Làm quen với YouTube Analytics

Bạn có thể sử dụng số liệu phân tích để hiểu rõ hơn về hiệu suất của kênh và từng video thông qua các chỉ số và báo cáo chính trong YouTube Studio. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể sử dụng Chế độ nâng cao để xem báo cáo số liệu phân tích mở rộng. Tại đây, bạn có thể xem dữ liệu cụ thể, so sánh hiệu suất và xuất dữ liệu. Tìm hiểu thêm về báo cáo số liệu phân tích mở rộng.

Lưu ý: Một số dữ liệu như vị trí địa lý, nguồn lưu lượng truy cập hoặc giới tính có thể bị giới hạn. Tìm hiểu thêm về dữ liệu bị giới hạn trong YouTube Analytics.

Số liệu phân tích trong YouTube Studio

Đăng ký theo dõi kênh YouTube Creators để nắm bắt tin tức, thông tin cập nhật và những mẹo mới nhất.

Kiến thức cơ bản

Nội dung trong bài viết này:

Truy cập vào YouTube Analytics

Xem báo cáo ở cấp kênh

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio.
  2. Trong trình đơn bên trái, hãy nhấp vào Số liệu phân tích .

Xem báo cáo ở cấp video

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy chọn Nội dung .
  3. Trỏ chuột vào video của bạn rồi chọn biểu tượng Số liệu phân tích .

Tìm hiểu các thẻ trong YouTube Analytics

Trong YouTube Analytics, bạn có thể tìm thấy nhiều thẻ giúp bạn hiểu rõ dữ liệu của mình.

Lưu ý: Một số báo cáo có thể không có trên thiết bị di động.

Thẻ Tổng quan (cấp kênh hoặc video)

Thẻ Tổng quan tóm lược thông tin về hiệu quả hoạt động của kênh và video. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu này ở cấp kênh hoặc cấp video. Bạn có thể xem các báo cáo như Thời gian thực và Hiệu suất thông thường. Tìm hiểu thêm về thẻ Tổng quan .

Ở cấp độ video, bạn có thể tìm hiểu cách đo lường những khoảnh khắc giữ chân người xem hiệu quả nhất.

Thẻ Nội dung (cấp kênh)

Thẻ Nội dung cung cấp thông tin vắn tắt về cách khán giả tìm thấy và tương tác với nội dung của bạn và những nội dung mà khán giả xem. Bạn có thể truy cập dữ liệu này ở cấp kênh và lọc theo loại nội dung để xem các báo cáo như số lượt hiển thị và cách chỉ số này đã tạo ra thời gian xem cũng như nội dung hàng đầu. Tìm hiểu thêm về phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác của nội dung.

Lưu ý: Số lượt hiển thị của kênh được phân loại theo Người xem mới và Người xem cũ.

Thẻ Phạm vi tiếp cận (cấp video)

Thẻ Phạm vi tiếp cận cung cấp thông tin tóm tắt về cách khán giả tìm thấy kênh của bạn. Bạn có thể xem các chỉ số về Phạm vi tiếp cận ở cấp video. Thẻ chỉ số chính cho biết số lượt hiển thị, tỷ lệ nhấp của số lượt hiển thị, số lượt xem và số người xem riêng biệt. Tìm hiểu thêm về phạm vi tiếp cận của videokiểm tra số lượt hiển thị và thời gian xem.

Mức độ tương tác (cấp video)

Thẻ Mức độ tương tác cung cấp thông tin tóm tắt về thời lượng khán giả xem video của bạn. Bạn có thể truy cập các chỉ số về mức độ tương tác ở cấp video. Thẻ chỉ số chính cho biết thời gian xem và thời lượng xem trung bình. Tìm hiểu về mức độ tương tác của khán giảcách đo lường những khoảnh khắc giữ chân người xem hiệu quả nhất.

Đối tượng (cấp kênh hoặc video)

Thẻ Đối tượng người xem tóm lược thông tin về nhóm người xem video của bạn. Trong thẻ chỉ số chính, bạn sẽ thấy thông tin về số người xem cũ và mới, số người xem riêng biệt và số người đăng ký. Tìm hiểu thêm về khán giả của bạnhiểu rõ về số người xem riêng biệt.
Lưu ý: Bạn có thể xem các chỉ số về Đối tượng người xem ở cấp kênh hoặc cấp video.

Doanh thu (cấp kênh hoặc video)

Nếu bạn đang tham gia Chương trình Đối tác YouTube, thì thẻ Doanh thu sẽ giúp bạn theo dõi thu nhập của mình trên YouTube. Bạn có thể truy cập các chỉ số Doanh thu ở cấp kênh hoặc cấp video. Thẻ chỉ số chính cho biết doanh thu ước tính của bạn. Thu nhập sau cùng xuất hiện trong YouTube Analytics sau khi các khoản thanh toán của bạn được thêm vào AdSense cho YouTube, thường là từ ngày 7 đến ngày 12 của tháng tiếp theo. Tìm hiểu thêm về Lịch trình thanh toán của chương trình AdSense cho YouTube. Tìm hiểu cách kiểm tra doanh thu.

Lưu ý:

  • Việc khấu lưu thuế (nếu có) có thể ảnh hưởng đến thu nhập sau cùng của bạn. Bạn chỉ có thể xem được số tiền khấu lưu trong tài khoản AdSense cho YouTube của mình.
  • Bạn cũng có thể xem hiệu suất tạo doanh thu ở cấp video.
  • Trong thẻ RPM ở cấp độ video, doanh thu từng video của bạn cộng lại có thể không bằng tổng doanh thu ước tính. Điều này là do một số nguồn doanh thu không được tính cho một video cụ thể. Ví dụ: Doanh thu từ chương trình hội viên của kênh không được tính cho một video cụ thể.

Nguồn cảm hứng (cấp kênh)

Thẻ Nguồn cảm hứng tóm lược thông tin về nội dung mà khán giả của bạn và người xem trên YouTube đang tìm kiếm. Bạn có thể xem các chỉ số Nguồn cảm hứng ở cấp kênh. Thông tin chi tiết trong thẻ Nguồn cảm hứng có thể giúp bạn tìm ra các mảng trống nội dung đối với video dài và video Shorts, cũng như ý tưởng để tạo video mà khán giả có thể sẽ muốn xem. Tìm hiểu cách sử dụng thẻ Nguồn cảm hứng.

Tham khảo các mẹo về YouTube Analytics dành cho nhà sáng tạo.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Bạn cần trợ giúp thêm?

Hãy thử các bước tiếp theo sau:

Tìm kiếm
Xóa nội dung tìm kiếm
Đóng tìm kiếm
Trình đơn chính
5474475881094214190
true
Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp
true
true
true
true
true
59
false
false