Triceratops (tiếng Hy Lạp: "mặt ba sừng") hay được gọi là khủng long ba sừng hay tam giác long (từ tiếng Trung Quốc, giản thể: 三角龍, phồn thể: 三觭龍[cần dẫn nguồn]) là một chi khủng long ăn cỏ thuộc họ Ceratopsidae, sống vào thời kỳ cuối kỷ Phấn Trắng (từ 70–65 mya) ở Bắc Mỹ ngày nay. Nó là một trong những chi khủng long phi chim cuối cùng được biết tới, và đã tuyệt chủng vào Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen 66 triệu năm trước.[1] Tên Triceratops, nghĩa đen là "mặt ba sừng", xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại τρί- (tri-) nghĩa là "ba", κέρας (kéras) nghĩa là "sừng", và ὤψ (ops) nghĩa là "mặt".[2][3]

Triceratops
Khoảng thời gian tồn tại: Phấn Trắng muộn (Maastricht), 68–66 triệu năm trước đây
220px
Khung xương loài T. prorsus tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
nhánh: Dinosauria
Bộ: Ornithischia
nhánh: Neornithischia
nhánh: Marginocephalia
Phân bộ: Ceratopsia
Họ: Ceratopsidae
Phân họ: Chasmosaurinae
Tông: Triceratopsini
Chi: Triceratops
Marsh, 1889
Loài điển hình
Triceratops horridus
Marsh, 1889
Các loài
  • T. horridus (Marsh, 1889)
  • T. prorsus Marsh, 1890
Các đồng nghĩa
Danh sách

Có diềm xương lớn và ba sừng trên một cơ thể lớn bốn chân, tương tự như tê giác hiện đại, Triceratops là một trong những khủng long nổi tiếng nhất và là Ceratopsidae được biết đến nhiều nhất. Nó sống chung môi trường và có thể là con mồi của khủng long bạo chúa,[4] mặc dù không chắc chắn rằng cả hai có đánh nhau như trong tranh và phim ảnh.

Vị trí chính xác của chi Triceratops trong họ Ceratopsidae bị tranh cãi. Hai loài, T. horridusT. prorsus, được coi là hợp lệ mặc dù nhiều loài khác đã được đặt tên. Một nghiên cứu được công bố năm 2010 cho rằng Torosaurus có thể thể là Triceratops khi trưởng thành.[5][6] Quan điểm này ngay lập tức bị tranh cãi[7][8][9] và nghiên cứu hóa thạch kỹ càng hơn được mong rằng sẽ giải quyết được tranh luận.

Công dụng của diềm và sừng từ lâu đã được tranh luận. Theo truyền thống chúng được xem là vũ khí phòng thủ chống lại khủng long ăn thịt. Theo các thuyết gần đây hơn, không có sự có mặt của mạch máu, cho thấy chúng có thể được dùng để nhận dạng nhau, tán tỉnh, và thể hiện sự thống trị, giống như gạc và sừng của tuần lộc, dê núikiến vương hiện đại.[10] Theo giả thuyết rằng nếu Torosaurus là dạng trưởng thành của Triceratops, có nghĩa là chúng sẽ phát triển một lỗ trên diềm cổ, chúng dùng để phô trương hơn là để tự vệ.[5]

Mô tả

sửa
 
Kích thước tối đa của T. prorsus (cam) và T. horridus (lục) so với một người trưởng thành.

Cá thể Triceratops được ước tính đạt chiều dài khoảng 7,9 tới 9,0 m (26.0–29.5 ft), chiều cao từ 2,9 tới 3,0 m (9.5–9.8 ft),[11][12] nặng 6,1–12,0 tấn (13,000–26,000 lb).[13] Chúng là một trong số các động vật trên cạn có hộp sọ lớn nhất. Hộp sọ lớn nhất được biết đến (mẫu vật MWC 7584, trước đây BYU 12183) ước tính dài 2,5 mét (8,2 ft) nếu hoàn chỉnh[5] và có thể chiếm tới 1/3 chiều dài con vật.[14] Một mẫu vật thuộc loài T. horridus tên Kelsey có chiều dài 7,3 mét (24 ft) với hộp sọ dài 1,98 mét (6,5 ft), cao khoảng 2,3 mét (7,5 ft), và được ước tính bởi Viện Black Hills có cân nặng gần 6 tấn (12,000 lb). Một Triceratops dài 8 mét (26 ft) đã được ước tính bởi Gregory S. Paul có khối lượng tới 9,3 tấn (18,600 lb). Nó có một sừng đơn nằm ngay trên lỗ mũi, và một cặp sừng dài khoảng 1 m (3.3 ft), nằm phía trên mắt.[15] Sau hộp sọ có một diềm xương ngắn.

Lớp da Triceratops bất thường so với các khủng long khác. Dấu vết da của một mẫu vật chưa miêu tả cho thấy da của chúng có những cấu trúc giống lông cứng, gần giống với chi Ceratopsia nguyên thủy Psittacosaurus.[16]

Phân loại

sửa
 
Mẫu Triceratops có biệt danh là "Lane", mẫu hóa thạch hoàn chỉnh nhất được biết đến, được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Houston

Triceratops là chi được biết đến nhiều nhất của Ceratopsidae, chủ yếu là các loài khủng long có sừng ở Bắc Mỹ. Vị trí chính xác của Triceratops trong số các Ceratopsidae đã được tranh luận qua nhiều năm. Lẫn lộn xuất phát chủ yếu từ sự kết hợp của cái diềm ngắn (giống như Centrosaurinae) và sừng trán dài (giống như Chasmosaurinae). Trong tổng quan đầu tiên của những con khủng long sừng, RS Lull đưa ra giả thuyết hai dòng dõi, một trong những MonocloniusCentrosaurus dẫn đến Triceratops, cái kia với CeratopsTorosaurus, biến Triceratops thành một Centrosaurine khi nhóm này được hiểu như ngày nay. Phiên bản sau này ủng hộ quan điểm trên, đã mô tả chính thức nhóm đầu tiên có diềm ngắn là Centrosaurinae (bao gồm Triceratops) và nhóm thứ hai có diềm dài là Chasmosaurinae.

Năm 1949, CM Sternberg là người đầu tiên đặt câu hỏi này và đề xuất thay vào đó Triceratops có liên quan chặt chẽ hơn với ArrhinoceratopsChasmosaurus dựa trên các đặc điểm của hộp sọ và sừng, khiến Triceratops trở thành một loại Ceratopsine (Chasmosaurine). Quan điểm của ông phần lớn bị bỏ qua với John Ostrom và sau đó là David Norman. Cả hai người đều đặt Triceratops trong nhóm Centrosaurinae.

 
Mẫu hóa thạch T. horridus (nguyên mẫu của T. "obtusus") có biệt danh là "Hatcher", trưng bày tại Bảo tàng Smithsonian

Những khám phá và phân tích tiếp theo đã duy trì quan điểm của Sternberg về vị trí của Triceratops, với Lehman xác định cả hai phân loài vào năm 1990 và chẩn đoán Triceratops như Ceratopsine (Chasmosaurine), dựa trên một số đặc điểm hình thái. Trong thực tế, nó phù hợp với phân họ Ceratopsine, ngoại trừ một đặc điểm của nó là có một cái diềm ngắn. Nghiên cứu sâu hơn của Peter Dodson, bao gồm phân tích vào thập niên 1990 và nghiên cứu năm 1993 sử dụng RFTRA (phân tích kháng thể theta-rho),  một kỹ thuật đo lường hình thái tương đồng về hình dạng hộp sọ, đã củng cố cho vị trí của Triceratops trong phân họ Ceratopsine.

 
Yoshi's Trike, một mẫu vật vị thành niên có lõi sừng dài 115 cm, được trưng bày tại Bảo tàng RockiesMontana, Hoa Kỳ

Cây phát sinh chủng loài dưới đây theo Longrich (2014), người đã đặt tên cho một loài Pentaceratops mới và bao gồm gần như tất cả các loài Chasmosaurine:[17]

Chasmosaurinae

Mercuriceratops

Judiceratops

Chasmosaurus

Mojoceratops

Agujaceratops

Pentaceratops aquilonius

Williams Fork chasmosaur

Pentaceratops sternbergii

Utahceratops

Kosmoceratops

Anchiceratops

Almond Formation chasmosaur

Bravoceratops

Coahuilaceratops

Arrhinoceratops

Triceratopsini

Titanoceratops

Torosaurus

Triceratops

 
Mẫu hộp sọ DMNH 48617 từ hệ tầng Laramie ở phía đông Colorado. Dựa trên tuổi của quá trình hình thành, nó có thể là mẫu Triceratops lâu đời nhất được biết đến

Trong nhiều năm sau khi phát hiện ra nó, nguồn gốc tiến hóa của Triceratops phần lớn vẫn còn mơ hồ. Năm 1922, chi Protoceratops mới được phát hiện được coi là tổ tiên của nó bởi Henry Fairfield Osborn, nhưng nhiều thập kỷ trôi qua trước khi những phát hiện bổ sung được đưa ra ánh sáng. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã thành công trong việc phát hiện ra một số tiền thân của Triceratops. Zuniceratops, một trong các Ceratopsian đầu tiên được biết đến với sừng trán, được mô tả vào cuối những năm 1990 và Yinlong, chi đầu tiên được biết đến là một Ceratopsian ở kỷ Jura, vào năm 2005.

Những phát hiện mới này rất quan trọng trong việc minh họa nguồn gốc của những con khủng long sừng nói chung, gợi ý rằng tổ tiên chúng có nguồn gốc từ châu Á trong kỷ Jura và sự xuất hiện của những chi Ceratopsian hoàn thiện, sừng sững vào đầu kỷ Phấn trắng ở Bắc Mỹ. Khi Triceratops ngày càng được chứng minh là một thành viên của phân họ Ceratopsinae diềm dài, một tổ tiên có thể giống với Chasmosaurus đã phát triển mạnh khoảng 5 triệu năm trước đó.

Trong cây phát sinh chủng loài, chi Triceratops đã được sử dụng như một điểm tham chiếu trong định nghĩa của khủng long. Khủng long đã được chỉ định là tất cả hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất với TriceratopsNeornithes (tức là chim hiện đại). Hơn nữa, những con khủng long hông chim, Ornithischia, tất cả đều được chỉ định là loài khủng long với tổ tiên chung gần hơn với Triceratops so với các loài chim hiện đại.[18]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Scannella, J.B., & Fowler, D.W. (2014). “A stratigraphic survey of Triceratops localities in the Hell Creek Formation, northeastern Montana (2006–2010)”. Geological Society of America Special Papers. 503: 313–332. doi:10.1130/2014.2503(12).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Liddell, H.G., and R. Scott (1980). Greek-English Lexicon, Abridged Edition. Oxford University Press, Oxford, UK. ISBN 0-19-910207-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ “triceratops”. Online Etymology Dictionary.
  4. ^ Erickson, GM; Olson, KH (1996). “Bite marks attributable to Tyrannosaurus rex: preliminary description and implications”. Journal of Vertebrate Paleontology. 16 (1): 175–178. doi:10.1080/02724634.1996.10011297.
  5. ^ a b c Scannella, J.; Horner, J.R. (2010). “Torosaurus Marsh, 1891, is Triceratops Marsh, 1889 (Ceratopsidae: Chasmosaurinae): synonymy through ontogeny”. Journal of Vertebrate Paleontology. 30 (4): 1157–1168. doi:10.1080/02724634.2010.483632.
  6. ^ Switek, Brian. “New Study Says Torosaurus=Triceratops”. Dinosaur Tracking. Smithsonian.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  7. ^ Farke, Andrew A. (2011). Claessens, Leon (biên tập). “Anatomy and taxonomic status of the chasmosaurine ceratopsid Nedoceratops hatcheri from the Upper Cretaceous Lance Formation of Wyoming, U.S.A”. PLoS ONE. 6 (1): e16196. doi:10.1371/journal.pone.0016196. PMC 3024410. PMID 21283763.
  8. ^ [1], Longrich NR, Field DJ (2012) Torosaurus Is Not Triceratops: Ontogeny in Chasmosaurine Ceratopsids as a Case Study in Dinosaur Taxonomy. PLoS ONE 7(2): e32623. doi:10.1371/journal.pone.0032623
  9. '^ [2], Bowdler, Neil(ngày 1 tháng 3 năm 2012).Triceratops and Torosaurus dinosaurs 'two species, not one. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2013 from http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-17192624
  10. ^ Dodson, P. (1996). The Horned Dinosaurs. Princeton University Press, Princeton, New Jersey. ISBN 0-691-02882-6.
  11. ^ “T Dinosaurs Page 2”. DinoDictionary.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
  12. ^ “Triceratops in The Natural History Museum's Dino Directory”. Internt.nhm.ac.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2010.
  13. ^ Alexander, R.M. (1985). “Mechanics of posture and gait of some large dinosaurs”. Zoological Journal of the Linnean Society. 83: 1–25. doi:10.1111/j.1096-3642.1985.tb00871.x.
  14. ^ Lambert, D. (1993). The Ultimate Dinosaur Book. Dorling Kindersley, New York. tr. 152–167. ISBN 1-56458-304-X.
  15. ^ “Denver museum unveils 7-foot-long, 1,000-pound Triceratops skull”. The Daily Courier. ngày 18 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ Perkins, S.; Csotonyi, Julius T. (2010). “Dressing Up Dinos”. Science News. 177 (3): 22–25. doi:10.1002/scin.5591770321. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ Longrich, N. R. (2014). “The horned dinosaurs Pentaceratops and Kosmoceratops from the upper Campanian of Alberta and implications for dinosaur biogeography”. Cretaceous Research. 51: 292–308. doi:10.1016/j.cretres.2014.06.011.
  18. ^ Sereno, P. C. (1998). “A rationale for phylogenetic definitions, with application to the higher-level taxonomy of Dinosauria”. Neues Jahrbuch für Geologie und Paläontologie, Abhandlungen. 210 (1): 41–83.

Liên kết ngoài

sửa
Nghe bài viết này
(2 parts, 21 phút)
 
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.