Bước tới nội dung

Manhattan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Manhattan
—  Quận của Thành phố New York  —
Quận New York
Khung cảnh nhìn từ Midtown Manhattan, hướng về phía nam đến Lower Manhattan
Khung cảnh nhìn từ Midtown Manhattan, hướng về phía nam đến Lower Manhattan
Hiệu kỳ của Manhattan
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Manhattan
Ấn chương
Vị trí của Manhattan trong Thành phố New York
Vị trí của Manhattan trong Thành phố New York
Map
Bản đồ tương tác phác thảo Manhattan
Manhattan trên bản đồ Thế giới
Manhattan
Manhattan
Quốc gia Hoa Kỳ
Tiểu bang New York
HạtNew York
Thành phốThành phố New York
Thành lập điểm dân cư1624
Đặt tên theoManhattan sửa dữ liệu
Seatnone
Chính quyền
 • KiểuQuận (Thành phố New York)
 • Quận trưởngGale Brewer (D)
(Quận Manhattan)
Diện tích
 • Tổng cộng34 mi2 (87 km2)
 • Đất liền23 mi2 (59 km2)
 • Mặt nước11 mi2 (28 km2)  32%
Dân số (2018)
 • Tổng cộng1.628.701
 • Mật độ48,000/mi2 (19,000/km2)
Múi giờEST (UTC−5)
 • Mùa hè (DST)EDT (UTC−4)
ZIP code format100xx, 101xx
Mã vùng212/646/332, 917[a]
Trang webManhattan Borough President

Manhattan (phát âm tiếng Anh: /mænˈhætən/, /mənˈhætən/) là quận có mật độ dân số đông nhất Thành phố New York, là trung tâm kinh tế và thương mại, và cũng là nơi khai sinh lịch sử của thành phố.[1]

Báo chí tiếng Việt cũng có khi Việt hóa địa danh này thành Mã Nhật Tân.

Còn được gọi là Quận New York, Manhattan được thành lập ngày 1 tháng 11 năm 1683, như một hạt của tiểu bang Hoa Kỳ New York. Quận này bao gồm chủ yếu đảo Manhattan (vây quanh bởi các sông Hudson, Đông, và Harlem); nhiều đảo nhỏ lân cận; và Marble Hill, một vùng lận cận nằm ở Hoa Kỳ lục địa mà về mặt địa lý giáp với the Bronx và bị sông Harlem tách khỏi phần còn lại của Manhattan.

Manhattan thường được mô tả là thủ phủ văn hóa, tài chính, truyền thông, và giải trí của thế giới,[2][3][4][5][6] và là nơi đặt trụ sở Liên Hợp Quốc.[7] Nổi tiếng từ phố Wall tại Financial District của Hạ Manhattan, Thành phố New York còn được gọi là thành phố hùng mạnh nhất về kinh tế và trung tâm tài chính dẫn đầu thế giới,[8][9][10][11][12] và Manhattan là nơi có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hóa thị trường: Sở giao dịch chứng khoán New YorkNASDAQ.[13][14] Nhiều tập đoàn truyền thông đa quốc gia đặt trụ sở ở Manhattan, và đây cũng là nơi đặt bối cảnh cho nhiều quyển sách, bộ phim, và chương trình truyền hình. Manhattan về lịch sử được ghi nhận là đã được thực dân Hà Lan mua lại từ người bản địa vào năm 1626 với giá 60 gulden, tương đương 1254 đô la Mỹ ngày nay.[15][16] Giá bất động sản Manhattan thuộc hàng đắt nhất thế giới, với giá trị của đảo Manhattan, gồm cả bất động sản, được ước tính là vượt quá 3 tỷ tỷ đô la Mỹ vào năm 2013.[1][17]

Manhattan được chia thành ba phần không chính thức, mỗi phần chạy qua trục dài của quận: Lower, MidtownUpper Manhattan. Midtown Manhattan là khu thương mại trung tâm lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà chọc trời. Hạ Manhattan là khu thương mại trung tâm lớn thứ ba tại Hoa Kỳ và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York nằm trên phố WallNASDAQ.

Toàn cảnh đường chân trời Manhattan dài mười dặm từ đường 120th Street đến công viên The Battery, chụp ngày 21 tháng 2 năm 2018, từ bên kia Sông Hudson Weehawken, New Jersey.

Các tòa nhà có đánh số trong hình:

Midtown Manhattan

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mã vùng 718, 347 và 929 được dùng tại Marble Hill.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Manhattan, New York – Some of the Most Expensive Real Estate in the World Overlooks Central Park”. The Pinnacle List. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ Barry, Dan. "A Nation challenged: in New York; New York Carries On, but Test of Its Grit Has Just Begun", The New York Times, ngày 11 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016. "A roaring void has been created in the financial center of the world."
  3. ^ Sorrentino, Christopher (ngày 16 tháng 9 năm 2007). “When He Was Seventeen”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2007. "In 1980 there were still the remains of the various downtown revolutions that had reinvigorated New York's music and art scenes and kept Manhattan in the position it had occupied since the 1940s as the cultural center of the world."
  4. ^ Bumiller, Elisabeth (ngày 8 tháng 10 năm 1995). “The Pope's visit: the cardinal; As Pope's Important Ally, Cardinal Shines High in Hierarchy”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2007. "As the Archbishop of the media and cultural center of the United States, Cardinal O'Connor has extraordinary power among Catholic prelates."
  5. ^ Michael P. Ventura (ngày 6 tháng 4 năm 2010). “Manhattan May Be the Media Capital of the World, But Not For iPad Users”. DNAinfo. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ Dawn Ennis (ngày 24 tháng 5 năm 2017). “ABC will broadcast New York's pride parade live for the first time”. LGBTQ Nation. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “United Nations Visitors Centre "Welcome to the United Nations — Tour the international UN Headquarters". United Nations. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ Richard Florida (ngày 3 tháng 3 năm 2015). “Sorry, London: New York Is the World's Most Economically Powerful City”. The Atlantic Monthly Group. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2015. Our new ranking puts the Big Apple firmly on top.
  9. ^ “Top 8 Cities by GDP: China vs. The U.S.”. Business Insider, Inc. ngày 31 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015. For instance, Shanghai, the largest Chinese city with the highest economic production, and a fast-growing global financial hub, is far from matching or surpassing New York, the largest city in the U.S. and the economic and financial super center of the world.
    “PAL sets introductory fares to New York”. Philippine Airlines. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ John Glover (ngày 23 tháng 11 năm 2014). “New York Boosts Lead on London as Leading Finance Center”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ “UBS may move US investment bank to NYC”. e-Eighteen.com Ltd. ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  12. ^ “The Global Financial Centres Index 17” (PDF). Long Finance. ngày 23 tháng 3 năm 2015. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  13. ^ “NYSE Listings Directory”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2014.
  14. ^ “2013 WFE Market Highlights” (PDF). World Federation of Exchanges. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2014.
  15. ^ Matt Soniak (ngày 2 tháng 10 năm 2012). “Was Manhattan Really Bought for $24?”. Mental Floss.
  16. ^ “Peter Schaghen Letter with transcription”. New Netherland Institute. ngày 7 tháng 11 năm 1626. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ Morgan Brennan (ngày 22 tháng 3 năm 2013). “The World's Most Expensive Billionaire Cities”. Forbes. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2014.