Bước tới nội dung

Thủ tướng Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Đạt Ngọc Lý (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 13:46, ngày 18 tháng 9 năm 2019. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Thủ tướng Cộng hòa Pháp
Premier Ministre
Tập tin:French government logo.svg.png
Biểu trưng Chính phủ Pháp
Đương nhiệm
Édouard Philippe

từ 15 tháng 5 năm 2017
Thành viên củaNội các Pháp
Hội đồng Quốc gia
Báo cáo tớiTổng thống Cộng hòa
Nghị viện Pháp
Dinh thựDinh thự Matignon
Trụ sởParis, Pháp
Bổ nhiệm bởiTổng thống Pháp
Nhiệm kỳ
Chỉ định đồng thuận bởi Hạ viện PhápTổng thống Pháp
Tuân theoHiến pháp 4 tháng 10 năm 1958
Tiền nhiệmDanh sách các thủ tướng Pháp
Thành lập1958
Người đầu tiên giữ chứcMichel Debré
Lương bổng14.910 euro/tháng
Websitewww.premier-ministre.gouv.fr

Thủ tướng Pháp (tiếng Pháp: Premier ministre français) trong Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp là người đứng đầu chính phủ và là thành viên thứ 2 trong Hội đồng Bộ trưởng Pháp.[1] Dưới thời Đệ TamĐệ Tứ Cộng hòa Pháp, vị trí đứng đầu chính phủ được gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tiếng Pháp: Président du Conseil des Ministres), thường gọi tắt là Chủ tịch Hội đồng (tiếng Pháp: Président du Conseil).

Thủ tướng đệ trình một danh sách các bộ trưởng lên Tổng thống Pháp. Các sắc lệnh và nghị quyết của Thủ tướng là đề tài giám sát của hệ thống tòa án hành chính. Một số sắc lệnh được đưa ra sau khi có sự tham vấn từ Hội đồng Quốc gia.

Bổ nhiệm

Thủ tướng được bổ nhiệm bởi Tổng thống Pháp. Tổng thống có quyền chọn bất cứ người nào mình muốn, điều này trái ngược với các thể chế Đại nghị nơi mà nguyên thủ quốc gia phải chỉ định lãnh đạo của đảng lớn nhất trong cợ quan lập pháp. Trên thực tế, chỉ có số ít các thủ tướng là người lãnh đạo đảng của mình trong lúc tại nhiệm. Mặc khác trong khi thủ tướng thường được chọn từ những người nắm chức vụ cao trong Quốc hội, trong một số trường hợp hiếm hoi, Tổng thống lựa chọn một người không nắm giữ chức vụ nhưng người đó có kinh nghiệm trong bộ máy chính quyền hoặc trong ngành ngoại giao, hoặc thành công trong quản lý kinh doanh; ví dụ cựu thủ tướng Dominique de Villepin nắm quyền từ 2005 đến 2007 khi chưa từng giữ một chức vụ được bầu.

Trái lại, bởi vì Hạ viện Pháp có quyền buộc chính phủ từ chức, việc chọn lựa thủ tướng phải được số đông các nghị sĩ đồng tình. Ví dụ, ngay sau cuộc bầu cử năm 1986, Tổng thống François Mitterrand đã chỉ định Jacques Chirac làm thủ tướng, Chirac là thành viên của Tập hợp vì nền Cộng hoà (RPR) và cũng là một đối thủ chính trị của Mitterrand, và mặc dù Đảng Xã hội Pháp của Mitterrand vẫn là đảng lớn nhất trong Quốc hội, RPR có đồng minh trong Liên minh vì Dân chủ Pháp (UDF) nên họ trở thành đa số. Trong trường hợp này, Tổng thống bị buộc phải làm việc với thủ tướng là đối thủ của mình.

Đến nay, Édith Cresson là phụ nữ duy nhất từng làm thủ tướng Pháp.[2]

Lịch sử

Dưới thời vương triều, vua Pháp nắm quyền chuyên chế với sự trợ giúp của các đại thần. Trong số các đại thần, một số cá nhân được ghi nhận giữ vai trò quan trọng, có tác động đến quyết sách của nhà vua, được mệnh danh là Tể tướng hay Đại thần đầu triều (tiếng Pháp: Principal ministre d'État). Người đầu tiên được ghi nhận giữ vai trò này là Maximilien de Béthune, Công tước Sully, được bổ nhiệm vào năm 1598, dưới thời vua Henry IV. Vị trí này được xem là tương đương với chú vụ Thủ tướng Pháp ngày nay.

Danh sách thủ tướng Pháp

Hậu Vương quốc Pháp (1815-1848)

Chính phủ Vichy (1940-1944)

Tham khảo

  1. ^ http://www.conseil-constitutionnel.fr/conseil-constitutionnel/english/constitution/constitution-of-4-october-1958.25742.html
  2. ^ “Britannica Academic”. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.