Bước tới nội dung

Dinh dưỡng thần kinh học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Newone (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 08:47, ngày 8 tháng 6 năm 2023 (Tham khảo). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Chế độ ăn uống kém trong thời thơ ấu ảnh hưởng đến số lượng neuron trong các phần của não bộ.[1]

Dinh dưỡng thần kinh học là ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần khác nhau trong chế độ ăn uống như khoáng chất, vitamin, protein, carbohydrate, chất béo, thực phẩm bổ sung, chế độ ăn uống, hormon tổng hợp và phụ gia thực phẩm lên thần kinh học, hóa học thần kinh, hành vinhận thức.

Nghiên cứu gần đây về các cơ chế dinh dưỡng và ảnh hưởng của chúng lên não bộ cho thấy chúng liên quan đến hầu hết các khía cạnh của chức năng thần kinh bao gồm cả sự thay đổi trong phát triển hệ thần kinh, các yếu tố dinh dưỡng thần kinh, đường dẫn thần kinh và cơ chế thần kinh mềm dẻo trong suốt vòng đời.[2]

Tương đối mà nói, não tiêu thụ một lượng năng lượng khổng lồ so với phần còn lại của cơ thể. Não người xấp xỉ 2% khối lượng cơ thể người và sử dụng 20–25% tổng tiêu thụ năng lượng.[3] Do đó, các cơ chế liên quan đến việc chuyển năng lượng từ thực phẩm sang tế bào thần kinh có khả năng kiểm soát chức năng não. Không đủ lượng vitamin được chọn, hay rối loạn chuyển hóa chất ảnh hưởng đến quá trình nhận thức bằng việc phá vỡ các quá trình phụ thuộc vào chất dinh dưỡng bên trong cơ thể có liên quan đến việc quản lý năng lượng trong tế bào thần kinh, mà sau đó có thể ảnh hưởng đến sự truyền dẫn thần kinh, sự dẻo dai của xi-náp và sự sống của tế bào.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bedi KS (tháng 6 năm 2003). “Nutritional effects on neuron numbers”. Nutritional Neuroscience. 6 (3): 141–52. doi:10.1080/1028415031000098549. PMID 12793518.
  2. ^ Dauncey MJ (tháng 11 năm 2009). “New insights into nutrition and cognitive neuroscience”. Proceedings of the Nutrition Society. 68 (4): 408–15. doi:10.1017/S0029665109990188. PMID 19698201.
  3. ^ Fonseca-Azevedo K., Herculano-Houzel S.; Herculano-Houzel (2012). “Metabolic constraint imposes tradeoff between body size and number of brain neurons in human evolution”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 109 (45): 18571–18576. Bibcode:2012PNAS..10918571F. doi:10.1073/pnas.1206390109. PMC 3494886. PMID 23090991.
  4. ^ Gómez-Pinilla, Fernando (2008). “Brain foods: The effects of nutrients on brain function”. Nature Reviews Neuroscience. 9 (7): 568–78. doi:10.1038/nrn2421. PMC 2805706. PMID 18568016.