Kiến trúc sư
Kiến trúc sư (chữ Hán: 建筑师; bính âm: Jiànzhúshī; phiên âm: kiến trúc sư; tạm dịch: người thầy có chuyên môn kỹ thuật và thẩm mỹ về kiến tạo cấu trúc) là người thông qua việc phân tích nhu cầu sử dụng để lập ý tưởng thiết kế về không gian, hình thức, giải pháp cũng như cấu trúc công trình nhằm tạo ra sự liên kết giữa con người với các công trình xây dựng đó.
Tại một số quốc gia phương Đông, Kiến trúc sư được xem như một ngành nghề đặc thù phức tạp vì có yêu cầu cao về nhận thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Đôi lúc, Kiến trúc sư bị nhầm lẫn với Kỹ sư Kiến trúc.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Đề cập đầu tiên được biết đến của từ kiến trúc là ἀρχιτέκτων (bính âm: Architécctōn, phiên âm: arkhitecton)[1] xuất hiện vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, do nhà sử học người Hy Lạp - Herodotos mô tả đường hầm Eupalinos: “Kiến trúc sư thiết kế công trình này là Megarian Eupalinos, con trai của Naustrophos”. Từ này bao gồm ἀρχι (phiên âm: archi, dịch nghĩa: người chỉ huy trưởng trước tiên) và τέκτων (phiên âm: tekton, dịch nghĩa: người thợ làm nghề mộc và xây dựng).[2]
Qua nhiều thời kỳ, từ Kiến trúc sư[3] được chính thức hình thành do sự kết hợp của Architectus trong tiếng Latin và Architécctōn (phiên âm: arkhitecton) trong tiếng Hy Lạp tạo ra Architéktōn (phiên âm: arkhitekton) nghĩa là người thợ kỹ thuật chính.[4]
Định nghĩa về từ Kiến trúc sư [5] còn được định nghĩa trong ghi chép thứ 259 trong Politique de Platon (Chính cương của Platon)[6], tạm dịch:
Kiến trúc sư (ἀρχιτέκτω) là người thợ chỉ huy trưởng và không trực tiếp làm các công việc chân tay như thợ mộc hay thợ xây (εργατικός, phiên âm: ergaticos) mà sẽ chỉ đạo cho những người này xây dựng công trình.
Tuy vậy, Hy Lạp không hẳn là nơi đầu tiên được biết đến về sự xuất hiện của Kiến trúc sư. Kiến trúc sư được ghi nhận lâu đời nhất trong lịch sử là Imhotep - tác giả công trình kiến trúc Khu phức hợp Saqqara (thuộc tỉnh Giza ngày nay) và đồng thời là cố vấn của pharaon Djoser vào khoảng năm 2630 đến 2611 trước Công nguyên.
Trong tiếng Hán, từ kiến trúc (chữ Hán: 建筑, bính âm: Jiànzhú) được xem là sự hợp thành từ kiến tạo (chữ Hán: 助攻 hay 建, bính âm: Zhùgōng hay Jiàn, tạm dịch: sự sáng tạo ra cái mới) và cấu trúc (chữ Hán: 结构 hay 筑, bính âm: Jiégòu hay Zhù, tạm dịch: sự bố trí sắp xếp hợp lý). Vì thế, Kiến trúc sư (chữ Hán: 建筑师, bính âm: Jiànzhúshī) có thể hiểu là người có chuyên môn kỹ thuật và thẩm mỹ cao, đủ để kiến tạo không gian công trình với cấu trúc mới lạ và đẹp mắt. Sau, định nghĩa tiếng Hán về từ Kiến trúc sư du nhập sang Việt Nam rồi thông dụng trong đại chúng.
Trong suốt thời cổ đại và trung đại lịch sử, việc thiết kế xây dựng công trình kiến trúc được thực hiện phần lớn bởi các nghệ nhân chế tác gỗ và đá, rồi theo quá trình, họ trở thành những bậc thầy về thẩm mỹ cũng như kỹ thuật xây dựng[7]. Cho đến thời hiện đại, không có sự phân biệt rõ ràng giữa Kiến trúc sư và Kỹ sư kiến trúc[8]. Tại vùng châu Âu, chức danh Kiến trúc sư và Kỹ sư Kiến trúc chủ yếu là các biến ngữ dùng để chỉ cùng một người và được sử dụng thay thế cho nhau. Ở các quốc gia châu Á, Kiến trúc sư và Kỹ sư Kiến trúc được đào tạo cùng ngành nhưng khác phân ngành hoặc chuyên ngành nghiệp vụ. Chương trình đào tạo Kiến trúc sư chú trọng mạnh mẽ về phát triển tư duy thẩm mỹ và phân tích hành vi người dùng, trong khi Kỹ sư Kiến trúc tập trung phát triển khả năng phân tích công năng kiến trúc, bố trí và diễn họa công trình[9].
Có ý kiến cho rằng, những điểm chung trong sự phát triển độc lập của toán học, mỹ thuật và công nghệ kỹ thuật là cốt lõi để phát triển kiến trúc chuyên nghiệp, khác biệt với những người thợ thủ công chế tác chân tay. Cụ thể, giấy không được thông dụng để vẽ tại các nước châu Âu cho đến cuối thế kỷ 15 nhưng ngày càng trở nên phổ biến ở đầu thế kỷ 16. Bút chì được sử dụng nhiều hơn để vẽ vào khoảng năm 1600. Sự ra đời của các bản mô phỏng không gian cùng phương thức phối cảnh tuyến tính và những đổi mới như sử dụng phép chiếu để mô phỏng ba chiều theo hai chiều đã giúp các kiến trúc sư thời bấy giờ kiện toàn nhiều yếu tố của công trình kiến trúc, bao gồm: tính chính xác, thẩm mĩ không gian, sự bố trí kết cấu chịu lực,... Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 18, nhu cầu về thưởng thức thẩm mỹ không được chú trọng nhiều vì các nguyên do như chiến tranh, bão hòa xây dựng,... phần lớn các tòa nhà được xây dựng bởi những thợ thầu thủ công qua thiết kế có sẵn, ngoại trừ những dự án lớn hoặc công trình của người có sức ảnh hưởng[10].
Vai trò và Nhiệm vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Trong nghề kiến trúc sư, yêu cầu kiến thức về kỹ thuật, môi trường, quản lý, xây dựng và sự hiểu biết về kinh doanh cũng quan trọng không kém tư duy thiết kế. Tuy nhiên, thiết kế đóng vai trò cốt lõi để kết nối các thực thể còn lại. Một kiến trúc sư làm việc theo yêu cầu của khách hàng về các yếu tố công năng, thẩm mỹ,... Đôi lúc, họ đảm nhận phần công việc xin cấp phép xây dựng liên quan đến báo cáo khả thi của dự án, đánh giá tác động môi trường, phân tích công trình qua kiến thức cấu trúc và không gian,... Trong suốt dự án, từ lên kế hoạch cho đến khi hoàn thành, kiến trúc sư thường điều phối một nhóm thiết kế, bao gồm các Kỹ sư Kiến trúc, Kỹ sư Kết cấu, Kỹ sư Cơ khí và Vận hành máy móc, Kỹ sư Điện - Điện tử và các chuyên gia khác được thuê bởi khách hàng hoặc chính kiến trúc sư, nhằm tăng tính hoàn thiện của dự án. Thông thường, những Kỹ sư phối hợp với Kiến trúc sư càng chặt chẽ thì công trình xây dựng càng hoàn thiện.
Vai trò và Nhiệm vụ của Kiến trúc sư
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Kiến trúc sư, sau khi được khách hàng thuê hoặc mời, có trách nhiệm tạo ra một (hoặc nhiều) ý tưởng thiết kế, nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đồng thời thiết lập định hướng một cơ sở vật chất phù hợp nhu cầu sử dụng. Thông thường, các Kiến trúc sư gặp trực tiếp khách hàng để xác định rõ ràng các yêu cầu đối với công trình (hoặc dự án) sẽ lập phương án thiết kế[11], từ đó đưa ra bản tóm tắt đầy đủ ngay từ giai đoạn lên ý tưởng, nhằm giảm thiểu rủi ro ở giai đoạn thi công xây dựng.
Phần lớn, các đề xuất thiết kế được mong đợi là sự thỏa mãn nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ và bố trí công năng. Tùy thuộc vào địa điểm lãnh thổ, thời gian xây dựng, tài chính, văn hóa vùng miền cũng như điều kiện thi công sẵn có mà phương án thiết kế hoàn thiện ở mức độ chính xác và bản chất kiến trúc cũng sẽ khác nhau.
Một phần quan trọng của thiết kế là kiến trúc sư thường tham khảo ý kiến của các kỹ sư, nhà khảo sát và các chuyên gia khác trong suốt quá trình thiết kế, đảm bảo rằng các yếu tố như kết cấu và điều hòa không khí, ánh sáng, âm thanh được phối hợp chặt chẽ trong cùng một tổng thể. Việc kiểm soát và lập kế hoạch chi phí xây dựng cũng là một phần của các cuộc tham vấn này.
Tại các vùng lãnh thổ
[sửa | sửa mã nguồn]Nhiệm vụ của Kiến trúc sư là chuyển đổi nhu cầu sử dụng của người dùng vào các giải pháp mặt bằng, không gian, kĩ thuật của công trình; đồng thời tư vấn để cải tạo và đề xuất thiết lập nên công năng mới cho công trình xây dựng nhưng vẫn đảm bảo tính dễ dàng thi công kết cấu. Các Kiến trúc sư cũng dự đoán sự phát triển của một công trình (hay dự án xây dựng) bằng cách thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị.
Bên cạnh đó, kiến trúc sư phải là người có tư duy tổ chức thẩm mỹ nghệ thuật, đồng thời biết nắm bắt các thông tin cần thiết nhằm đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho tác phẩm kiến trúc. Kiến trúc sư cung cấp các giải pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kỹ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Ở các quốc gia phương Tây, hầu hết các công trình dân dụng được cơ quan pháp quyền quy định thiết kế theo kiểu mẫu, nhằm nâng cao tính đồng bộ theo vùng miền. Vì vậy, các Kiến trúc sư ở đây chủ yếu tập trung vào cải tạo công trình (hoặc dự án) xây dựng[12].
Các Kiến trúc sư ở Châu Á và Châu Mỹ phần lớn hành nghề ở lĩnh vực quy hoạch môi trường, cảnh quan đô thị và nội thất dân dụng.
Ở Việt Nam, các Kỹ sư Kiến trúc và Cử nhân Thiết kế phải cần thời gian thực tập ít nhất 03 năm trong lĩnh vực cụ thể, hoặc tu nghiệp chương trình đào tạo mở rộng để trở thành Kiến trúc sư. Đôi lúc, Kiến trúc sư bị nhầm lẫn với các Kỹ sư Kiến trúc vì sự tương đồng về tính chất công việc. Tuy nhiên, Kiến trúc sư phần lớn sử dụng thời gian để phân tích, nghiên cứu và đưa ra phương án phù hợp thông qua thiết kế, quy hoạch, triển khai xây dựng cảnh quan - nội thất,... dựa trên các cơ sở về tiêu chuẩn, quy chuẩn nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Trong khi các Kỹ sư Kiến trúc phần lớn làm công tác triển khai hệ thống công năng, phong thủy, hệ thống sinh hoạt và tính phù hợp chung của công trình trong tập hợp đô thị, công nghiệp, công cộng.
Tại mọi thời điểm công việc, kiến trúc sư báo cáo cho khách hàng những biến đổi cần thiết trong phương án thiết kế.
Phương tiện công việc
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây, các kiến trúc sư đã sử dụng các bản vẽ để minh họa và đưa ra các đề xuất thiết kế. Trong khi các bản phác thảo khái niệm vẫn được sử dụng rộng rãi bởi các kiến trúc sư, công nghệ máy tính hiện đã trở thành tiêu chuẩn của ngành. Tuy nhiên, thiết kế có thể bao gồm việc sử dụng ảnh, ảnh ghép, bản in, tranh ghép, công nghệ quét 3D và các phương tiện khác trong sản xuất thiết kế. Càng ngày, phần mềm máy tính càng định hình cách làm việc của các kiến trúc sư. Công nghệ BIM cho phép tạo ra một tòa nhà ảo phục vụ như một cơ sở dữ liệu thông tin để chia sẻ thông tin thiết kế và tòa nhà trong suốt vòng đời của thiết kế, xây dựng và bảo trì tòa nhà. Thực tế ảoCác bài thuyết trình (VR) đang trở nên phổ biến hơn để hình dung các thiết kế cấu trúc và không gian nội thất theo quan điểm.
Việc phối hợp các khía cạnh khác nhau liên quan đến mức độ giao tiếp chuyên biệt cao, bao gồm công nghệ máy tính tiên tiến như BIM ( xây dựng mô hình thông tin ), CAD và các công nghệ dựa trên đám mây.
Quyền và nghĩa vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật kiến trúc 2019 (có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2020) như sau:
Về các quyền của kiến trúc sư được bảo đảm:
[sửa | sửa mã nguồn]Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật kiến trúc 2019 cụ thể dưới đây:
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền thực hiện dịch vụ kiến trúc.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Về các nghĩa vụ mà kiến trúc sư cần thực hiện bao gồm:
[sửa | sửa mã nguồn]Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật kiến trúc 2019 dưới đây:
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ phát triển nghề nghiệp liên tục.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có các quyền và nghĩa vụ được nêu cụ thể bên trên. Các chủ thể là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc cần được đảm bảo quyền lợi của mình và cần thực hiện đúng các nghĩa vụ được pháp luật quy định cụ thể.
Lĩnh vực học tập tu nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]ó nhiều loại Kiến trúc sư khác nhau thông qua các lĩnh vực học tập và tu nghiệp riêng biệt.
- Kiến trúc sư Quy hoạch Đô thị được đào tạo tại các ngành về Kiến trúc Quy hoạch, Kiến trúc Đô thị hoặc các phân ngành hay chuyên ngành về Quy hoạch Đô thị, Kiến trúc Dân cư, Kiến trúc Quy hoạch Dân cư, Công cộng...
- Kiến trúc sư Công nghiệp được đào tạo tại các ngành về Kiến trúc Công nghiệp, Kiến trúc Công nghệ Kỹ thuật hoặc tham gia tu nghiệp bổ sung khi đang là Kỹ sư Công nghiệp.
- Kiến trúc sư Công trình tham gia đào tạo tại các ngành về Công trình Xây dựng tổng hợp.
- Kiến trúc sư Cảnh quan được đào tạo tại các ngành về Kiến trúc Cảnh quan, hoặc các phân ngành hay chuyên ngành về Cảnh quan, Đô thị, Cảnh quan Xây dựng,...
- Kiến trúc sư Nội thất được đào tạo tại các ngành về Kiến trúc Nội thất, hoặc các phân ngành hay chuyên ngành về Nội thất, Công nghệ Kỹ thuật Kiến trúc Nội thất,..
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kiến trúc sư. |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The Meaning of the Word Architect | The History of Design-Build”. New England Design & Construction | Boston Design Build Remodeling Co. (bằng tiếng Anh). 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
- ^ Roland, Martin (1965). Sổ tay Kiến trúc Hy Lạp cổ đại (Manuel d'architecture grecque). Paris: Éditions A. et J. Picard et Cie. tr. 172–176.
- ^ “Online Etymology Dictionary”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 10 tháng 5 năm 2022, truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022
- ^ “Etymology in Architecture: Tracing the Language of Design to its Roots”. ArchDaily (bằng tiếng Anh). 30 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
- ^ “ARCHITECTE : Définition de ARCHITECTE”. www-cnrtl-fr.translate.goog. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
- ^ Platon (1950). Chính cương của Platon (Bibliothèque de la Pléiade). Paris: Œuvres complètes, Paris, Gallimard, coll. tr. 343.
- ^ Murray, Peter (1986). Nước Ý và Kiến trúc thời kỳ Phục hưng (The Architecture of the Italian Renaissance). Tập đoàn xuất bản Knopf Doubleday. tr. 242. ISBN 0-8052-1082-2.
- ^ “Civil Engineering Defined —”. www.smweng.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
- ^ MediaFactory23. “KỸ SƯ KIẾN TRÚC VÀ KIẾN TRÚC SƯ – Việc làm và kiến thức chuyên ngành xây dựng”. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
- ^ Pacey, Arnold (2007). Kiến trúc Trung cổ: Bí thuật của người thợ thủ công Anh (Medieval Architectural Drawing: English Craftsmen's Methods and Their Later Persistence). Nhà xuất bản Tempus. tr. 225–227. ISBN 978-0-7524-4404-8.
- ^ kienvietdotnet (18 tháng 4 năm 2013). “Kiến trúc sư phải đóng quá nhiều vai - Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam”. kienviet.net. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
- ^ Üngür, Erdem (10 tháng 9 năm 2011). “Space: The undefinable space of architecture”. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)