Bước tới nội dung

ABU Robocon 2008

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Robocon 2008)
Robocon Pune 2008
Biểu trưng của Robocon Pune 2008
Biểu trưng của Robocon Pune 2008
Thời gian31 tháng 8 năm 2008
Địa điểmMIT Pune (Học viện Công nghệ Maharashtra)
Thành phốPune
Quốc giaẤn Độ Ấn Độ
Chủ đềVươn tới bầu trời
Kết quả
Giải nhấtTrung QuốcTrung Quốc Inspire Robot Team
Giải nhìAi CậpAi Cập Phantom
Giải baNhật BảnNhật Bản Toyohashi Robocons
IndonesiaIndonesia JUMP-BE
Giải ý tưởngViệt NamViệt Nam FEE-02
Giải thiết kếIndonesiaIndonesia JUMP-BE
2007 ABU Robocon 2009

Robocon Pune 2008 là lần tổ chức thứ 7 của cuộc thi sáng tạo robot quốc tế ABU Robocon được tổ chức hàng năm bởi Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU), với vòng chung kết được tổ chức tại Pune, Ấn Độ. Cuộc thi năm 2008 mang chủ đề Touch the sky (tạm dịch: Vươn tới bầu trời).

Luật thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân thi đấu Robocon 2008.

Luật chơi của cuộc thi được xây dựng dưa trên trò chơi lấy bơ của trẻ em Ấn Độ. Các em đứng lên vai nhau tạo thành hình kim tự tháp để với lấy bơ ở trên cao.

Sân thi đấu có kích thước 14m x 13,5m với 4 khu vực. Khu bên ngoài màu xanh lơ dành cho robot bằng tay và bên trong màu xanh lục cho robot tự động.

Có các tòa tháp đặt trong khu robot tự động và 1 bình sữa và quả cầu trên đỉnh tháp. Một tháp cao ở giữa với một khối bơ vàng tượng trưng cho mật ngọt. Có 4 hình chữ nhật bên sườn robot tự động gọi là giỏ, màu đỏ cho đội đỏ, xanh cho đội xanh. Các bình và phô mai sẽ được thả vào giỏ.

Có 2 robot bằng tay đứng ở hai phía đối diện và 2 vùng xuất phát cho robot tự động của 2 đội. Có 1 khu chung với kích thước 2000 mm x 1500mm cho mỗi đội. Hai đội tham gia thi đấu điều khiển các robot bằng tay và robot tự động để tìm cách lấy các khối bơ hình lập phương đặt trong chậu ở trên cao. Các robot khác lấy các bình đất chứa các viên phô mai được mang bởi các cô bé. Điểm được tính khi khối bơ được lấy ra khỏi các chậu và khi bình và/hoặc phô mai được mang về rổ.

Đội nào nhấc được cả ba khối bơ trực tiếp từ các chậu và giữ chúng trên không sẽ được tuyên bố thắng trận (chiến thắng tuyệt đối - "Govinda") và trận đấu kết thúc tại đó. Nếu không, đội nào ghi được nhiều điểm hơn trong thời gian 3 phút sẽ là đội chiến thắng.

Các đội tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi Robocon Pune 2008 bao gồm 17 đội đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ.

STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1 Bangladesh Bangladesh Đại học Cơ khí và Công nghệ Bangladesh Đài truyền hình Bangladesh
2 Trung Quốc Trung Quốc Đại học Giao thông Tây An Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
3 Ai Cập Ai Cập Học viện Công nghệ cao Số 10 Thành phố Ramadan Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
4 Fiji Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
5 Hồng Kông Hồng Kông Đại học Khoa học Công nghệ Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
6 Ấn Độ Ấn Độ 1 Đại học Nirma Doordarshan
7 Ấn Độ Ấn Độ 2 Học viện Công nghệ Maharashtra Doordarshan
8 Indonesia Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
9 Nhật Bản Nhật Bản Đại học Công nghệ Toyohashi Tập đoàn truyền thông Nhật Bản (NHK)
10 Hàn Quốc Hàn Quốc Đại học Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
11 Ma Cao Ma Cao Đại học Ma Cao Teledifusao de Macau, S.A.
12 Malaysia Malaysia Đại học Đa truyền thông Đài phát thanh truyền hình Malaysia
13 Mông Cổ Mông Cổ Đại học Quốc gia Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
14 Nepal Nepal Đại học Tribhuvan IOE Đài truyền hình Nepal
15 Sri Lanka Sri Lanka Đại học Peradeniya Công ty TNHH Mạng truyền hình Độc lập
16 Thái Lan Thái Lan Cao đẳng Kỹ thuật Sakonnakhon Công ty TNHH Công cộng MCOT
17 Việt Nam Việt Nam Đại học Công nghiệp Hà Nội Đài truyền hình Việt Nam

Các bảng đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F
Hồng Kông Hồng Kông Fiji Fiji Nepal Nepal Indonesia Indonesia Ma Cao Ma Cao Trung Quốc Trung Quốc
Ai Cập Ai Cập Mông Cổ Mông Cổ Ấn Độ Ấn Độ 2 Hàn Quốc Hàn Quốc Ấn Độ Ấn Độ 1 Bangladesh Bangladesh
Nhật Bản Nhật Bản Malaysia Malaysia Việt Nam Việt Nam Sri Lanka Sri Lanka Thái Lan Thái Lan

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong
Đội tuyển số trận thắng thua điểm
Hồng Kông Hồng Kông 2 0 2 24
Ai Cập Ai Cập 2 2 0 57
Nhật Bản Nhật Bản 2 1 1 55
v
v
v
Đội tuyển số trận thắng thua điểm
Fiji Fiji 2 0 2 15
Mông Cổ Mông Cổ 2 2 0 70
Malaysia Malaysia 2 1 1 49
v
v
v
Đội tuyển số trận thắng thua điểm
Nepal Nepal 2 1 1 33
Ấn Độ Ấn Độ 2 2 0 2 12
Việt Nam Việt Nam 2 2 0 52
v
v
v
Đội tuyển số trận thắng thua điểm
Indonesia Indonesia 2 2 0 82
Hàn Quốc Hàn Quốc 2 1 1 22
Sri Lanka Sri Lanka 2 0 2 9
v
v
v
Đội tuyển số trận thắng thua điểm
Ma Cao Ma Cao 2 0 2 15
Ấn Độ Ấn Độ 1 2 1 1 40
Thái Lan Thái Lan 2 2 0 57
v
v
v
Đội tuyển số trận thắng thua điểm
Trung Quốc Trung Quốc 2 2 0 81
Bangladesh Bangladesh 2 0 2 6
v
v

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
 Ai Cập Ai Cập   30
 Mông Cổ Mông Cổ   18  
 Ai Cập Ai Cập  30
     Nhật Bản Nhật Bản  16  
 Thái Lan Thái Lan  16
 Nhật Bản Nhật Bản  31  
 Ai Cập Ai Cập  21
   
   Trung Quốc Trung Quốc   22
 Việt Nam Việt Nam  8
  Indonesia Indonesia   27  
 Indonesia Indonesia  9
      Trung Quốc Trung Quốc  24  
 Trung Quốc Trung Quốc  33
 Ấn Độ Ấn Độ 1   7  
 

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch Robocon Pune 2008

Inspire Robot Team
Đại học Giao thông Tây An - Trung Quốc
Lần thứ hai
  • Giải nhì: Ai Cập
  • Giải ba: Nhật Bản và Indonesia

Các giải phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]