Bước tới nội dung

Kênh Bến Nghé

10°46′09″B 106°42′24″Đ / 10,769236°B 106,706738°Đ / 10.769236; 106.706738
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 14:07, ngày 22 tháng 6 năm 2023 (Đã cứu 0 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Kênh Bến Nghé nhìn từ trên tòa nhà Bitexco Financial Tower

Kênh Bến Nghé (còn được gọi là rạch Bến Nghé) là một con kênh chảy qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Kênh Bến Nghé có chiều dài 3,1 km, là ranh giới tự nhiên giữa Quận 1Quận 4. Kênh bắt đầu từ ngã ba nơi giao với sông Sài Gòn và kết thúc tại ngã tư nơi giao với kênh Tàu Hủ, kênh Tẻkênh Đôi.[2]

Các cây cầu bắc qua kênh bao gồm: cầu Khánh Hội, cầu Mống, cầu Calmette, cầu Ông Lãnhcầu Nguyễn Văn Cừ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Không ảnh thành phố Sài Gòn nhìn từ phía rạch Bến Nghé vào khoảng năm 1930
Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện sông Bình Dương
Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện sông Bình Dương
Arroyo Chinois trên bản đồ Sài Gòn và Chợ Lớn năm 1923
Arroyo Chinois trên bản đồ Sài Gòn và Chợ Lớn năm 1923

Rạch Bến Nghé là một trong những kênh rạch lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đô thị Sài Gòn xưa. Sách Gia Định thành thông chí có ghi chép về rạch này vào đầu thế kỷ 19 với tên gọi sông Bình Dương (Bình Dương giang) như sau: "Sông Bình Dương: Ở phía nam trấn; dòng sông chảy ngang rất mạnh, ghe thuyền lớn đi lưu thông được, cứ theo khi nước lên đi vào nam, nước ròng đi ra bắc, qua lại không dứt. Giới hạn của sông này đến sông Tiểu Phong vào sông Sài Gòn, hiệp với sông An Thông."[3]

Đến thời Pháp thuộc, rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hủ được người Pháp gọi chung là Arroyo Chinois (tức Kinh người Tàu).[4][5]

Cống ngăn triều Bến Nghé

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng cống ngăn triều Bến Nghé trên kênh Bến Nghé, là một trong 6 cống ngăn triều của dự án chống ngập bằng cách kiểm soát triều cường và chủ động hạ thấp mực nước kênh trục.[6][7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rạch Bến Nghé”. Trang chủ Cảng vụ đường thủy nội địa Tp. Hồ Chí Minh.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ Trịnh Hoài Đức (1972). Gia Định thành thông chí (Tập thượng – Quyển I và II). Nha Văn hóa – Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. tr. 41.
  4. ^ Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 13. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn - Chợ Lớn làm một”. Tuổi Trẻ Online. 1 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ “Lắp đặt cửa van ngăn triều dự án chống ngập 10 nghìn tỷ”. Tạp chí Giao thông vận tải. 22 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ “TP.HCM: Sắp vận hành dự án cống ngăn triều 10.000 tỉ”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 15 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021.