Bước tới nội dung

Suneung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ CSAT)
Kỳ thi kiểm tra năng lực học thuật Đại học
Phiếu dự thi Kiểm tra Năng lực Học tập của trường Đại học 2022
Viết tắtSuneung, CSAT
LoạiKỳ thi cấp Quốc gia
Nhà phát triển / quản lýViện Chương trình giảng dạy và Đánh giá Hàn Quốc
Kiến thức / kỹ năng kiểm traTất cả các môn học
Năm bắt đầu1993; 32 năm trước (1993)
Quốc gia / khu vựcHàn Quốc
Ngôn ngữHàn Quốc
Trang mạngBài kiểm tra năng lực học thuật đại học - Trang web chính thức
Suneung
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữDaehak suhak neungryeok siheom
McCune–ReischauerTaehak suhak nŭngryŏk sihŏm
Phiếu đăng ký Kiểm tra Năng lực Học tập của trường Đại học 2022
Báo cáo điểm Kiểm tra Năng lực Học tập của trường Đại học năm 2022

Kỳ thi kiểm tra năng lực học thuật Đại học (Tiếng Hàn: 대학수학능력시험, Hanja: 大學修學能力試驗, Tiếng Anh: College Scholastic Ability Test, CSAT) gọi tắt bằng Suneung (Tiếng Hàn: 수능, Hanja: 修能) là khoa thi tốt nghiệp trung học cả nước của Hàn Quốc. Với mục đích kiểm tra học lực xem có đủ với đại học hay không, cuộc thi này nắm ảnh hưởng quan trọng trong ngành giáo dục Hàn Quốc và đã được khen ngợi vì hiệu quả, trọng thành tích, với hạng quốc tế cao.[1]

Vào ngày thi, thị trường cổ phiếu mở cửa muộn so với ngày thường, xe buýt và tàu điện ngầm chạy thêm nhanh và thường xuyên để phòng ngừa các thí sinh vì kẹt xe mà không thể đến trường thi kịp giờ, máy bay bị cấm bay để giảm bớt tiếng ồn. Nếu đến không kịp giờ thi thì có thể được cảnh sát đưa đi. Bên ngoài trường thi, các học sinh lớp dưới cùng cha mẹ anh chị em của thí sinh đứng khích lệ.[2][3]

Suneung do Viện nghiên cứu Giáo trình và Thi cử Hàn Quốc sửa soạn và mở vào mỗi thứ Năm của tuần thứ ba của tháng 11.[4][5][6] Vào năm 2020, khoa thi bị dời lại đến thứ Năm thứ nhất của tháng 12 do đại dịch COVID-19.[7] Khoảng 20% trong số thí sinh làm lại bài thi.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi được giải phóng, Hàn Quốc đã thay đổi phương thức tuyển sinh đại học ít nhất 12 lần ở mức thấp và 16 lần ở mức cao.[8] Vì chính sách biến đổi không lường được, từ cho phép các trường đại học tự mình tuyển sinh đến cấm các trường hagwon, nên cha mẹ và học sinh rất khó khăn để thích ứng được.[9] Vài người luận rằng sự biến đổi liên miên tỏ ra là khoa thi không vững vàng và quy trình tuyển sinh phụ thuộc dư luận.[10]

Lúc đầu, các trường đại học được tự tiện tuyển sinh mà không có quy định chính phủ. Vào đầu năm 1960, Suneung bắt đầu hình thành. Từ năm 1962 đến năm 1963, Hội đồng Hưng quốc tối cao dùng một dạng ấu trĩ của Suneung làm bài kiểm tra trình độ học tập của học sinh, nhưng bị chỉ trích vì quá khó mà làm các trường đại học thiếu sinh viên; bài thi cũng là cách tuyển sinh không hiệu quả. Chính phủ bỏ khoa thi từ năm 1964 đến năm 1968. Vào năm 1969, Đệ tam Cộng hòa Hàn Quốc hoạch định kỳ thi tương tự, gọi là Kỳ thi vào đại học sơ bộ (대학입학예비고사), giữ nguyên đến năm 1981.[9][10][11]

Vào năm 1981, kỳ thi thay đổi lớn, lấy tên mới là Kỳ thi dự bị vào đại học (대학예비고사). Đồng thời hagwon tức trường luyện thi cũng bị cấm. Vào năm 1982, tên khoa thi đổi lại thành Kỳ kiểm tra học lịch vào đại học (대입학력고사).[9][10]

Suneung hiện tại thành lập vào năm 1993, mặc dù được sửa đổi vài lần từ đó.[12] Vào năm 2004, chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách Đề xuất thay đổi tên kì thi tuyển sinh đại học năm 2008, nhưng không thi hành được.[9]

Hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề thi dựa trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn toàn quốc. Viện nghiên cứu Giáo trình và Thi cử Hàn Quốc phụ trách làm bài thi, trông coi quá trình làm, in ấn, định phí, chấm thi, và mở khoa thi. Các bài do những thành viên của Viện, giáo sư cùng giáo viên làm, phân thành hai nhóm, là nhóm 'viết đề' bao gồm chủ yếu giáo sư, tuy từ năm 2000 có thêm giáo viên, và nhóm 'kiểm đề' chỉ bao gồm giáo viên. Làm bài thi thì phải ký hợp đồng bảo mật trực tiếp với Viện. Vào năm 2012 có tổng cộng 696 nhân viên làm bài thi. Thành viên nhóm viết đề được trả 300 đô-la mỗi ngày.[13]

Các phần thi năm 2016 là Quốc ngữ tức tiếng Hàn, Toán học, tiếng Anh, Quốc sử tức lịch sử Hàn Quốc, hoặc Nghiên cứu xã hội hoặc Khoa học tự nhiên hoặc Giáo dục dạy nghề, và Ngoại ngữ hoặc Hanja. Thí sinh được chọn tất cả hoặc vài phần thi.

Lịch sử Hàn Quốc là môn cần thi và mọi điểm thi đều vô giá trị nếu thí sinh không chọn.

Nghiên cứu xã hội có Cuộc sống và Luân lý, Luân lý và Tư tưởng, Địa lý Hàn Quốc, Địa lý thế giới, Lịch sử Đông Á, Lịch sử thế giới, Pháp luật và Chính trị, Xã hội và Văn hóa, và Kinh tế học. Thí sinh được chọn hai.

Khoa học tự nhiên có Vật lý I hoặc II, Hóa học I hoặc II, Khoa học đời sống I hoặc II, và Khoa học Trái Đất I hoặc II. Thí sinh được chọn hai.

Giáo dục dạy nghề có Khoa học nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại, Hải dương học, và Kinh tế gia đình. Thí sinh phải chọn một, nhưng chỉ được phép nếu đã hoàn thành ít nhất 80% khóa trình môn đó.

Ngoại ngữ có tiếng Đức I, tiếng Pháp I, tiếng Tây Ban Nha I, tiếng Hoa I, tiếng Nhật I, tiếng Nga I, tiếng Á Rập I, tiếng Việt cơ bản, và Hanja I. Thí sinh được chọn một.[12]

Lúc hết giờ, bài thi được thu thập, quét ảnh, và chấm điểm. Quá trình chấm thi là bao gồm chứng thực giấy tờ và điểm số cùng in kết quả mất khoảng một tháng.[12]

Kỳ thi là thời gian rất nghiêm túc và những hoạt động ngày ngày khác hoặc dừng hoặc hoãn lại vào ngày thi.[2] Cả thí sinh lẫn giám thị đều không được mang điện thoại, sách, báo, đồ ăn, hoặc bất cứ vật gì có thể làm phiền những thí sinh khác. Phần lớn các phàn nàn nhắm vào hành động của giám thị, như nói chuyện, mở cửa sổ, đứng trước bàn thí sinh, hít nước mũi, bấm chuột máy tính, và ăn sô-cô-la. Giám thị được cảnh cáo không làm bất cứ việc gì có thể làm phiền thí sinh.[14]

Mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Suneung có mục đích kiểm tra sức học đại học của thí sinh, thống nhất ngành giáo dục trung học bằng cách làm bài thi dựa trên giáo trình trung học, và giúp đại học tuyển sinh bằng cách cung cấp dữ kiện chính xác và khách quan.[15]

Từ năm 1995 đến năm 2006, nó được tổ chức vào ngày thứ Tư của tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên, từ năm học 2017, thời gian thực hiện được lùi sang thứ Năm tuần thứ ba của tháng 11 do đời sống dạy học sau kỳ thi tuyển sinh THPT còn nhiều khó khăn. Ngoại lệ, chỉ có năm học 1994 là giai đoạn đầu của kỳ thi tuyển sinh, được tổ chức lần lượt vào thứ Sáu của tháng Tám (buổi thứ nhất) và thứ Ba của tháng Mười Một (buổi thứ hai). Kỳ thi năm 2018 dự kiến ​​được tổ chức vào ngày 16 tháng 11 năm 2017, nhưng đã bị hoãn một tuần do trận động đất ở Pohang năm 2017 và được tổ chức vào ngày 23 tháng 11.[16] Kỳ thi CSAT cho năm học 2021 được lên kế hoạch vào Thứ Năm, ngày 3 tháng 12 năm 2020 và kỳ thi CSAT cho năm học 2022 dự kiến ​​vào ngày 18 tháng 11 năm 2021 .

Lịch trình[17]

[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi bài thi đều toàn bộ là trắc nghiệm, trừ phần thứ hai của môn toán học là tự luận.

Giai đoạn Môn Thời gian Số câu hỏi Điểm số Ghi chú
Thí sinh phải vào phòng thi trước 08:10
1 Tiếng Hàn 08:40 ~ 10:00 (80 phút) 45 100
  • Câu hỏi chung: Văn học và đọc hiểu (75% tổng câu hỏi)
  • Câu hỏi tự chọn: Chọn một trong các bài phát biểu và sáng tác, ngôn ngữ và phương tiện (25% tổng câu hỏi)
Giờ nghỉ: 10:00 ~ 10:20 (20 phút)
2 Toán học 10:30 ~ 12:10 (100 phút) 30 100
  • Câu hỏi chung: Toán Ⅰ và Toán Ⅱ (75% tổng câu hỏi)
  • Câu hỏi tự chọn: Chọn một trong các phân môn xác suất, thống kê, giải tích và hình học (25% tổng câu hỏi)
  • Câu trả lời ngắn bao gồm 30%
Giờ ăn trưa: 12:10 ~ 13:00 (50 phút)
3 Tiếng Anh 13:10 ~ 14:20 (70 phút)[18] 45 100
  • Bao gồm 17 câu hỏi đánh giá khả năng nghe (Trong vòng 25 phút từ 13:10)
Giờ nghỉ: 14:20 ~ 14:40 (20 phút)
4 Lịch sử Hàn Quốc
Môn phụ (Nghiên cứu xã hội, Khoa học tự nhiên, Giáo dục nghề nghiệp)
14:50 ~ 16:37 (107 phút tổng cộng)
Lịch sử Hàn Quốc 14:50 ~ 15:20 (30 phút) 20 50
  • Bắt buộc phải làm bài thi này.
Thời gian thu bài thi lịch sử và phát bài thi môn phụ 15:20 ~ 15:35 (15 phút)
  • Thời gian thu và phát phiếu trả lời: 15 phút (Thí sinh không chọn môn phụ chuyển về phòng chờ).
Môn phụ thứ nhất
Nghiên cứu xã hội / Khoa học tự nhiên / Giáo dục nghề nghiệp

Thi: Chọn 2 môn

15:35 ~ 16:05 (30 phút) 20 50
  • Lựa chọn tối đa 2 môn trong số 17 môn học Nghiên cứu xã hội hoặc Khoa học tự nhiên
  • Giáo dục nghề nghiệp chọn tối đa 2 môn trong 6 môn (Bao gồm "Cuộc sống nghề nghiệp thành công" khi chọn 2 môn)
  • Thời gian thu bài là 2 phút cho mỗi môn
Thời gian thu bài thi cho môn phụ thứ nhất 16:05 ~ 16:07 (2 phút)
Môn phụ thứ hai
Nghiên cứu xã hội / Khoa học tự nhiên / Giáo dục nghề nghiệp

Thi: Chọn 1 ~ 2 môn

16:07 ~ 16:37 (30 phút) 20 50
Giờ nghỉ: 16:37 ~ 16:55 (18 phút)
5 Ngoại ngữ 2 / Văn ngôn 17:05 ~ 17:45 (40 phút) 30 50
  • Chọn 1 trong 9 môn: Đức Ⅰ, Pháp Ⅰ, Tây Ban Nha Ⅰ, Trung Ⅰ, Nhật Ⅰ, Nga Ⅰ, Ả Rập Ⅰ, Việt Ⅰ, Trung Ⅰ.
  • Không có bài nghe.

Vào ngày thi, tất cả thí sinh phải vào phòng thi hoặc khu vực chờ được chỉ định trước 08:10, và đối với Giai đoạn 2-5 vào 10 phút trước khi bắt đầu bài thi.

Phần bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thi bao gồm sáu phần: Quốc ngữ, Toán học, tiếng Anh, Quốc sử, Môn phụ, và Ngoại ngữ hoặc Văn ngôn. Mọi thí sinh đều phải làm phần Quốc sử, nhưng được lựa chọn những phần khác. Song đa số thí sinh chọn hết các phần, ngoại trừ Ngoại ngữ hoặc Văn ngôn.

Phần Toán học, thí sinh chọn hoặc 'loại Ga (가형)' là khó hoặc 'loại Na (나형)' là dễ.

Môn phụ chia thành Nghiên cứu xã hội, Khoa học tự nhiên và Giáo dục dạy nghề. Thí sinh được chọn nhiều nhất hai, nhưng được chọn hai bộ môn khác nhau. Ví dụ: được chọn Vật lý II cùng Khoa học đời sống I cho môn phụ vì hai môn đều là khoa học tự nhiên, nhưng không được chọn Lịch sử thế giới cùng Nguyên tắc kế toán vì lịch sử là môn nghiên cứu xã hội, trong khi kế toán thì là môn giáo dục dạy nghề. Chỉ những thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề mới được chọn phần Giáo dục dạy nghề. Phần Ngoại ngữ hoặc Văn ngôn, thí sinh chỉ chọn một. Phần lớn các trường đại học hạng cao đều yêu cầu ứng viên phải thi hai môn khoa học tự nhiên và toán học loại Ga trong nếu xin vào chuyên ngành STEM. Trong trường hợp này thì cũng không chấp nhận tổ hợp các môn phụ trong cùng lĩnh vực, như Vật lý I + Vật lý II.[19]

Quốc ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần Quốc ngữ xét năng lực đọc, hiểu, và phân tích văn tiếng Hàn nhanh và chính xác. Có 45 câu hỏi chia thành bốn đoạn:

  • Nói viết (10 câu): bao gồm ba đoạn trích có mười câu hỏi. Đoạn một là bài giảng hoặc tiết mục phát thanh, đoạn hai là cuộc tranh luận về một bài viết, đoạn ba là bài luận. Tuy có chữ 'nói', nhưng thí sinh chỉ đọc.
  • Ngữ pháp (5 câu): xét kiến thức ngữ pháp tiếng Hàn và Hangul. Bao gồm năm câu hỏi, hai câu có đoạn trích riêng. Thí sinh cần biết tiếng Hàn thay đổi như thế nào từ thế kỷ 15.
  • Đọc (15 câu): bao gồm ba bài viết, mỗi bài có từ bốn đến sáu câu hỏi. Khét tiếng không chỉ vì dài mà còn do liên hệ tới những chủ đề trừu tượng và phức tạp, như vật lý, kỹ thuật, kinh tế học, pháp luật, triết học, và mỹ học. Gần đây, các chủ đề gộp lại với nhau. Thí sinh trả lời câu hỏi có dạng như "(Trong năm câu bên dưới) câu nào KHÔNG đồng ý với đoạn trích bên trên?" hoặc "Theo đoạn trích, câu nào giải thích đúng ví dụ sau?"
  • Văn học (15 câu): bao gồm bốn đoạn trích, mỗi đoạn có từ ba đến sáu câu hỏi. Đoạn một so sánh tiểu thuyết Hàn Quốc hiện đại với kịch bản, đoạn hai so sánh hai bài thơ hiện đại, đoạn ba trích từ tiểu thuyết hoặc pansori, đoạn bốn là bài thơ. Cả đoạn ba lẫn đoạn bốn đều sáng tác vào thời trung cổ.

Toán học

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần Toán học chia thành loại Ga và loại Na. Ga xét vi tích phân, hình học, véc-tơ, xác suất, và thống kê, đều dạy ở trung học, thí sinh xin vào ngành khoa học tự nhiên chọn. Na xét chỉ xác suất và thống kê, thí sinh xin vào nhân văn chọn. Phần lớn các thí sinh chọn loại Ga.

Loại Môn cơ sở
Ga Vi tích phân
Hình học và véc-tơ
Cả hai Xác suất và thống kê

Môn phụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Môn phụ Lĩnh vực Môn Chuyên ngành có liên quan
Nghiên cứu xã hội Luận lý Đời sống và đạo đức Triết học
Đạo đức và tư tưởng
Địa lý Địa lý Hàn Quốc Địa lý
Địa lý thế giới
Lịch sử Lịch sử Đông Á Lịch sử
Lịch sử thế giới
Chính trị học Chính trị và pháp luật Pháp luật
Chính trị học
Quan hệ quốc tế
Kinh tế học Kinh tế học
Xã hội và văn hóa Xã hội học
Nhân loại học
Khoa học tự nhiên Vật lý Vật lý Ⅰ Vật lý
Vật lý Ⅱ
Hóa học Hóa học Ⅰ Hóa học
Hóa học Ⅱ
Khoa học đời sống Khoa học đời sống Ⅰ Sinh học
Khoa học đời sống Ⅱ
Khoa học Trái Đất Khoa học Trái Đất Ⅰ Địa chất học
Vật lý thiên văn
Khoa học Trái Đất Ⅱ
Giáo dục nghề nghiệp Khoa học nông nghiệp Hiểu rõ nông nghiệp
Đại cương công nghệ nông nghiệp
Kỹ thuật Kỹ thuật tổng hợp
Đại cương vẽ
Thương mại Kinh tế thương mại
Nguyên tắc kế toán
Hải dương học Hiểu rõ hải dương
Đại cương ngành đánh cá và vận tải biển
Kinh tế gia đình Sự phát triển của con người
Hiểu rõ ngành dịch vụ

Quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và học sinh chuẩn bị tốt nghiệp trung học phổ thông có thể dự thi. Sau khi KICE in giấy thi và thẻ OMR, chúng sẽ được phân phát ba ngày trước ngày thi cho từng khu vực thi. Năm 2018 có 85 điểm thi.

Giám sát kiểm tra là giáo viên trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Giám đốc của mỗi văn phòng giáo dục quyết định ai sẽ giám sát và họ sẽ đi đâu. Mỗi tiết có hai màn kiểm tra, trừ tiết thứ tư (có ba do thu bài). Hầu hết các phòng thi đều là phòng học cấp ba và giới hạn 28 thí sinh trong mỗi phòng.

Ngoại trừ phần tiếng Anh và lịch sử Hàn Quốc, điểm số được tính dựa trên đường cong stanine. Điểm, phần trăm và điểm tiêu chuẩn cho từng phần và môn học được thêm vào bảng điểm. Điểm chuẩn được tính theo công thức sau:

là điểm chuẩn. là độ lệch chuẩn của điểm chuẩn, và là trung bình của nó. Ở phần thi quốc ngữ và toán, là 20 và là 100. Đối với phần còn lại, là 10 và là 50. ược tính theo công thức sau:

là điểm gốc của thí sinh. là trung bình của điểm gốc điểm của ứng viên. là độ lệch chuẩn của ứng viên.

Phần trăm là tỷ lệ phần trăm của nhóm học sinh nhận được điểm tiêu chuẩn thấp hơn điểm của toàn bộ thí sinh, được biểu thị dưới dạng phần trăm và được tính dựa trên điểm tiêu chuẩn được biểu thị dưới dạng số nguyên. Cũng như điểm tiêu chuẩn, nó được thể hiện bằng cách làm tròn đến một chữ số thập phân. Viện Đánh giá và Chương trình giảng dạy Hàn Quốc, cơ quan quản lý kỳ thi CSAT, tiết lộ điểm cùng với điểm phần trăm và điểm cấp 9 trên học bạ.[14]

Phiếu báo cáo điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Báo cáo điểm kiểm tra năng lực học thuật đại học năm 2024
Số báo danh Họ và tên Ngày sinh Giới tính Trường đã học trung học (lớp hoặc năm tốt nghiệp)
12345678 Hong Gil Dong 05.11.16 Nam Trường Trung học ○ ○ (2)
Bài thi Lịch sử Hàn Quốc Tiếng Hàn Toán học Tiếng Anh Nghiên cứu Ngoại ngữ 2 / Văn ngôn
Các môn tự chọn Ngôn ngữ và phương tiện Giải tích Xã hội·Văn hóa Khoa học đời sống Ⅰ Văn ngôn Ⅰ
Điểm chuẩn 134 145 72 72
Phần trăm 100 100 100 100
Xếp hạng 1 1 1 1 1 1 1

※ Phiếu báo cáo điểm kiểm tra trên là ví dụ, khuyến khích xem "chế độ ngang" trong trường hợp sử dụng thiết bị di động.

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Giới thiệu hệ thống đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiếu nhập học bài kiểm tra năng lực học thuật đại học năm 2008
Báo cáo điểm kiểm tra năng lực học thuật đại học năm 2008

Vào ngày 26 tháng 8 năm 2004, Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực của Hàn Quốc đã công bố 'Kế hoạch cải thiện hệ thống tuyển sinh đại học sau năm học 2008' do Ủy ban Đổi mới Giáo dục chuẩn bị và quyết định loại bỏ điểm chuẩn và thứ hạng phần trăm trong điểm CSAT bắt đầu từ năm học 2008.[20] Ngày 28 tháng 10 Kế hoạch cải tiến đã được hoàn thiện và công bố.[21] Theo đó, trong kỳ thi CSAT năm 2008, điểm tiêu chuẩn và phần trăm tồn tại cho đến năm trước không được tiết lộ và chỉ có chín điểm được tiết lộ. Những người ủng hộ cách cho điểm cho rằng cách cho điểm làm giảm bớt hiện tượng học sinh bám vào 1, 2 điểm nhưng cũng có một bộ phận đáng kể dư luận phản đối vấn đề chênh lệch điểm do 1, 2 điểm và việc học sinh có điểm tổng kết cao hơn lại bị điểm thấp hơn trong thang điểm.

Hệ thống chấm điểm được xác nhận và thực hiện dưới thời chính quyền Roh Moo-hyun đã bị bãi bỏ vào ngày 22 tháng 1 năm 2008, khi Ủy ban Chuyển tiếp Tổng thống của Tổng thống đắc cử Lee Myung-bak công bố 'kế hoạch tự do hóa 3 bước tuyển sinh đại học' và trình bày một kế hoạch để[22] sau đó, vào ngày 11 tháng 3, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã sửa đổi và công bố 'Kế hoạch cơ bản cho tuyển sinh đại học năm 2009', và việc bãi bỏ đã được hoàn tất.[23] Kết quả là hệ thống chấm điểm CSAT đã thất bại sau một năm. Vì vậy, từ kỳ thi CSAT 2009, cũng như năm học 2005-2007, điểm chuẩn, phân vị, điểm lại được đồng loạt chấm lại, và nó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Lý do trì hoãn

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ năm 1994, đã có tổng cộng bốn lần hoãn do các sự kiện quốc gia và tai nạn.

Sự kiện quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Biến động quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • CSAT 2018: Vào ngày 15 tháng 11 năm 2017, một trận động đất mạnh 5,4 độ richter đã xảy ra ở Pohang-si, Gyeongsangbuk-do, khiến 10 trong số 14 trường học dự kiến ​​được sử dụng làm điểm thi bị nứt, nên bị hoãn từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 23 tháng 11.
  • CSAT 2021: Do hậu quả của đại dịch COVID-19 tại Hàn Quốc, kì thi đã bị hoãn lại từ ngày 19 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12.

Số lượng thí sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là số người đã thi CSAT trong quá khứ, do Viện Đánh giá và Giáo trình Hàn Quốc tổng hợp.

  • Năm học 1994 ~ 1998 (Chương trình học thứ 5)
Năm 1993 lần thứ 1

(Năm học 1994 lần thứ 1)

Năm 1993 lần thứ 1

(Năm học 1994 lần thứ 2)

Năm 1994

(Năm học 1995)

Năm 1995

(Năm học 1996)

Năm 1996

(Năm học 1997)

Năm 1997

(Năm học 1998)

Số ứng viên (người) 742,668 750,181 781,749 840,661 824,374 885,321
Số dự thi (người) 716,326 726,634 757,488 809,867 795,338 854,272
Tỉ lệ 96.5% 96.9% 96.9% 96.3% 96.5% 96.5%
Chú thích [24]
  • Năm học 1999 ~ 2004 (Chương trình học thứ 6)
Năm 1998

(Năm học 1999)

Năm 1999

(Năm học 2000)

Năm 2000

(Năm học 2001)

Năm 2001

(Năm học 2002)

Năm 2002

(Năm học 2003)

Năm 2003

(Năm học 2004)

Số ứng viên (người) 868,643 896,122 872,297 739,129 675,922 674,154
Số dự thi (người) 839,837 868,366 850,305 718,441 655,384 642,583
Tỉ lệ 96.7% 96.9% 97.5% 97.2% 97.0% 95.3%
Chú thích [24]
  • Năm học 2005 ~ 2013 (Chương trình học thứ 7, Giáo trình sửa đổi năm 2007)
Năm 2004

(Năm học 2005)

Năm 2005

(Năm học 2006)

Năm 2006

(Năm học 2007)

Năm 2007

(Năm học 2008)

Năm 2008

(Năm học 2009)

Năm 2009

(Năm học 2010)

Năm 2010

(Năm học 2011)

Năm 2011

(Năm học 2012)

Năm 2012

(Năm học 2013)

Số ứng viên (người) 610,257 593,806 588,899 584,934 588,839 677,834 712,227 693,631 668,522
Số dự thi (người) 574,218 554,345 551,884 550,588 559,475 638,216 668,991 648,946 621,336
Tỉ lệ 94.1% 93.4% 93.7% 94.1% 95.0% 94.2% 93.9% 93.6% 92.9%
Chú thích [24]
  • Năm học 2014 ~ 2020 (Giáo trình sửa đổi 2007, Giáo trình sửa đổi 2009)
Năm 2013

(Năm học 2014)

Năm 2014

(Năm học 2015)

Năm 2015

(Năm học 2016)

Năm 2016

(Năm học 2017)

Năm 2017

(Năm học 2018)

Năm 2018

(Năm học 2019)

Năm 2019

(Năm học 2020)

Số ứng viên (người) 650,747 640,621 631,187 605,987 593,527 594,924 548,734
Số dự thi (người) 606,813 594,835 585,332 552,297 531,327 530,220 484,737
Tỉ lệ 93.2% 92.9% 92.7% 91.1% 89.5% 89.1% 88.3%
Chú thích [24]
  • 2021 ~ (Giáo trình sửa đổi năm 2015)
Năm 2020

(Năm học 2021)

Năm 2021

(Năm học 2022)

Năm 2022

(Năm học 2023)

Số ứng viên (người) 493,433 509,821 508,030
Số dự thi (người) 421,034 448,138 447,669
Tỉ lệ 85.3% 87.9% 88.1%
Chú thích [24]

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Áp lực phải làm tốt bài thi Suneung khiến nhiều học sinh bị rối loạn căng thẳng, trầm cảm, và tự tử.[25][26]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The One-shot Society”. The Economist Limited Newspaper 2013. ngày 17 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ a b c “South Korean students' 'year of hell' culminates with exams day”. Cable News Network. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ The All-Work, No-Play Culture Of South Korean Education
  4. ^ “Member Research Institute”. NRCS. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ “대학⌒수학⌒능력⌒시험大學修學能力試驗”. NAVER Corp. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ “2017년 대학수학능력시험부터 문과 • 이과 구분 폐지 검토...한국사 필수”. Sportworldi.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ Wilde, Erik (1999), “Hypertext Markup Language (HTML)”, Wilde's WWW, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, tr. 173–262, ISBN 978-3-642-95857-1, truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020
  8. ^ “수능 대박나세요!”. NAVER Corp. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ a b c d “대입제도 변천사, 4년마다 손질... 입시현장 혼선 초래”. Segye.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ a b c “입시제도”. Academy of Korean Studies. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ “대학입학예비고사[preliminary college entrance examination,大學入學豫備考査]”. Doosan Cooperation. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ a b c “대학수학능력시험[大學修學能力試驗]”. Doosan Corporation. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  13. ^ “대학수학능력시험 문제 출제과정”. NAVER Corp. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013.
  14. ^ a b 유성룡. “수능 표준점수ㆍ백분위 산출법은”. Hankyoreh. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2008.
  15. ^ “Plan for 2019 CSAT”. www.moe.go.kr. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  16. ^ Kim Mi Hyang (15 tháng 11 năm 2017). “[Tin tức mới nhất] Kỳ thi CSAT bị hoãn lại một tuần do trận động đất ở Pohang”. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2018.
  17. ^ “KICE's homepage introducing CSAT”. www.suneung.re.kr. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  18. ^ Trong thời gian bài thi nghe (13:05 ~ 13:40), cấm tất cả các loại máy bay dân dụng, trực thăng, máy bay quân sự và máy bay không người lái (trừ máy bay khẩn cấp) cất cánh, hạ cánh, bay trong không phận và NOTAM của trung tâm kiểm soát không lưu được kiểm soát cho đến khi thời gian làm bài thi nghe kết thúc. Máy bay phải chờ ở vùng trời cách bờ biển 3NM (5,6 km) và ở độ cao trên 10.000ft (3.048m) so với mực nước biển. Ngoài ra, việc kiểm soát tiếng ồn đặc biệt sẽ được thực hiện xung quanh địa điểm thi, đồng thời huấn luyện quân sự và các hoạt động gây ra tiếng ồn cũng sẽ bị đình chỉ.
  19. ^ “Plan for 2019 CSAT”. www.moe.go.kr. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  20. ^ Bản mẫu:뉴스 인용
  21. ^ Bản mẫu:뉴스 인용
  22. ^ Bản mẫu:뉴스 인용
  23. ^ “교육 : 사회 : 뉴스 : 한겨레”. Truy cập 16 tháng 11 năm 2023. Đã bỏ qua tham số không rõ |뉴스= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |확인날짜= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |날짜= (trợ giúp)
  24. ^ a b c d e “Tình hình thi CSAT theo năm”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  25. ^ The Psychological Well-being of East Asian Youth. V 2. Quality of Life in Asia. Yi, Chin-Chun. Academic Achievement-Oriented Society and Its Relationship to the Psychological Well-Being of Korean Adolescents. ngày 1 tháng 1 năm 2013. A Ahn, Sun-Young. Baek, Hye-Jeong. P 265-279
  26. ^ Liang Choon Wang, The Deadly Effect of High-Stakes Testing on Teenagers with Reference-Dependent Preferences,

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]