scand. J. Infect. Dis. 17 (4): 349–55. PMID 3003889.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  36. ^ Hrdy DB (1987). “Epidemiology of rotaviral infection in adults”. Rev. Infect. Dis. 9 (3): 461–9. PMID 3037675.
  37. ^ De Champs C, Laveran H, Peigue-Lafeuille H (1991). “Sequential rotavirus infections: characterization of serotypes and electrophoretypes”. Res. Virol. 142 (1): 39–45. doi:10.1016/0923-2516(91)90026-Y. PMID 1647052.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  38. ^ Butz AM, Fosarelli P, Dick J, Cusack T, Yolken R (1993). “Prevalence of rotavirus on high-risk fomites in day-care facilithies”. Pediatrics. 92 (2): 202–5. PMID 8393172.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  39. ^ Graham DY, Dufour GR, Estes MK (1987). “Minimal infective dose of rotavirus”. Arch. Virol. 92 (3–4): 261–71. doi:10.1007/BF01317483. PMID 3028333.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  40. ^ Rao VC, Seidel KM, Goyal SM, Metcalf TG, Melnick JL (ngày 1 tháng 8 năm 1984). “Isolation of enteroviruses from water, suspended solids, and sediments from Galveston Bay: survival of poliovirus and rotavirus adsorbed to sediments”. Appl. Environ. Microbiol. 48 (2): 404–9. PMC 241526. PMID 6091548. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  41. ^ Ball JM, Mitchell DM, Gibbons TF, Parr RD (2005). “Rotavirus NSP4: a multifunctional viral enterotoxin”. Viral Immunol. 18 (1): 27–40. doi:10.1089/vim.2005.18.27. PMID 15802952.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  42. ^ Lorrot M, Vasseur M (2007). “How do the rotavirus NSP4 and bacterial enterotoxins lead differently to diarrhea?”. Virol. J. 4: 31. doi:10.1186/1743-422X-4-31. PMC 1839081. PMID 17376232.
  43. ^ Jourdan N, Brunet JP, Sapin C (ngày 1 tháng 9 năm 1998). “Rotavirus infection reduces sucrase-isomaltase expression in human intestinal epithelial cells by perturbing protein targeting and organization of microvillar cytoskeleton”. J. Virol. 72 (9): 7228–36. PMC 109945. PMID 9696817. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  44. ^ Davidson GP, Barnes GL (1979). “Structural and functional abnormalithies of the small intestine in infants and young children with rotavirus enteritis”. Acta. Paediatr. Scand. 68 (2): 181–6. doi:10.1111/j.1651-2227.1979.tb04986.x. PMID 217231.
  45. ^ Ouwehand A, Vesterlund S (2003). “Health aspects of probiotics”. IDrugs. 6 (6): 573–80. PMID 12811680.
  46. ^ Arya SC (1984). “Rotaviral infection and intestinal lactase level”. J. Infect. Dis. 150 (5): 791. PMID 6436397.
  47. ^ a b Patel MM, Tate JE, Selvarangan R (2007). “Routine laboratory testing data for surveillance of rotavirus hospitalizations to evaluate the impact of vaccination”. Pediatr. Infect. Dis. J. 26 (10): 914–9. doi:10.1097/INF.0b013e31812e52fd. PMID 17901797.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  48. ^ The Pediatric ROTavirus European CommitTee (PROTECT) (2006). “The paediatric burden of rotavirus disease in Europe”. Epidemiol. Infect. 134 (5): 908–16. doi:10.1017/S0950268806006091. PMC 2870494. PMID 16650331.
  49. ^ Smith TF, Wold AD, Espy MJ, Marshall WF (1993). “New developments in the diagnosis of viral diseases”. Infect. Dis. Clin. North Am. 7 (2): 183–201. PMID 8345165.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  50. ^ Hoshino Y, Jones RW, Kapikian AZ (2002). “Characterization of neutralization specificities of outer capsid spike protein VP4 of selected murine, lapine, and human rotavirus strains”. Virology. 299 (1): 64–71. doi:10.1006/viro.2002.1474. PMID 12167342.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  51. ^ Beards GM (1988). “Laboratory diagnosis of viral gastroenteritis”. Eur. J. Clin. Microbiol. Infect. Dis. 7 (1): 11–3. doi:10.1007/BF01962164. PMID 3132369.
  52. ^ Fischer TK, Gentsch JR (2004). “Rotavirus typing methods and algorithms”. Rev. Med. Virol. 14 (2): 71–82. doi:10.1002/rmv.411. PMID 15027000.
  53. ^ Alam NH, Ashraf H (2003). “Treatment of infectious diarrhea in children”. Paediatr. Drugs. 5 (3): 151–65. PMID 12608880.
  54. ^ Sachdev HP (1996). “Oral rehydration therapy”. Journal of the Indian Medical Association. 94 (8): 298–305. PMID 8855579.
  55. ^ Haffejee IE (1991). “The pathophysiology, clinical features and management of rotavirus diarrhoea”. Q. J. Med. 79 (288): 289–99. PMID 1649479.
  56. ^ Ramig RF (2007). “Systemic rotavirus infection”. Expert review of anti-infective therapy. 5 (4): 591–612. doi:10.1586/14787210.5.4.591. PMID 17678424.
  57. ^ Goto T, Kimura H, Numazaki K (2007). “A case of meningoencephalithis associated with G1P[8] rotavirus infection in a Japanese child”. Scand. J. Infect. Dis. 39 (11): 1067–70. doi:10.1080/00365540701466249. PMID 17852929.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  58. ^ Kehle J, Metzger-Boddien C, Tewald F, Wald M, Schüürmann J, Enders G (2003). “First case of confirmed rotavirus meningoencephalithis in Germany”. Pediatr. Infect. Dis. J. 22 (5): 468–70. doi:10.1097/00006454-200305000-00020. PMID 12797316.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  59. ^ Pager C, Steele D, Gwamanda P, Driessen M (2000). “A neonatal death associated with rotavirus infection—detection of rotavirus dsRNA in the cerebrospinal fluid”. S. Afr. Med. J. 90 (4): 364–5. PMID 10957919.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  60. ^ Widdowson MA, Bresee JS, Gentsch JR, Glass RI (2005). “Rotavirus disease and its prevention”. Curr. Opin. Gastroenterol. 21 (1): 26–31. PMID 15687881. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  61. ^ Bernstein DI (2009). “Rotavirus overview”. Pediatr. Infect. Dis. J. 28 (3 Suppl): S50–3. doi:10.1097/INF.0b013e3181967bee. PMID 19252423. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2009.[liên kết hỏng]
  62. ^ O'Ryan M (2007). “Rotarix (RIX4414): an oral human rotavirus vaccine”. Expert review of vaccines. 6 (1): 11–9. doi:10.1586/14760584.6.1.11. PMID 17280473.
  63. ^ Matson DO (2006). “The pentavalent rotavirus vaccine, RotaTeq”. Seminars in paediatric infectious diseases. 17 (4): 195–9. doi:10.1053/j.spid.2006.08.005. PMID 17055370.
  64. ^ Widdowson MA, Steele D, Vojdani J, Wecker J, Parashar U (2009). “Global rotavirus surveillance: determining the need and measuring the impact of rotavirus vaccines”. The Journal of Infectious Diseases. 200 Suppl 1: S1–8. doi:10.1086/605061. PMID 19817589. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  65. ^ Accelerating access to rotavirus vaccines PATH, access date ngày 22 tháng 7 năm 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  66. ^ Global use of rotavirus vaccines recommended, World Health Organization, Media centre, News, "... accelerated and integrated approach to combat rotavirus diarrhoea and pneumonia, the two biggest vaccine-preventable diseases...," ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  67. ^ WHO Rotavirus vaccine.
  68. ^ “Việt Nam sản xuất vắc – xin công nghệ cập nhật quốc tế”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập 11 tháng 11 năm 2014.
  69. ^ http://kc10.vpct.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=90 Lưu trữ 2014-11-11 tại Wayback Machine Sản xuất thành công Vắcxin Rota sống, uống, giảm độc lực ở quy mô công nghiệp
  70. ^ Leung AK, Kellner JD, Davies HD (2005). “Rotavirus gastroenteritis”. Adv. Ther. 22 (5): 476–87. doi:10.1007/BF02849868. PMID 16418157.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  71. ^ a b Parashar UD, Gibson CJ, Bresse JS, Glass RI (2006). “Rotavirus and severe childhood diarrhea”. Emerging Infect. Dis. 12 (2): 304–6. PMID 16494759.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  72. ^ Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2009). “Reduction in rotavirus after vaccine introduction—United States, 2000–2009”. MMWR. Morbidity and Mortality Weekly Report. 58 (41): 1146–9. PMID 19847149. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2009.
  73. ^ Rodrigo C, Salman N, Tatochenko V, Mészner Z, Giaquinto C (2010). “Recommendations for rotavirus vaccination: A worldwide perspective”. Vaccine. 28 (31): 5100–8. doi:10.1016/j.vaccine.2010.04.108. PMID 20472032.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  74. ^ Rota vi-rút: Bệnh nặng vì bố mẹ thiếu kiến thức
  75. ^ Ryan MJ, Ramsay M, Brown D, Gay NJ, Farrington CP, Wall PG (1996). “Hospital admissions attributable to rotavirus infection in England and Wales”. J. Infect. Dis. 174 Suppl 1: S12–8. PMID 8752285.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  76. ^ Cook SM, Glass RI, LeBaron CW, Ho MS (1990). “Global seasonality of rotavirus infections”. Bull. World Health Organ. 68 (2): 171–7. PMC 2393128. PMID 1694734.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  77. ^ Moe K, Harper GJ (1983). “The effect of relative humidity and temperature on the survival of bovine rotavirus in aerosol”. Arch. Virol. 76 (3): 211–6. doi:10.1007/BF01311105. PMID 6307226.
  78. ^ Moe K, Shirley JA (1982). “The effects of relative humidity and temperature on the survival of human rotavirus in faeces”. Arch. Virol. 72 (3): 179–86. doi:10.1007/BF01348963. PMID 6287970.
  79. ^ Koopmans M, Brown D (1999). “Seasonality and diversity of Group A rotaviruses in Europe”. Acta paediatrica (Oslo, Norway: 1992). Supplement. 88 (426): 14–9. doi:10.1111/j.1651-2227.1999.tb14320.x. PMID 10088906.
  80. ^ UNICEF/WHO (2009) "Diarrhoea: Why children are still dying and what can be done." Retrieved ngày 23 tháng 5 năm 2010
  81. ^ Hopkins RS, Gaspard GB, Williams FP, Karlin RJ, Cukor G, Blacklow NR (1984). “A community waterborne gastroenteritis outbreak: evidence for rotavirus as the agent”. American Journal of Public Health. 74 (3): 263–5. doi:10.2105/AJPH.74.3.263. PMC 1651463. PMID 6320684.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  82. ^ Bucardo F, Karlsson B, Nordgren J (2007). “Mutated G4P[8] rotavirus associated with a nationwide outbreak of gastroenteritis in Nicaragua in 2005”. J. Clin. Microbiol. 45 (3): 990–7. doi:10.1128/JCM.01992-06. PMC 1829148. PMID 17229854. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  83. ^ Linhares AC, Pinheiro FP, Freitas RB, Gabbay YB, Shirley JA, Beards GM (1981). “An outbreak of rotavirus diarrhea among a non-immune, isolated South American Indian community”. Am. J. Epidemiol. 113 (6): 703–10. PMID 6263087.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  84. ^ Hung T, Chen GM, Wang CG (1984). “Waterborne outbreak of rotavirus diarrhea in adults in China caused by a novel rotavirus”. Lancet. 1 (8387): 1139–42. PMID 6144874.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  85. ^ Fang ZY, Ye Q, Ho MS (1989). “Investigation of an outbreak of adult diarrhea rotavirus in China”. J. Infect. Dis. 160 (6): 948–53. PMID 2555422.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  86. ^ Kelkar SD, Zade JK (2004). “Group B rotaviruses similar to strain CAL-1, have been circulating in Western India since 1993”. Epidemiol. Infect. 132 (4): 745–9. doi:10.1017/S0950268804002171. PMC 2870156. PMID 15310177.
  87. ^ Ahmed MU, Kobayashi N, Wakuda M, Sanekata T, Taniguchi K, Kader A, Naik TN, Ishino M, Alam MM, Kojima K, Mise K, Sumi A (2004). “Genetic analysis of group B human rotaviruses detected in Bangladesh in 2000 and 2001”. J. Med. Virol. 72 (1): 149–55. doi:10.1002/jmv.10546. PMID 14635024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  88. ^ Penaranda ME, Ho MS, Fang ZY (ngày 1 tháng 10 năm 1989). “Seroepidemiology of adult diarrhea rotavirus in China, 1977 to 1987”. J. Clin. Microbiol. 27 (10): 2180–3. PMC 266989. PMID 2479654. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  89. ^ Kuzuya M, Fujii R, Hamano M, Nishijima M, Ogura H (2007). “Detection and molecular characterization of human group C rotaviruses in Okayama Prefecture, Japan, between 1986 and 2005”. J. Med. Virol. 79 (8): 1219–28. doi:10.1002/jmv.20910. PMID 17596825.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  90. ^ Brown DW, Campbell L, Tomkins DS, Hambling MH (1989). “School outbreak of gastroenteritis due to atypical rotavirus”. Lancet. 2 (8665): 737–8. doi:10.1016/S0140-6736(89)90794-0. PMID 2570978.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  91. ^ Ashley CR, Caul EO, Clarke SK, Corner BD, Dunn S (1978). “Rotavirus infections of apes”. Lancet. 2 (8087): 477. doi:10.1016/S0140-6736(78)91485-X. PMID 79844.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  92. ^ Wani SA, Bhat MA, Ishaq SM, Ashrafi MA (2004). “Determination of bovine rotavirus G genotypes in Kashmir, India”. Rev. – Off. Int. Epizoot. 23 (3): 931–6. PMID 15861888.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  93. ^ Saif LJ (1999). “Enteric viral infections of pigs and strategies for induction of mucosal immunity”. Advances in veterinary medicine. 41: 429–46. doi:10.1016/S0065-3519(99)80033-0. PMID 9890034.
  94. ^ Pérez-Cano FJ, Castell M, Castellote C, Franch A (2007). “Characterization of Clinical and Immune Response in a Rotavirus Diarrhea Model in Suckling Lewis Rats”. Pediatr Res. 62 (6): 658. doi:10.1203/PDR.0b013e318159a273. PMID 17957154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  95. ^ Enriquez C, Nwachuku N, Gerba CP (2001). “Direct exposure to animal enteric pathogens”. Reviews on environmental health. 16 (2): 117–31. PMID 11512628.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  96. ^ Feng N, Franco MA, Greenberg HB (1997). “Murine model of rotavirus infection”. Adv. Exp. Med. Biol. 412: 233–40. PMID 9192019.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  97. ^ Hardy ME, Woode GN, Xu ZC (1991). “Analysis of serotypes and electropherotypes of equine rotaviruses isolated in the United States”. J. Clin. Microbiol. 29 (5): 889–93. PMC 269902. PMID 1647407. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  98. ^ Thouless ME, DiGiacomo RF, Deeb BJ, Howard H (ngày 1 tháng 5 năm 1988). “Pathogenicity of rotavirus in rabbits”. J. Clin. Microbiol. 26 (5): 943–7. PMC 266491. PMID 2838507. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  99. ^ Guy JS (ngày 1 tháng 8 năm 1998). “Virus infections of the gastrointestinal tract of poultry”. Poult. Sci. 77 (8): 1166–75. PMID 9706084. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  100. ^ Müller H, Johne R (2007). “Rotaviruses: diversity and zoonotic potential—a brief review”. Berl. Munch. Tierarztl. Wochenschr. 120 (3–4): 108–12. PMID 17416132.
  101. ^ Cook N, Bridger J, Kendall K, Gomara MI, El-Attar L, Gray J (2004). “The zoonotic potential of rotavirus”. J. Infect. 48 (4): 289–302. doi:10.1016/j.jinf.2004.01.018. PMID 15066329.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]