Turkmenistan
Cộng hòa Turkmenistan
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Bản đồ | |||||
Quốc ca | |||||
Garaşsyz Bitarap Türkmenistanyň Döwlet Gimni Bài ca nhà nước của Turkmenistan độc lập, trung lập | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hoà tổng thống đơn đảng chi phối | ||||
Tổng thống | Serdar Berdimuhamedow | ||||
Thủ đô | Ashgabat 37°58′B 58°20′Đ / 37,967°B 58,333°Đ | ||||
Thành phố lớn nhất | Ashgabat | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 488.100 km² (hạng 52) | ||||
Diện tích nước | 4,9% % | ||||
Múi giờ | TMT (UTC+5) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập từ Liên Xô | |||||
1511 | Hãn quốc Khiva | ||||
30 tháng 4 năm 1918 | Cộng hoà XHCNXV Tự trị Turkestan | ||||
13 tháng 5 năm 1925 | Cộng hoà XHCNXV Turkmenia | ||||
22 tháng 8 năm 1990 | Tuyên bố chủ quyền | ||||
27 tháng 10 năm 1991 | Tuyên bố độc lập | ||||
18 tháng 5 năm 1992 | Hiến pháp hiện hành | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Turkmen | ||||
Sắc tộc | Năm 2003:
| ||||
Dân số ước lượng (2018) | 5,850,901 người (hạng 117) | ||||
Mật độ | 10,5 người/km² (hạng 221) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2022) | Tổng số: 117.700 tỉ USD [1] Bình quân đầu người: 18.875 USD[1] | ||||
GDP (danh nghĩa) (2022) | Tổng số: 74,400 tỉ USD[1] Bình quân đầu người: 11.929 USD[1] | ||||
HDI (2021) | 0,745[2] cao (hạng 91) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Manat Turkmenistan (TMM ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .tm | ||||
Mã điện thoại | +993 | ||||
Lái xe bên | phải |
Turkmenistan (tiếng Turkmen: Türkmenistan/Түркменистан/تۆركمنيستآن, phát âm [tyɾkmeniˈθːtaːn]; tiếng Nga: Туркмения (Turkmeniya), phiên âm tiếng Việt: Tuốc-mê-ni-xtan) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen". Nước này giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. 87% dân số Turkmenistan là tín đồ Hồi giáo trong đó phần lớn là người Turkmen.
Turkmenistan đã là cái nôi của các nền văn minh trong nhiều thế kỷ. Vào thời trung cổ, Merv là một trong những thành phố lớn của thế giới Hồi giáo và là điểm dừng chân quan trọng trên con đường tơ lụa, một tuyến đường caravan được sử dụng để giao thương với Trung Quốc cho đến giữa thế kỷ 15. Năm 1925, Turkmenistan trở thành một nước cộng hòa cấu thành của Liên Xô, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia; nó giành được độc lập sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Tuy có vùng phong phú về tài nguyên, phần nhiều nước này là sa mạc Karakum (sa mạc Cát Đen). Turkmenistan có hệ thống đơn đảng và nguyên thủ hiện tại là Tổng thống Serdar Berdimuhamedow. Nền kinh tế Turkmenistan chủ yếu dựa vào xuất khẩu bông, dầu và khí đốt.
Nguồn gốc tên gọi
Turkmenistan nằm ở phía tây nam khu vực Trung Á, phía đông biển Caspian. Tên gọi lấy từ tên dân tộc. Tổ tiên người Turkmen là cư dân của các bộ phận thuộc ngôn ngữ Iran như người Daha Masagaite, Salmat Aran, Maljiana... Khoảng thế kỷ V, họ hỗn huyết với người Oghuz Turk ở những vùng thảo nguyên ven biển Caspian, vốn có mối quan hệ rất mật thiết. Sau thế kỷ XI, người Đột Quyết (cũng là một tộc người Turk) vốn sinh hoạt du mục ở vùng thảo nguyên Trung Á di cư với quy mô lớn về khu vực Turkmenistan ngày nay. Dân tộc Turkmen từ đó hình thành. Turkmenistan nghĩa là vùng đất của người Turkmen.
Thế kỷ XVI Hãn quốc Kasiwa và Bukhara thành lập trên lãnh thổ Turkmenistan ngày nay. Cuối thế kỷ XIX, Turkmenistan bị Sa hoàng Nga thôn tính. Tháng 11 và 12 năm 1917, thành lập chính quyền Xô Viết; ngày 27 tháng 10 năm 1924, thành lập nước "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Turkmenia", đồng thời gia nhập Liên Bang Xô Viết. Ngày 27 tháng 10 năm 1991, tuyên bố độc lập và đổi tên như hiện nay. Ngày 21 tháng 12 cùng năm gia nhập khối Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Lịch sử
Lãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió, hết đội quân từ đế chế này tới đội quân từ đế chế khác đi qua đây trên con đường tìm kiếm những lãnh thổ thịnh vượng hơn. Lịch sử chữ viết của vùng này bắt đầu với cuộc chinh phục của Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại, và vùng này được chia giữa các Xatrap Margiana, Khwarezm, và Parthia.
Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ IV trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthia của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô Ashgabat. Thế kỷ VII của Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Vùng Turkmenistan nhanh chóng nổi tiếng bởi đây chính là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma'mun dời thủ đô tới Merv.
Turkmenistan | |
Bài này nằm trong loại bài: Lịch sử Turkmenistan | |
Buổi đầu lịch sử | |
Hồi giáo hóa | |
Nhà Seljuk | |
Nhà Timourides | |
Thuộc Nga | |
Turkmenistan thuộc Liên Xô | |
Cộng hòa Turkmenistan |
Giữa thế kỷ XI, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ XII, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Lịch sử Turkmen thời trước khi người Nga xuất hiện ít được ghi chép lại. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII tới thế kỷ XVI, người Turkmen đã hình thành một nhóm sắc tộc, ngôn ngữ riêng biệt. Khi người Turkmen di cư tới vùng quanh Bán đảo Mangyshlak tại Kazakhstan ngày nay về hướng biên giới Iran và lòng chảo Amu Darya, xã hội bộ tộc Turkmen phát triển hơn nữa những truyền thống văn hóa sẽ trở thành nền tảng của ý thức quốc gia Turkmen sau này.
Giữa thế kỷ XVII và XIX, quyền kiểm soát Turkmenistan bị tranh giành giữa các shahs Ba Tư, các Khiva khan, các emir Bukhara và những vị vua cai trị Afghanistan. Trong giai đoạn này, vĩ thủ lĩnh tinh thần Turkmen Magtymguly Pyragy đã trở thành nhân vật đầy ảnh hưởng cùng những nỗ lực tái lập độc lập và chủ quyền cho dân tộc. Ở thời điểm này, vùng lãnh thổ Trung Á rộng lớn gồm cả vùng Turkmenistan vẫn chưa được vẽ bản đồ và rõ ràng đối với người Châu Âu nó chỉ được gọi là thế giới phía Tây. Sự đối đầu tranh giành quyền kiểm soát trong giai đoạn này xảy ra giữa Đế chế Anh và nước Nga Sa Hoàng và được gọi là The Great Game. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ. Sự đối đầu chính thức kết thúc với Thỏa ước Anh-Nga năm 1907. Dần dần, các nền văn hóa Nga và châu Âu du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Turkmen mới trải qua một quá trình Âu hoá thêm nữa. Bộ tộc người Turkmen được khuyến khích vô thần và chấp nhận trang phục kiểu châu Âu. Bảng chữ cái Turkmen được thay đổi từ kiểu ký tự Ả Rập truyền thống sang kiểu Latinh và cuối cùng sang kiểu Kirin. Tuy nhiên, việc khuyến khích người Turkmen từ bỏ kiểu sống du mục cũ là một ưu tiên của những người cộng sản không quá thô bạo cho tới tận cuối năm 1948. Những tổ chức quốc gia có tồn tại trong vùng thời kỳ thập niên 1920 và 1930.
Khi Liên bang Xô viết bắt đầu sụp đổ, Turkmenistan và các nước Trung Á còn lại đều muốn duy trì một hình thức nhà nước cải tiến, chủ yếu bởi họ có nhu cầu sức mạnh kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để phát triển thịnh vượng. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991[3], một trong những nước cộng hòa cuối cùng ly khai.
Lãnh đạo cũ thời Xô viết, Saparmurat Niyazov, vẫn tiếp tục nắm quyền tại Turkmenistan sau khi Liên bang Xô viết giải tán. Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen (tự gọi mình là "Turkmenbashi", hay "lãnh đạo của người Turkmen"), nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân quá mức. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh đầu thập niên 1990, và năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời.
Năm 2005, Turkmenistan rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập, một tổ chức quốc tế của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ, do chính sách trung lập quốc tế.
Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Một vị Phó tổng thống được cho là con ngoài giá thú của Niyazov,[4] Gurbanguly Berdimuhamedow, trở thành tổng thống tạm quyền, dù theo hiến pháp Chủ tịch của Hội đồng nhân dân Ovezgeldy Atayev, sẽ là người nắm chức vụ này. Tuy nhiên, Atayev đã bị kết án một số tội và bị cách chức.
Trong một cuộc bầu cử ngày 11 tháng 2 năm 2007, Berdimuhammedow được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án.[5]
Để biết về tình hình từ khi Berdimuhammedow trúng cử, xem: Nhiệm kỳ Tổng thống Turkmenistan đầu tiên của Gurbanguly Berdimuhammedow.
Chính trị
Chính trị Turkmenistan theo khuôn khổ cộng hoà tổng thống, với Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ. Turkmenistan có hệ thống chính trị độc đảng.
Tổng thống được bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi Tổng thống Niyazov từ trần (tháng 12 năm 2006), Turkmenistan đã tiến hành thay đổi Hiến pháp, mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên. Ông Gurbanguly Berdymuhamedov đã được bầu làm Tổng thống của Turkmenistan ngày 14 tháng 2 năm 2007.
Tổng thống đồng thời là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Nội các do Tổng thống bổ nhiệm.
Đối nội
Trong những năm qua, tình hình Turkmenistan nhìn chung ổn định, không có biến động lớn. Tổng thống Niyazov lên cầm quyền từ 1991, nắm toàn bộ quyền lực và được phong làm Tổng thống suốt đời. Năm 2010, Turkmenistan tuyên bố chấp nhận đa đảng, mặc dù hiện nay vẫn là nước độc đảng (Đảng Dân chủ).
Tháng 12 năm 2006, Tổng thống Niyazov đột ngột từ trần. Tháng 2 năm 2007, Turkmenistan tiến hành bầu cử Tổng thống mới là Ông Gurbanguly Berdymuhamedov. Tổng thống Gurbanguly Berdymuhamedov lên thay vẫn tiếp tục đường lối đối nội cũ. Tình hình nội bộ Turkmenistan không có biến chuyển lớn.
Hiến pháp của Turkmenistan cho phép thành lập các đảng phái chính trị, tuy nhiên từ khi tuyên bố độc lập năm 1991 Turkmenistan chỉ có 1 đảng duy nhất và hiện nay là đảng cầm quyền - Đảng Dân chủ Turkmenistan. Tháng 2 năm 2010, Tổng thống Berdymuhamedov một lần nữa nhắc lại việc Turkmenistan là quốc gia đa đảng và khuyến khích việc thành lập các đảng phái khác.
Đối ngoại
Về đối ngoại, Turkmenistan thực hiện chính sách trung lập, độc lập dân tộc, quan hệ hợp tác song phương, bình đẳng với các nước, không phụ thuộc vào các nước khác, không tham gia liên minh quân sự nào. Tuy nhiên Turkmenistan là một quốc gia đóng cửa nhất trong khu vực các nước CIS. Turkmenistan tập trung quan hệ với Nga, năm 2002 hai nước đã ký Thỏa thuận về hữu nghị và hợp tác. Quan hệ với các nước láng giềng như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan không mặn mà, luôn tranh chấp trong vấn đề biên giới nhất là vùng biển Caspi, việc sử dụng nguồn nước chung, năng lượng. Quan hệ Turkmenistan – phương Tây gần như không phát triển, phương Tây thường xuyên chỉ trích Turkmenistan về những cải cách kinh tế và các vấn đề dân chủ nhân quyền. Tháng 12 năm 1995, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết công nhận quy chế trung lập vĩnh viễn của Turkmenistan. Turkmenistan là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, IMF, và là thành viên liên kết của SNG.
Nhân quyền
Nói chung nhiều tổ chức nhà nước tại Turkmenistan không tôn trọng nhân quyền, dù một số quyền công dân được đảm bảo trong Hiến pháp Turkmenistan, như bình đẳng xã hội, bình đẳng giới tính, không bị đối xử bằng hành động tàn nhẫn và hình phạt bất thường, và tự do lập phong trào. Các quyền kinh tế và xã hội khác như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, và quyền được giáo dục.
Tuy nhiên, hiện có các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo và tự do tình dục. Bất kỳ một hành động tình dục đồng giới nào tại Turkmenistan đều bị trừng phạt có thể lên tới năm năm tù. Các tín đồ Tin lành Thiên chúa giáo đều bị hạn chế [6][7], ngoài ra còn là các nhóm như Những người làm chứng của Jehovah, Bahá'í, và những người theo phong trào Hare Krishna. Những tín đồ Hare Krishna không được cho phép tiến hành quyên góp tại sân bay chính trong nước, Ashgabat.
Theo Phóng viên không biên giới#Chỉ số tự do báo chí thế giới của Phóng viên không biên giới, Turkmenistan có mức độ hạn chế khắt khe thứ hai về tự do báo chí trên thế giới, chỉ hơn Bắc Triều Tiên.
Phân chia hành chính
Turkmenistan được chia thành năm tỉnh hay welayatlar (số ít - welayat) và một thành phố độc lập:
Phân chia | ISO 3166-2 | Thành phố thủ phủ | diện tích (km vuông) | Diện tích (dặm vuông) | Dân số (1995) | Key |
---|---|---|---|---|---|---|
Ashgabat | Ashgabat | 604.000 | ||||
Tỉnh Akhal | TM-A | Annau | 95.000 | 36.680 | 722.800 | 1 |
Tỉnh Balkan | TM-B | Balkanabat | 138.000 | 53.280 | 424.700 | 2 |
Tỉnh Daşoguz | TM-D | Daşoguz | 74.000 | 28.570 | 1.059.800 | 3 |
Tỉnh Lebap | TM-L | Turkmenabat | 94.000 | 36.290 | 1.034.700 | 4 |
Tỉnh Mary | TM-M | Mary | 87.000 | 33.590 | 1.146.800 | 5 |
Địa lý
Với diện tích 488.100 km²(188.457 mi²), Turkmenistan là nước lớn thứ 52 trên thế giới. Nước này hơi nhỏ hơn Tây Ban Nha, và hơi lớn hơn bang California của Hoa Kỳ.
Hơn 80% lãnh thổ là Sa mạc Karakum. Vùng trung tâm đất nước chủ yếu là Vùng lún Turan và Sa mạc Karakum. Dãy Kopet Dag, dọc theo biên giới phía tây nam, cao tới 2.912 mét (9.553 ft). Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là những điểm cao đáng chú ý duy nhất. Những con sông gồm Amu Darya, Murghab, và Hari Rud.
Khí hậu chủ yếu khô cằn với sa mạc cận xích đạo, lượng mưa ít. Mùa đông khô và không khắc nghiệt, hầu hết lượng mưa hàng năm xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag.
Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 476,8 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.
Các thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy (trước kia là Krasnovodsk) và Daşoguz.
Kinh tế
Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới. Năm 1994, việc Chính phủ Nga từ chối xuất khẩu khí gas của Turkmenistan tới các thị trường ngoại tệ mạnh và tăng các khoản nợ của những khách hàng chính của họ thời Liên Xô cũ về cung cấp khí gas đã khiến lĩnh vực sản xuất công nghiệp này tụt giảm mạnh và khiến ngân sách nước này chuyển từ thặng dư sang thâm hụt nhẹ.
Turkmenistan đã đưa ra một số biện pháp tiếp cận cải cách kinh tế thận trọng, hy vọng sử dụng thu nhập có được từ khí gas và bông để duy trì nền kinh tế. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp được ước tính khoảng 60%; số dân sống dưới mức nghèo khổ được cho ở mức 58% một năm trước đó[8]. Các mục tiêu tư nhân hoá còn hạn chế. Trong giai đoạn 1998 và 2002, Turkmenistan gặp tình trạng thiếu các con đường xuất khẩu thích hợp cho khí tự nhiên và phải chi trả nhiều khoản nợ ngắn hạn lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy tổng giá trị xuất khẩu đã tăng mạnh nhờ giá khí gas và dầu mỏ thế giới tăng. Các viễn cảnh kinh tế trong tương lai gần không khả quan vì nạn nghèo đói trong nước và gánh nặng nợ nước ngoài.
Tổng thống Niyazov đã chi phần lớn nguồn thu quốc gia vào việc cải tạo các thành phố, đặc biệt là Ashgabat. Những người theo dõi tình trạng tham nhũng đã lên tiếng lo ngại về việc quản lý dự trữ ngoại tệ của Turkmenistan, đa số chũng được giữ trong những quỹ ngoài ngân sách như Quỹ Dự trữ Trao đổi Nước ngoài tại Deutsche Bank ở Frankfurt, theo một báo cáo được đưa ra tháng 4 năm 2006 của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003[9], điện, khí tự nhiên, nước và muối ăn sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; tuy nhiên, tình trạng thiếu thốn luôn xảy ra. Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga[10].
Chương trình cải cách "10 năm phúc lợi" từ năm 1993 của Cố Tổng thống Niyazov nhằm đưa Turkmenistan thành "Kuwait thứ hai" về xuất khẩu khí đốt, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên gấp 05 lần vào cuối năm 2004 với thành phần kinh tế chủ yếu là tư nhân, đã thu được một số kết quả. GDP từ năm 2007-2009 trung bình tăng 9%, trong đó lĩnh vực xây dựng đóng góp cho GDP 17%. Năm 2009, do ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn giữ ở mức 6% đạt 16,24 tỷ USD. Năm 2010, nền kinh tế Turkmenistan tiếp tục xu hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GDP 9 tháng đầu năm 2010 tăng 5,7%.
Turkmenistan có thế mạnh về trồng bông và dệt may, dệt thảm. Hàng xuất khẩu chủ yếu là khí đốt, dầu, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông. Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị khai thác, xây dựng, gạo và rau quả.
Hiện có 1700 công ty nước ngoài đang hoạt động ở Turkmenistan, chủ yếu là các công ty dầu khí, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ có 500 công ty, Trung Quốc có 4 công ty, công ty Petronas của Malaysia đang thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Caspi. Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan – Trung Quốc mới được hoàn thành trong năm 2009. Qua đường ống này 30 tỷ m3 khí đốt sẽ được xuất sang Trung Quốc mỗi năm.
Sau khi Tổng thống mới lên cầm quyền (2007), Turkmenistan bắt đầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, đẩy mạnh cải cách, quan tâm hơn đến phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo (xây dựng trường học, các cơ sở văn hoá, giáo dục, tăng cường dạy ngoại ngữ Anh, Đức, Nga).
Nhà nước rất chú trọng tới các chính sách về nhà ở, phúc lợi, công cộng. Các Bộ, ngành được trích kinh phí để xây dựng nhà ở cho công chức, nhân viên. Người dân được sử dụng miễn phí gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng và người có xe ô tô được cấp miễn phí 120 lít xăng/tháng, người sở hữu xe môtô được cấp 60 lít xăng miễn phí/tháng.[11]
Tính đến năm 2016, GDP của Turkmenistan đạt 36,573 tỉ USD, đứng thứ 94 thế giới, đứng thứ 31 châu Á và đứng thứ 3 Trung Á (sau Kazakhstan và Uzbekistan).
Nhân khẩu
Đa số công dân Turkmenistan thuộc dân tộc Turkmen với một số lượng đáng kể người Uzbeks và người Nga. Các dân tộc thiểu số khác gồm Kazakhs, Azeris, Ba Tư, Armenia, và Tatars. Tiếng Turkmen là ngôn ngữ chính thức của Turkmenistan, dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi tại các thành phố như "ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc" (theo Hiến pháp 1992).
Tôn giáo: Hồi giáo cả hai dòng Sunni và Shi'a, các giáo phái Tin Lành, Nhân chứng Jehova, các cộng đồng nhỏ như Baha'i và Do Thái giáo.
Tiếng Turkmen là ngôn ngữ chính thức của Turkmenistan (theo Hiến pháp năm 1992), mặc dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi ở các thành phố như một "ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc". Tiếng Turkmen được nói bởi 72% dân số, tiếng Nga 12%, tiếng Uzbek 9%, [23] và các ngôn ngữ khác 7% (tiếng Kazakh (88.000 người), tiếng Azerbaijan (33.000), tiếng Bashkir (2607), tiếng Belarus (5289), tiếng Brahui, tiếng Dargwa (1599), tiếng Dungan, tiếng Erzya (3488), tiếng Georgia (1047), tiếng Qaraqalpaq (2542), tiếng Armenia (3200), tiếng Triều Tiên (3493), tiếng Lak (1590), tiếng Lezgian (10.400), tiếng Litva (224), tiếng bắc Uzbekistan (317.000), tiếng Ossetic (1887), tiếng România (1561), tiếng Nga (349.000), tiếng Tabasaran (177), tiếng Tajik (1277), tiếng Tatar (40.434), tiếng Ukraina (37.118), tiếng Ba Tư (8000)).[12]
Tôn giáo
Theo CIA World Factbook, Hồi giáo chiếm 89% dân số trong khi 9% dân số là tín đồ của Chính Thống giáo Đông phương và tôn giáo còn lại 2%.[14] Tuy nhiên, theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2009, thì có đến 93,1% dân số của Turkmenistan là Hồi giáo.[15]
Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả các tôn giáo đều bị tấn công bởi chính quyền cộng sản với tội danh như mê tín dị đoan và "dấu tích của quá khứ". Học tôn giáo và tham gia nghi lễ tôn giáo bị cấm, và đại đa số các nhà thờ Hồi giáo đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, những nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại một số di sản văn hóa tôn giáo bị mất dưới sự cai trị của Liên Xô.
Cựu Tổng thống Saparmurat Atayevich Niyazov đã ra lệnh rằng các nguyên tắc Hồi giáo cơ bản được giảng dạy trong các trường công lập. Nhiều tổ chức tôn giáo, bao gồm cả các trường tôn giáo và nhà thờ Hồi giáo, đã xuất hiện trở lại với sự hỗ trợ của Ả Rập Xê Út, Kuwait, và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lớp học tôn giáo được tổ chức trong cả hai trường học và nhà thờ Hồi giáo, với sự hướng dẫn về ngôn ngữ tiếng Ả Rập, kinh Qur'an và hadith, và lịch sử của đạo Hồi.[16]
Văn hoá
Giáo dục phổ thông và bắt buộc cho tới cấp hai, tổng thời gian đi học đã được giảm từ 10 xuống còn 9 năm trước đó, và theo nghị định của vị Tổng thống mới từ năm học 2007 - 2008 thời gian đi học sẽ là 10 năm.
- Giống ngựa Akhal-Teke
- Thảm Yomut
- Geok-Tepe
- Hồi giáo tại Turkmenistan
- Merv
- Âm nhạc Turkmenistan
- Trong vở kịch Cuộc điều tra của Hadrabubdla - Ashti - nhân vật chính, Jafat, có người anh ra đời tại Turkmenistan.
Chủ đề khác
- Liên minh Trung Á
- Habarlar tại Turkmenistan
- Quan hệ ngoại giao Turkmenistan
- Nhân quyền Turkmenistan
- Quân đội Turkmenistan
- Hướng đạo sinh Turkmenistan
- Vận tải Turkmenistan
- Nông nghiệp Turkmenistan
Đọc thêm
- Bradt Travel Guide: Turkmenistan by Paul Brummell
- Historical Dictionary of Turkmenistan by Rafis Abazov
- The Great Game: The Struggle for Empire in Central Asia by Peter Hopkirk
- Tradition and Society in Turkmenistan: Gender, Oral Culture and Song by Carole Blackwell
- Tribal Nation: The Making of Soviet Turkmenistan by Adrienne Lynn Edgar
- Eastward to Tartary: Travels in the Balkans, the Middle East, and the Caucasus by Robert D. Kaplan
- Rall, Ted. "Silk Road to Ruin: Is Central Asia the New Middle East?" New York: NBM Publishing, 2006.
- Theroux, Paul, "Letter from Turkmenistan, The Golden Man, Saparmurat Niyazov’s reign of insanity" New Yorker, ngày 28 tháng 5 năm 2007
Tham khảo
- ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2022”, IMF.org, IMF, tháng 10 năm 2022, truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2022
- ^ Human Development Report 2021/2022 (PDF) (bằng tiếng Anh), United Nations Development Programme, 8 tháng 9 năm 2022, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
- ^ Tribe, Class, and Nation in Turkmenistan, page 1 Tribal Nation: The Making of Soviet Turkmenistan Lưu trữ 2011-05-11 tại Wayback Machine
- ^ “BBC NEWS”. Truy cập 11 tháng 2 năm 2018.
- ^ “Turkmenistan profile”. BBC News. Truy cập 11 tháng 2 năm 2018.
- ^ “Forum 18 Analyses: Turkmenistan”. Truy cập 11 tháng 2 năm 2018.
- ^ “Turkmenistan // Under Caesar's Sword // University of Notre Dame”. Truy cập 11 tháng 2 năm 2018.
- ^ “[[The World Factbook|CIA World Factbook]]”. government publication. Central Intelligence Agency. 19 December 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập December 21, 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
và|ngày=
(trợ giúp); Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp) - ^ Resolution of Khalk Maslahati (Peoples' Council of Turkmenistan) N 35 (14.08.2003)
- ^ “BBC NEWS”. Truy cập 11 tháng 2 năm 2018.
- ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040825110637/ns101213130426/view#4nG6uxKTDGav. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ http://www.ethnologue.com/%5C/15/show_country.asp?name=TM [liên kết hỏng] [liên kết hỏng]
- ^ http://www.pewforum.org/files/2009/10/Muslimpopulation.pdf Lưu trữ 2018-06-19 tại Wayback Machine.
- ^ “CIA Site Redirect — Central Intelligence Agency”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
- ^ “About this Collection - Country Studies” (PDF). The Library of Congress. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
Liên kết ngoài
Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- Official Website of the Government of Turkmenistan
- The Turkmenistan Project - weekly news and analysis in English and Russian
- CIA Factbook Lưu trữ 2007-06-12 tại Wayback Machine
- Offical photo gallery from Turkmenistan and Ashgabat
- Photo Gallery from Turkmenistan Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine (in German)
- Encyclopedia of the Nations
- All schools of Turkmenistan Lưu trữ 2006-04-02 tại Wayback Machine (tiếng Nga)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Turkmenistan. |