Bước tới nội dung

Heinrich Rohrer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản để in ra không còn được hỗ trợ và có thể có lỗi kết xuất. Xin hãy cập nhật các dấu trang của bạn và sử dụng chức năng in bình thường của trình duyệt thay thế.
Heinrich Rohrer
Heinrich Rohrer
Sinh(1933-06-06)6 tháng 6, 1933
St. Gallen, Thụy Sĩ
Mất16 tháng 5 năm 2013(2013-05-16) (79 tuổi)
Wollerau
Quốc tịchThụy Sĩ
Nổi tiếng vìKính hiển vi quét chui hầm
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1986)
Huy chương Elliott Cresson (1987)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học

Heinrich Rohrer (6 tháng 6 năm 1933 – 16 tháng 5 năm 2013) là nhà vật lý người Thụy Sĩ đã đoạt chung nửa giải Nobel Vật lý năm 1986 với Gerd Binnig cho công trình thiết kế Kính hiển vi quét chui hầm của họ (nửa giải kia được trao cho Ernst Ruska).

Cuộc đời và Sự nghiệp

Rohrer sinh tại St. Gallen, Thụy Sĩ một nửa giờ sau người chị song sinh của ông. Gia đình chuyển tới cư ngụ ở Zürich năm 1949. Ông ghi tên học ở ETH Zürich năm 1951, là học trò của Wolfgang Pauli. Luận án tiến sĩ của ông căn cứ trên công trình đo các thay đổi chiều dài của chất siêu dẫn ở sự chuyển đổi siêu dẫn cảm ứng từ trường, một dự án do Jörgen Lykke Olsen khởi xướng. Ông đã làm hầu hết các nghiên cứu của mình vào ban đêm sau khi thành phố đã yên ngủ vì các việc đo của ông rất nhạy cảm với sự rung động.

Các nghiên cứu của ông bị gián đoạn vì ông phải thi hành nghĩa vụ quân sự trong Bộ binh Thụy Sĩ ở vùng núi.

Năm 1961, ông kết hôn với Rose-Marie Egger. Chuyến du lịch hưởng tuần trăng mật ở Hoa Kỳ của họ cũng xen lẫn một thời gian làm nghiên cứu về độ dẫn nhiệt của chất siêu dẫn loại II và của các kim loại, làm chung với Bernie Serin tại Đại học RutgersNew Jersey.

Năm 1963, ông tham gia nhóm nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm của hãng IBM tại Rüschlikon, Zürich dưới sự hướng dẫn của Ambros Speiser. Vài năm đầu làm việc ở đây, ông đã nghiên cứu hệ thống Kondo với từ trở trong các xung từ trường. Sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu magnetic phase diagram (biểu đồ pha từ), mà cuối cùng đã đưa ông vào các lĩnh vực của các hiện tượng tới hạn (critical phenomena).

Năm 1974, ông tạm nghỉ việc một năm, sang Đại học California tại Santa Barbara nghiên cứu cộng hưởng từ hạt nhân với Vince JaccarinoAlan King.

Năm 1997 ông rời hãng IBM sang làm việc ở Consejo Superior de Investigaciones Científicas (Hội đồng nghiên cứu khoa học cấp cao) ở Tây Ban Nha và ở RIKEN (Rikagaku Kenkyūjo 理化学研究所? = Viện nghiên cứu Vật lý, Hóa học) của Nhật Bản[1].

Đời tư

Rohrer kết hôn với Rose-Marie Egger năm 1961. Họ có hai người con gái: Doris và Ellen.

Tác phẩm

  • K. W. Blazey & H. Rohrer: Antiferromagnetism and the Magnetic Phase Diagram of GdAlO3. Phys. Rev. 173/2, S. 574–580 (1968)
  • Gerd Binnig & Heinrich Rohrer: Gerät zur rasterartigen Oberflächenuntersuchung unter Ausnutzung des Vakuum-Tunneleffekts bei kryogenischen Temperaturen, Europäische Patentanmeldung 0 027 517, Priorität: 20.9.1979 CH 8486 79 (tiếng Đức)
  • Gerd Binnig, Heinrich Rohrer, C. Gerber & E. Weibel: Tunneling through a Controllable Vacuum Gap, Appl. Phys. Lett. 40, 178 (1982)
  • G. Binnig, H. Rohrer, C. Gerber, E. Weibel: Surface studies by scanning tunneling microscopy. Phys. Rev. Lett. 49/1, S. 57–61 (1982)

Tham khảo

  1. ^ Biographie Lưu trữ 2008-02-12 tại Wayback Machine trên trang web của hãng IBM

Liên kết ngoài