Nam Viêm
Nam Viêm
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Nam Viêm | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Vĩnh Phúc | |
Thành phố | Phúc Yên | |
Thành lập | 7/2/2018[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°15′59″B 105°42′14″Đ / 21,26639°B 105,70389°Đ | ||
| ||
Diện tích | 5,88 km² | |
Dân số (2017) | ||
Tổng cộng | 8.489 người | |
Mật độ | 1.444 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 08755[2] | |
Nam Viêm là một phường thuộc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Nam Viêm nằm ở phía bắc thành phố Phúc Yên, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp huyện Bình Xuyên và phường Tiền Châu
- Phía nam giáp các phường Trưng Nhị và Phúc Thắng
- Phía bắc giáp phường Xuân Hòa và xã Cao Minh.
Phường có diện tích 5,88 km², dân số năm 2017 là 8.489 người[1], mật độ dân số đạt 1.444 người/km².
Phường có 6 khu dân cư: Cả Đông, Cả Đoài, Khả Do, Tân Minh, Đồng Cờ và Nam Viêm.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây, Nam Viêm là một xã thuôc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Kim Anh sáp nhập với huyện Đa Phúc thành huyện Sóc Sơn[3], xã Nam Viêm thuộc huyện Sóc Sơn.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 49-CP[4]. Theo đó, chuyển xã Nam Viêm về huyện Mê Linh quản lý.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2003/NĐ-CP[5]. Theo đó, chuyển xã Nam Viêm về thị xã Phúc Yên vừa tái lập.
Ngày 7 tháng 2 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14[1]. Theo đó, thành lập phường Nam Viêm trên cơ sở toàn bộ 5,88 km² diện tích tự nhiên và 8.489 người của xã Nam Viêm, đồng thời chuyển thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Di tích
[sửa | sửa mã nguồn]- Đình Khả Do
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Nghị quyết 484/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về việc thành lập phường Tiền Châu, phường Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên và thành lập thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Quyết định 178-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú”.
- ^ “Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội”.
- ^ “Nghị định 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.