Bước tới nội dung

Giải Mercury

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải Mercury
Biểu trưng của giải thưởng
Trao choAlbum hay nhất từ Anh Quốc và Ireland
Địa điểmAnh Quốc
Lần đầu tiên1992 (31–32 năm trước) (dưới tên Mercury Music Prize)
Trang chủmercuryprize.com

Giải Mercury (tên gốc: Mercury Prize, trước đây tên là Mercury Music Prize) là giải thưởng âm nhạc thường niên, vinh danh album xuất sắc nhất tại Anh QuốcIreland.[1] Giải thưởng do Công nghiệp ghi âm Anh và Hiệp hội bán lẻ âm nhạc Anh Quốc thành lập năm 1992, luân phiên với giải Brit. Ban đầu, giải thưởng này được lấy tên và tài trợ bởi Mercury Communications, một nhãn hiệu của Cable & Wireless.[2] Chương trình sau này chuyển sang nhiều nhà tài trợ khác, như Technics[3] (1998–2001), Panasonic[2] (2002–2003), Nationwide Building Society (2004–2008) và Barclaycard (2009–2014).[4][5] Năm 2015, BBC là đơn vị tài trợ chính của giải thưởng,[5] sau đó vào năm 2016 có nguồn tin công bố công ty Hyundai đã ký một thỏa thuận có thời hạn 3 năm để tài trợ cho sự kiện.[6]

Bất kì album nào được phát hành bởi một nghệ sĩ Anh Quốc và Ireland hoặc một ban nhạc có 50% thành viên mang quốc tịch ở hai quốc gia này — đều có quyền đệ trình đến giải thưởng thông qua hãng thu âm của họ. Danh sách đề cử được chọn lựa từ một ban thẩm định độc lập gồm những nhạc sĩ, nhà đại diện, nhà sản xuất âm nhạc, nhà báo âm nhạc, nhà tổ chức liên hoan và những nhân vật khác trong ngành công nghiệp âm nhạc Anh Quốc và Ireland.[1][7][8] Giải thưởng này dành cho tất cả mọi thể loại âm nhạc, bao gồm pop, rock, folk, urban, dance, jazz, blues, điện tử và cổ điển. Buổi trao giải ("Awards Show") diễn ra vào tháng 10, sau khi công bố danh sách đề cử ("Album of the Year Launch") vào tháng 9. Thông thường, nhiều ban nhạc có album đề cử hoặc thắng giải đều gia tăng doanh số bán ra, đặc biệt với những tên tuổi chưa được biết đến.[9] Mỗi nghệ sĩ lọt vào danh sách đề cử đều nhận một chiếc cúp "Album của năm" tại lễ trao giải. Khác với nhiều giải thưởng âm nhạc, quán quân giải Mercury còn nhận một tấm séc; năm 2017, giá trị giải thưởng là 25.000 bảng Anh. Người thắng giải cũng nhận một chiếc cúp chung cuộc.[1]

Cho đến nay, PJ Harvey là nghệ sĩ duy nhất thắng nhiều hơn 1 giải (năm 2001 và 2011). Cô cũng là nữ nghệ sĩ đơn ca đầu tiên thắng giải. Alex Turner đã giành năm đề cử trên tư cách thành viên của Arctic MonkeysThe Last Shadow Puppets và có một chiến thắng. Thom Yorke có 6 đề cử, 5 lần với Radiohead và một lần với The Eraser nhưng chưa bao giờ đoạt giải.[10]

Danh tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Mercury có thể gây nhiều ảnh hưởng đến số đĩa bán ra của các nghệ sĩ đề cử. The Seldom Seen Kid của Elbow tăng đến 700% doanh số sau khi đoạt giải năm 2008.[11][12] Trong bài diễn văn nhận giải, trưởng nhóm Guy Garvey phát biểu rằng "Đây là điều tuyệt nhất đối với chúng tôi".[13][14] Tương tự, doanh số album của The xx cũng tăng đến 450% sau ngày thắng giải năm 2010[15][16] và nhà quán quân năm 2013, James Blake tăng đến 2.500% doanh số trên hệ thống Amazon.[17][18] Let England Shake của PJ Harvey nhảy từ hạng 181 lên hạng 24 trên bảng xếp hạng UK Albums Chart sau tuần lễ đăng quang năm 2011.[19]

Dù được đánh giá cao, nhiều người cho rằng nghệ sĩ có album đề cử hoặc thắng giải thưởng này có thể là một điềm gở trong sự nghiệp của họ.[20][21] Năm 2001, ban nhạc Gorillaz mong muốn rút đề cử cho album đầu tay cùng tên, khi tay bass Murdoc Niccals phát biểu nếu chiến thắng sẽ "giống như đeo một vật xui xẻo ("albatross") trên cổ đến vĩnh viễn".[22][23]

Theo quy định, tất cả thể loại âm nhạc đều có quyền đệ trình một cách công bằng.[1] Simon Frith, chủ tịch hội đồng giám khảo của giải Mercury, khẳng định tác phẩm được chọn là những album "mạnh nhất" mỗi năm, thay vì phân theo dòng nhạc.[24] Dù vậy, nhiều người cho rằng sự xuất hiện của nhạc cổ điển, folkjazz là bất thường so với những đề cử còn lại.[25] Những nghệ sĩ từng có một album được đề cử gồm có Sir John Tavener, Sir Peter Maxwell Davies, Gavin BryarsNicholas Maw. Chưa có ai trong số họ từng giành chiến thắng, đồng thời chưa có album nhạc cổ điển nào lọt vào danh sách kể từ năm 2002.

Ban tổ chức gây nhiều tranh cãi khi trao giải cho những cá nhân ít nổi bật hơn những cái tên được yêu thích.[26][27] Giải thưởng năm 1994 thuộc về Elegant Slumming của ban nhạc pop M People thay vì những album ăn khách hơn trong đề cử như Paul Weller, BlurPulp của dòng nhạc Britpop, hay nhóm nhạc điện tử The Prodigy.[28][29][30]

Năm 2005, nhiều nhà báo chỉ trích giải thưởng vì trao giải cho I Am a Bird Now của Antony and the Johnsons, khi họ thành lập tại Mỹ thay vì Anh Quốc như trong tiêu chí của ban tổ chức.[31][32] Năm 2006, album kết hợp giữa Isobel CampbellMark Lanegan, Ballad of the Broken Seas lọt vào bảng đề cử, dù Lanegan là người Mỹ và chỉ hợp lệ nhờ quốc tịch Anh của Campbell. Cùng năm đó, ban nhạc Guillemots giành được một suất trong danh sách đề cử, có thành viên xuất thân từ Brazil và Canada, dù phần lớn nhóm của họ là người Anh.[33]

Tiêu chí gần đây của giải thưởng khẳng định tất cả album hợp lệ phải được bày bán một cách toàn diện dưới định dạng CD hoặc kỹ thuật số tại Anh Quốc.[1] Tháng 9 năm 2013, nhạc công guitar và giọng ca Kevin Shields của ban nhạc My Bloody Valentine bày tỏ sự lo ngại trước giải thưởng trong một cuộc phỏng vấn với báo The Guardian; anh cáo buộc ban tổ chức "ngăn chặn" việc phát hành album của họ, m b v lọt vào danh sách đề cử vì đã tuân theo điều lệ trên.[34]

Dòng nhạc heavy metal cũng bị cho là "xem nhẹ" tại giải thưởng này; một bài báo 2013 của Vice có viết "Metal chắc chắn chưa bao giờ được để ý tới", thậm chí nó còn không xuất hiện trong mẫu thông tin danh sách chính thức: 'Giải thưởng dành cho tất cả các dòng nhạc như pop, rock, folk, urban, dance, jazz, blues, electronica, cổ điển,...'"[35] Trường hợp duy nhất bản ghi nhạc metal giành được đề cử cho giải Mercury là Troublegum của ban nhạc Therapy?. Năm 2011, chủ tịch hội đồng giám khảo Simon Frith phát biểu "[Metal] là dòng nhạc mà nhiều người không nghe đến."[36]

Danh sách rút gọn người chiến thắng và được đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Đoạt giải Danh sách đề cử Chân dung Chú thích
1992 Primal ScreamScreamadelica [37]
1993 SuedeSuede [38]
1994 M PeopleElegant Slumming [39]
1995 PortisheadDummy [40]
1996 PulpDifferent Class [41]
1997 Roni Size/ReprazentNew Forms [40]
1998 GomezBring It On [40]
1999 Talvin SinghOk [42]

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Đoạt giải Danh sách đề cử Chân dung Chú thích
2000 Badly Drawn BoyThe Hour of Bewilderbeast [43]
2001 PJ HarveyStories from the City, Stories from the Sea [45]
2002 Ms. DynamiteA Little Deeper [46]
2003 Dizzee RascalBoy in da Corner [47]
2004 Franz FerdinandFranz Ferdinand [48]
2005 Antony and the JohnsonsI Am a Bird Now [32]
2006 Arctic MonkeysWhatever People Say I Am, That's What I'm Not [49]
2007 KlaxonsMyths of the Near Future [50]
2008 ElbowThe Seldom Seen Kid [51]
2009 Speech DebelleSpeech Therapy [52]

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]
The xx, thắng giải năm 2010
Alt-J, thắng giải năm 2012
James Blake, thắng giải năm 2013
Ban nhạc Wolf Alice, chủ nhân giải thưởng năm 2018.
Năm Đoạt giải Danh sách đề cử Chú thích
2010 The xxxx [53]
2011 PJ HarveyLet England Shake [54]
2012 Alt-JAn Awesome Wave [55][56]
2013 James BlakeOvergrown [57][58]
2014 Young FathersDead [59]
2015 Benjamin ClementineAt Least for Now [60]
2016 Skepta Konnichiwa [61]
2017 SamphaProcess [62]
2018 Wolf AliceVisions of a Life [63]
2019 DavePsychodrama [64]

Thập niên 2020

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Đoạt giải Danh sách đề cử Chân dung Chú thích
2020 Michael KiwanukaKiwanuka [65]
[66]
2021 Arlo ParksCollapsed in Sunbeams [67]
[68]

Các kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ sĩ giành nhiều chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
2 lần chiến thắng

Nghệ sĩ giành nhiều đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách dưới đây được liệt kê cho những ban nhạc/nghệ sĩ có từ hai đề cử trở lên với cùng một nghệ danh. Danh sách không bao gồm những lần xuất hiện trong các nhạc phẩm tuyển tập (ví dụ như Artists for War Child) hoặc các cá nhân nhận đề cử riêng với tư cách một nghệ sĩ độc tấu và thành viên nhóm nhạc (chẳng hạn như Robbie Williams với album đơn ca Life thru a Lens và album Everything Changes của Take That).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Mercury Prize – About”. Mercury Prize. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ a b Dann, Trevor (ngày 9 tháng 9 năm 2003). 'By the time the list is agreed you wonder whether you like music at all'. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ “Manics lead Mercury shortlist”. BBC News. ngày 27 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ “Barclaycard Mercury Prize sponsorship announced”. Newsroom.Barclays.com. European Sponsorship Association. ngày 30 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ a b Adam Sherwin (ngày 16 tháng 10 năm 2015). “Mercury Prize 2015: Florence + The Machine tipped for success as Blur miss out on a global shortlist”. The Independent.
  6. ^ “Hyundai Partners with Mercury Music Prize”. Hyundai. Bản gốc lưu trữ 18 tháng 9 năm 2016. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “Mercury Prize 2008”. BBC Music. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  8. ^ Beech, Mark (ngày 9 tháng 9 năm 2008). “U.K. Band Elbow Wins Mercury Prize as Judges Surprise Again”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ Innes, John (ngày 15 tháng 9 năm 2004). “Band's debut album soars back into charts after Mercury success”. The Scotsman. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ “PJ Harvey wins Mercury Music Prize for second time”. BBC News. ngày 6 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2016.
  11. ^ “Young Fathers likely to be touched by unreliable magic of Mercury prize”. The Guardian. ngày 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ “Mercury Prize 2010: The xx are left stunned as they scoop the coveted music award for their debut album”. Daily Mail. ngày 8 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  13. ^ “Elbow elated at Mercury Prize win”. BBC News. ngày 9 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “Elbow: 'Mercury win is best thing that's ever happened to us'. NME. ngày 9 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ “Young Fathers likely to be touched by unreliable magic of Mercury prize”. The Guardian. 30 tháng 10 năm 2017. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014. It was a similar tale for the XX after their 2010 win. Sales of their debut album soared 450% the day after they won, according to figures from music retailer HMV
  16. ^ “The xx "terrified" after Mercury win”. Digital Spy. 9 tháng 9 năm 2010. Truy cập 4 tháng 12 năm 2018. Their debut album, which had sold 125,000 copies prior to winning the prize, has experienced a jump in sales of almost 450% since Tuesday's award ceremony.
  17. ^ “Young Fathers likely to be touched by unreliable magic of Mercury prize”. The Guardian. 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập 4 tháng 12 năm 2018. After winning the 2013 prize, James Blake saw sales of his album Overgrown jump more than 2,500% on Amazon.
  18. ^ “James Blake album sales increase 2500% on Amazon since Mercury Prize win”. Music Week. 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập 4 tháng 12 năm 2018.
  19. ^ “Pixie Lott and Example – all about number one!”. Official Charts. ngày 11 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  20. ^ Gill, Andy (ngày 14 tháng 7 năm 2006). “Curse of the Mercury”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009. ...the Mercury Prize has acquired a well-established reputation for destroying its winners' futures...
  21. ^ Williamson, Nigel (ngày 13 tháng 7 năm 2003). “Uneasy listening”. The Guardian. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009.
  22. ^ Youngs, Ian (ngày 30 tháng 7 năm 2002). “Entertainment | Mercury Prize's guessing game”. BBC News. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  23. ^ “Gorillaz taken off Mercury list”. BBC News. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  24. ^ “Mercury prize puts black artists to the fore”. The Guardian. ngày 23 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
  25. ^ Petridis, Alexis (ngày 20 tháng 9 năm 2002). “Back to basics”. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  26. ^ Adams, Stephen (ngày 5 tháng 9 năm 2007). “Amy Winehouse performs at Mercury prize”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  27. ^ “Ms Dynamite wins Mercury prize”. BBC News. ngày 17 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  28. ^ Waters, Darren (ngày 2 tháng 9 năm 2005). “Judging music the Mercury way”. BBC News. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  29. ^ Millar, Anna (ngày 13 tháng 8 năm 2006). “Why Mercury makes Isobel's blood boil at pop industry”. The Scotsman. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  30. ^ Youngs, Ian (ngày 4 tháng 12 năm 2003). “Does the Mercury Prize get it right?”. BBC News. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  31. ^ Barlow, Karen (ngày 26 tháng 9 năm 2005). “Inaugural Australian music prize announced”. Australian Broadcasting Company. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  32. ^ a b “Antony and Johnsons win Mercury”. BBC News. ngày 7 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  33. ^ Sutherland, Mark. “Who can beat the Arctic Monkeys to win the Mercury Prize?”. BBC 6 Music. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  34. ^ Deeovy, Adrian; Michaels, Sean (ngày 13 tháng 9 năm 2013). “My Bloody Valentine frontman slams Mercury prize list | Music”. The Guardian. Guardian Media Group. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2013.
  35. ^ “Busting the Myths Around the Mercury Music Prize 2014”. VICE.
  36. ^ “Five Points For Mercury Prize Reform”. Clash Magazine.
  37. ^ Gill, Andy (ngày 10 tháng 9 năm 1992). “The 1992 Mercury Music Prize: Andy Gill looks at the winner of the inaugural Mercury Music Prize”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  38. ^ “The London Suede”. MTV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  39. ^ Hughes, Jack (ngày 18 tháng 9 năm 1994). “Cries & Whispers”. The Independent. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  40. ^ a b c “Mercury winners: where are they now?”. Channel 4. ngày 18 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  41. ^ MacDonald, Marianne (ngày 11 tháng 9 năm 1996). “Pulp create a different class of award”. The Independent. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  42. ^ “Talvin Singh: Closing the divide”. BBC News. ngày 8 tháng 9 năm 1999. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  43. ^ “PJ Harvey wins Mercury prize”. BBC News. ngày 11 tháng 9 năm 2001. ...Britain's most prestigious music prize...
  44. ^ Youngs, Ian (ngày 30 tháng 7 năm 2002). “Mercury Prize's guessing game”. BBC News. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  45. ^ “PJ Harvey wins Mercury prize – after witnessing Pentagon attack”. The Guardian. ngày 12 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  46. ^ Chrisafis, Angelique (ngày 18 tháng 9 năm 2002). “Ms Dynamite's victory blasts Mercury norms”. The Guardian. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2009.
  47. ^ Imagee, Matthew (ngày 7 tháng 9 năm 2004). “Still going strong after Dizzee rise to Mercury's peak”. The Scotsman. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  48. ^ Barkham, Patrick (ngày 8 tháng 9 năm 2004). “Mercury rises for art pop of Franz Ferdinand”. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  49. ^ “Arctic Monkeys win 2006 Mercury Music Prize”. NME. ngày 5 tháng 9 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  50. ^ Smart, Gordon (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “Amy Winehouse: 1983–2011”. The Sun. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  51. ^ Paphides, Pete (ngày 10 tháng 9 năm 2008). “Pete Paphides salutes Elbow's Mercury Prize victory”. The Times. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  52. ^ Swash, Rosie (ngày 21 tháng 7 năm 2009). “Mercury Prize 2009 Nominations Announced”. The Guardian. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2009.
  53. ^ “Mercury Prize 2010 Nominations Announced”. NME. ngày 20 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.
  54. ^ Topping, Alexandra (ngày 19 tháng 7 năm 2011). “Adele leads Mercury prize 2011 shortlist”. The Guardian. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  55. ^ Butterly, Amelia (ngày 13 tháng 9 năm 2012). “Plan B hopes for his 'Dizzee Rascal' moment at Mercurys”. BBC News. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012.
  56. ^ Topping, Alexandra (ngày 2 tháng 11 năm 2012). “Mercury prize celebrates 20 years with award for Alt-J's debut album”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  57. ^ Clark, Nick (ngày 11 tháng 9 năm 2013). “Mercury Prize 2013: List of nominees in full”. The Independent. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2013.
  58. ^ “Mercury Prize: James Blake wins with Overgrown”. BBC News. ngày 31 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2013.
  59. ^ Beauchemin, Molly (ngày 30 tháng 10 năm 2014). “Young Fathers Win the Mercury Prize”. Pitchfork Media. Pitchfork. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014.
  60. ^ “Mercury Prize 2015 shortlist”. BBC. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.
  61. ^ Adam Bychawski (ngày 15 tháng 9 năm 2016). “Skepta wins Mercury Prize 2016”. NME. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  62. ^ Mark Brown (ngày 14 tháng 9 năm 2017). “Mercury prize 2017 is won by Sampha's Process”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
  63. ^ Savage, Mark (ngày 26 tháng 7 năm 2018). “Arctics and Jorja Smith on Mercury list”. BBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2018.
  64. ^ Edelstone, Steven; Manno, Lizzie (25 tháng 7 năm 2019). “2019 Mercury Prize Nominations Announced: Predictions, Snubs and More”. Paste Magazine. Truy cập 29 tháng 7 năm 2019.
  65. ^ Savage, Mark (23 tháng 7 năm 2020). “Mercury Prize 2020: Female artists lead nominations for the first time”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  66. ^ Savage, Mark (24 tháng 9 năm 2020). “Michael Kiwanuka wins the 2020 Mercury Prize”. BBC News. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  67. ^ Beaumont-Thomas, Ben (22 tháng 7 năm 2021). “Mercury prize 2021: first-time nominees dominate shortlist”. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2021.
  68. ^ Beaumont-Thomas, Ben (9 tháng 9 năm 2021). “Mercury Prize 2021: Arlo Parks wins for Collapsed in Sunbeams. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.

Chính

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]