Bước tới nội dung

Việc làm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Inteyvat (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:23, ngày 23 tháng 7 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Việc làm (tiếng Anh: job) hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người. Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các thẩm phán). Nếu một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ.

Công việc cho mỗi người

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết mọi người sẽ làm việc tám giờ mỗi ngày và hơn bốn mươi hoặc nhiều giờ hơn mỗi tuần để làm công việc được trả lương. Một số trường hợp như trẻ em hay người khuyết tật sẽ làm việc với thời gian ít hơn. Ngoài ra, công việc cho những nhóm người đều khác nhau, ví dụ như những công việc toàn thời gian, bán thời gian, tình nguyện viên, hay công việc nội trợ. Đối với trẻ em trên năm tuổi, chúng đã bắt đầu trở thành một phần trong xã hội, vì vậy công việc chính của trẻ em sẽ là học và trở thành một học sinh.

Phân loại theo thời gian làm việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một định nghĩa chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.

Bán thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một định nghĩa mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0,5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.

Làm thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một định nghĩa mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định.

Nghề nghiệp và tuổi thọ

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử đã chứng minh công việc chân tay sẽ rút ngắn tuổi thọ của một con người.[1] Các công việc với vị trí cao hơn[2] trong hệ thống sẽ có tác dụng tăng tuổi thọ.

Nguyên nhân chính khiến nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ đó chính là tạo ra sự lo lắng.[3] Một số dữ liệu quá phức tạp để giải thích do các lý do khác nhau của tuổi thọ dài hơn; do đó các chuyên gia lành nghề, các nhân viên có công việc an toàn và những người ít lo lắng có thể sống lâu vì các lý do khác nhau.[4]

Công việc càng tích cực, sẽ có khả năng khiến người đó sống lâu hơn.[5][6] Ngoài ra các yếu tố như giới tính, quốc gia, vị trí địa lý cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ ở một mức nào đó.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Womack, Sarah (ngày 24 tháng 10 năm 2007). “Why accountants live longer than builders”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ “Living Longer, Working Longer: The Changing Landscape of the Aging Workforce – A MetLife Study” (PDF). MetLife Mature Market Institute. tháng 4 năm 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “The Most Stressful Jobs of 2014”. CareerCast.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ Lyte, Brittany (ngày 18 tháng 3 năm 2015). “5 Jobs Proven to Make You Live Longer”. Wise Bread. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ Lees, John (ngày 11 tháng 11 năm 2014). “Personality test: what job would make you happiest?”. the Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Whistling While You Work: The 10 Most Satisfying Careers”. CareerCast.com. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “Find out how your gender and job may affect your life expectancy”. the Guardian. ngày 21 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.