Bước tới nội dung

Nyasaland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xứ bảo hộ Nyasaland
1907–1964
1953–1963: Liên bang
Quốc kỳ Malawi
Quốc kỳ
Quốc huy Nyasaland
Quốc huy

Tổng quan
Vị thếXứ bảo hộ của Vương quốc Liên hiệp Anh
Thủ đôZomba
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Anh (chính thức), Chichewa, Yao, Tumbuka
Tôn giáo chính
Ki-tô giáo, Hồi giáo
Quân chủ 
• 1907–1910
Edward VII
• 1910–1936
George V
• 1936
Edward VIII
• 1936–1952
George VI
• 1952–1964
Elizabeth II
Thống sứ 
• 1907–1908
Sir William Henry Manning
• 1948–1953
Geoffrey Francis Taylor Colby
• 1963–1964
Sir Glyn Smallwood Jones
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
6 tháng 7, 1907
1953–1963
• Giải thể
6 tháng 7, 1964
Kinh tế
Đơn vị tiền tệBảng Nam Rhodesia (1907–56)
Bảng Rhodesia và Nyasaland (1956–64)
Tiền thân
Kế tục
Xứ bảo hộ Trung Phi thuộc Anh
Malawi
Hiện nay là một phần của Malawi


Nyasaland, hay Xứ bảo hộ Nyasaland, là xứ bảo hộ của Anh tại châu Phi được thành lập năm 1907 sau khi Xứ bảo hộ Trung Phi thuộc Anh (British Central Africa Protectorate) đổi tên. Từ năm 1953 tới 1963, Nyasaland thuộc Liên bang Rhodesia và Nyasaland. Sau khi Liên bang tan rã, Nyasaland giành độc lập từ Anh vào ngày 6 tháng 7 năm 1964 và đổi tên thành Malawi.

Lịch sử Nyasaland được đánh dấu bởi sự thất thoát một lượng lớn ruộng công tại châu Phi vào đâu thời thuộc địa. Vào tháng 1 năm 1915, Đức cha John Chilembwe tổ chức một cuộc nổi loạn nhằm phản đối sự phân biệt đối với người châu Phi, buộc các chính quyền thực dân phải đánh giá lại các chính sách của họ. Tầng lớp thượng lưu trí thức người châu Phi dần có tiếng nói và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị từ thập niên 1930, ban đầu thông qua các hiệp hội, và sau 1944, thông qua Đại hội Phi Nyasaland (NAC).

Các cuộc kích động dân sự gia tăng đáng kể kể từ khi Nyasaland bị ép phải gia nhập Liên bang với Nam và Bắc Rhodesia vào năm 1953. Sự thất bại của NAC trong việc khống chế đã dẫn tới sự sụp đổ. Không lâu sau đất nước này được khôi phục nhờ một thế hệ trẻ trung và giàu sưc chiến đấu hơn, góp phần đưa Hastings Banda trở lại quê hương và lãnh đạo đất nước giành độc lập.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]