Kh-38
Kh-38 | |
---|---|
Kh-38ME | |
Loại | Tên lửa không đối đất chiến thuật |
Nơi chế tạo | Nga |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | Năm 2012 (Kh-38ME) Năm 2019 (Kh-36) |
Sử dụng bởi | Nga |
Trận | Nội chiến Syria[1][2] |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Tactical Missiles Corporation JSC |
Năm thiết kế | Năm 2007 (Kh-38ME) Năm 2015 (Kh-36) |
Nhà sản xuất | Tactical Missiles Corporation JSC |
Giai đoạn sản xuất | Năm 2015 (Kh-38M) Năm 2019 (Kh-36) |
Thông số | |
Khối lượng | 520 kg (1.150 lb) |
Chiều dài | 4,2 m (13 ft 9 in)[3] |
Đường kính | 0,31 m (12,2 in)[3] |
Đầu nổ | Phân mảnh HE, đầu đạn chùm, xuyên giáp |
Trọng lượng đầu nổ | lên tới 250 kg (551 lb)[3] |
Cơ cấu nổ mechanism | Tiếp xúc với ngòi nổ |
Động cơ | Tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng[3] |
Sải cánh | 1,14 m (44,9 in) |
Tầm hoạt động | lên tới 40 km (21,6 nmi)[3] |
Độ cao bay | 200 m - 12.000 m |
Tốc độ | Mach 2.2[3] |
Hệ thống chỉ đạo | Laser, radar chủ động, hồng ngoại, vệ tinh, tùy theo biến thể |
Nền phóng | Kh-38: Su-34, Su-57, Ka-52K Kh-36: Su-57, MiG-35 |
Kh-38/Kh-38M (tiếng Nga: Х-38) là một dòng tên lửa không đối đất do Nga chế tạo để kế thừa dòng tên lửa Kh-25 và Kh-29.
Thiết kế và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Cấu hình cơ bản của Kh-38M đã được tiết lộ tại Triển lãm Hàng không Moskva (MAKS) năm 2007. Các nguyên mẫu đầu tiên trang bị cánh gấp và vây đuôi để thuận tiện trong việc vận chuyển.[4] Tên lửa có nhiều loại đầu dò cho các biến thể khác nhau, và có thể trang bị nhiều loại đầu đạn như phân mảnh, đạn chùm, xuyên giáp. Nó có thể được phóng từ máy bay chiến đấu Sukhoi Su-34 và Sukhoi Su-57, cũng như được lên kế hoạch trang bị trên trực thăng Kamov Ka-52K. Lần bắn thử đầu tiên diễn ra vào năm 2010 từ một chiếc Su-34, việc sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 2015.[3]
Trong phiên bản ra mắt tại MAKS 2017, cả hai bề mặt điều khiển của Kh-38 đều được thay thế bằng bề mặt cố định dài và hẹp hơn - điều tương tự từng được áp dụng với tên lửa Aspide của công ty Selenia.[5]
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Kh-38M được sử dụng lần đầu ở chiến trường Syria khi Nga can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến,[3] và sau đó là trong cuộc xâm lược Ukraina năm 2022.
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]- Kh-38MA - dẫn đường bằng radar chủ động và quán tính[3]
- Kh-38MK - dẫn đường bằng vệ tinh và quán tính[3]
- Kh-38ML - dẫn đường bằng laser bán chủ động và quán tính[3]
- Kh-38MT - dẫn đường bằng tia hồng ngoại và quán tính[3]
- Kh-36 Grom-E1 - biến thể tên lửa hành trình chiến thuật AS-23/AGM với tầm bắn 120 km[6]
- Kh-36 Grom-E2 - bom lượn dẫn đường AS-23B/KAB với tầm hoạt động 50 km[7]
Cả hai phiên bản Grom đều có khối lượng 600 kg, được chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa chiến thuật tầm ngắn Kh-38M nên Grom cũng có cấu trúc mô đun, đầu đạn và đầu dò với nhiều cơ chế dẫn đường khác nhau. Loại vũ khí này lần đầu tiên được nhìn thấy tại MAKS 2015, và dự kiến sẽ trang bị trên tất cả các loại máy bay tiêm kích, bao gồm cả MiG-35 và Su-57.[8]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Russia to test new missiles in Syria later this year”. Ngày 14 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Russian MiG-29Ks will employ Kh-38 in Syria – Alert 5”.
- ^ a b c d e f g h i j k l “[Actu] La bombe guidée 9A-7759 Grom”. Red Samovar. Ngày 26 tháng 6 năm 2018.
- ^ Barrie, Douglas và Komarov, Alexey. "War on Two Fronts for Russia's Missile Builders ". Aviation Week. Ngày 10 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
- ^ “MAKS: Tactical Missiles Corporation shows Kh-38 changes - Russian aviation news”. Ngày 20 tháng 7 năm 2017.
- ^ “Airborne guided missile "GROM-E1"”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2022.
- ^ “Airborne guided gliding bomb "GROM-E2"”. Ngày 20 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Производитель раскрыл характеристики новейших авиационных средств поражения "Гром"”.