Bước tới nội dung

Cao lương đỏ (tiểu thuyết)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà văn Mạc Ngôn
Cao lương đỏ
Phồn thể高粱家族
Giản thể红高粱家族
Nghĩa đenGia tộc cao lương đỏ

Cao Lương Đỏ hay Red Sorghum Clan là một tác phẩm văn học của nhà văn người Trung Quốc Mạc Ngôn. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1987 và phim truyền hình năm 2014.[1][2][3]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể chuyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp.

Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.

Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.

Chuyển thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Cao lương đỏ đã được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1987, do Trương Nghệ Mưu đạo diễn với hai diễn viên chính Củng LợiKhương Văn. Bộ phim đã đoạt giải thưởng Gấu Vàng - giải cao nhất tại Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988.

Tác phẩm này một lần nữa được chuyển thể thành phim truyền hình năm 2014, Trịnh Hiểu Long đạo diễn, hai diễn viên chính là Châu TấnChu Á Văn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shelley W. Chan World Literature Today 2000 p495 "Fin 1987, Mo Yan published Honggaoliang jiazu (Eng. Red Sorghum), a novel set in his Shandong hometown of Northeast Gaomi Township. Relating the story of a peasant family from 1923 to 1976, this first novel is about..."
  2. ^ A Subsersive Voice in China: The Fictional World of Mo Yan 2011 "Mo Yan, The Red Sorghum Family, 2. Translation from Mo Yan, Red Sorghum: A Novel of China, trans. Howard Goldblatt,"
  3. ^ Edward L. Davis Encyclopedia of Contemporary Chinese Culture 2012 "He first published in 1981 and is best known for his 1986 novel, Red Sorghum (Hong gaoliang), which is a firstperson account of a grandson's visit to his ancestral home and his retelling of its history during the Japanese invasion."

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]