Tiếng Tamang (Devanagari: तामाङ; tāmāṅ) là một thuật ngữ dùng để chỉ chung một cụm phương ngữ nói bởi người Tamang sống chủ yếu ở Nepal, Sikkim, Tây Bengal (chủ yếu là huyện Darjeeling - पश्चिम बङ्गाल राज्यको दार्जीलिङ जिल्लाको बिभिन्न भूभाग), một số bộ phận của Assam và miền Đông Bắc. Nó bao gồm Tamang Đông, Tamang Tây Bắc, Tamang Tây Nam, Tamang Gorkha ĐôngTamang Tây. Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ giữa Tamang Đông (được coi là nổi bật nhất) và các phương ngữ Tamang khác thay đổi từ 81% đến 63%. Để so sánh, sự tương đồng từ vựng giữa tiếng Tây Ban Nhatiếng Bồ Đào Nha, ước tính khoảng 89%.[3]

Tiếng Tamang
तामाङ, རྟ་དམག་ / རྟ་མང་
Sử dụng tạiNepal
Khu vựcNepal
Ấn Độ
Bhutan
Tây Tạng
Tổng số người nói1.35 triệu người ở Nepal
20.154 người ở Ấn Độ (điều tra 2011)[1]
Dân tộcTamang
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtchữ Devanagari
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
   Nepal
 Ấn Độ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
taj – Tamang Tây
tdg – Tamang Đông
tmk – Tamang Tây Bắc (không khác biệt)
tge – Tamang Gorkha Đông
tsf – Tamang Tây Nam
Glottolognucl1729[2]
Các nhóm dân tộc được chọn của Nepal; Bhotia, Sherpa, Thakali, Gurung, Kirant, Rai, Limbu, Nepal Bhasa, Pahari, Tamang (lưu ý rằng các lãnh thổ của Kulu Rodu (Kulung) bị đánh dấu nhầm là lãnh thổ Tamu/Gurung trong bản đồ này)

Phương ngữ

sửa

Ethnologue chia tiếng Tamang thành các phương ngữ không hiểu được lẫn nhau như sau:

  • Tamang Đông: 759.000 người ở Nepal (2000 WCD). Tổng dân số tất cả các nước: 773.000, có các phương ngữ con sau.
    • Tamang ngoài Đông (Tamang Sailung)
    • Tamang Trung Tâm-Đông (Tamang Temal)
    • Tamang Tây Nam (Kath-Bhotiya, Lama Bhote, Murmi, Rongba, Sain, Tamang Gyoi, Tamang Gyot, Tamang Lengmo, Tamang Tam)
  • Tamang Tây: 323.000 người (2000 WCD), có các phương ngữ con sau.
    • Trisuli (Nuwakot)
    • Rasuwa
    • Phương ngữ Tây Bắc của Tamang Tây (Dhading) - mã ISO riêng. Dân số 55.000 (điều tra dân số năm 1991), nói tại dải núi trung tâm của huyện Nuwakot, Bagmati Pradesh.
    • Phương ngữ Tây Nam của Tamang Tây
  • Tamang Đông Gorkha: 4.000 người (2000 WCD), có các phương ngữ con như sau.
    • Kasigaon
    • Kerounja

Tiếng Tamang là ngôn ngữ Hán-Tạng được sử dụng rộng rãi nhất Nepal.

Phân bố

sửa

Ethnologue cung cấp thông tin vị trí sau đây cho các phương ngữ Tamang.

Tamang Đông

Tamang Tây Nam

Tamang Tây

Tamang Đông Gorkha

  • Mạn nam và mạn đông của Jagat, mạn bắc huyện Gorkha, Gandaki Pradesh

Ngữ pháp

sửa

Một số đặc điểm ngữ pháp tiếng Tamang là:

  • Thứ tự từ SOV
  • Giới từ đứng sau từ nó bổ nghĩa (nhà trong chứ không phải trong nhà);
  • Từ sở hữu đứng sau danh từ;
  • Từ hỏi đứng giữa mệnh đề;
  • Đây là ngôn ngữ khiến cách–tuyệt cách;
  • Cấu trúc âm tiết CV, CVC, CCV, V, CCVC;

Tiếng Tamang là ngôn ngữ thanh điệu.

Âm vị học

sửa

Phụ âm

sửa
Môi Răng/
Chân răng
Quặt lưỡi Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc vô thanh p t ʈ k
bật hơi ʈʰ
vòm hoá ʈʲ
môi hoá ʈʷ
Tắc xát vô thanh ts
bật hơi tsʰ
vòm hoá tsʲ
môi hoá tsʷ
Xát s h
Mũi m n ŋ
R r
Tiếp cận w l j

Nguyên âm

sửa
Trước Sau
Đóng i iː u uː
Vừa e eː o oː
Mở a aː

Có khi nguyên âm mũi hoá xuất hiện (thể hiện bằng dấu "ngã" như trong [ã]).

Thanh điệu

sửa

Có bốn thanh: cao giáng [â], vừa lên cao [á], vừa xuống thấp [à], rất thấp [ȁ].[4]

Hệ thống chữ viết

sửa

Tiếng Tamang sử dụng Tam-Yig. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiếng Tamang được viết bằng chữ Devanāgarī nhiều hơn.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Statement 1: Abstract of speakers' strength of languages and mother tongues - 2011”. www.censusindia.gov.in. Office of the Registrar General & Census Commissioner, India. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2018.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Nuclear Tamang”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Ethnologue report for Spanish
  4. ^ Mazaudon (2003)

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Ngữ tộc Tạng-Miến