Kelpie
Kelpie hay còn được gọi là ngựa nước hay hà bá là quái vật trong thần thoại châu Âu, chúng được mô tả là một sinh vật huyền thoại thường biến dạng thành một con ngựa trắng với sở thích dìm chết những khách qua sông, chúng sống ở các con sông và hồ tại vùng Scotland. Nó thường được gọi là ngựa nước bởi hình dáng bên ngoài trong giống một con ngựa bạch. Nhờ vẻ ngoài đẹp rạng rỡ mà Kelpie đánh lừa rất nhiều người, một khi cưỡi lên, nó sẽ đưa nạn nhân tới chỗ nước sâu và ăn thịt, nó còn được biết đến với khả năng biến hình thành những cô gái xinh đẹp quyến rũ ở tư thế lõa thể để dụ dỗ nạn nhân.
Nguồn gốc
Từ nguyên của từ Scelp từ kelpie là không chắc chắn, nhưng nó có thể được bắt nguồn từ Gaelic calpa hoặc Cailpeach, có nghĩa là con bê ("heifer") hoặc "colt". Việc sử dụng thuật ngữ đầu tiên được ghi lại để mô tả một sinh vật thần thoại, sau đó đánh vần thành kaelpie, xuất hiện trong bản thảo của một bài thơ của William Collins, sáng tác một thời gian trước năm 1759 và được sao chép trong thư tịch của Hiệp hội Hoàng gia Edinburgh năm 1788. Tên địa danh Kelpie hoall và Kelpie hooll được báo cáo trong tác phẩm A Dictionary of the old Scottish Tongue khi xuất hiện trong hồ sơ năm 1674.
Hầu hết các vùng địa lý gần nguồn nước ở Scotland đều có một truyền thuyết dị bản về Kelpie. Kelpie chính là những linh hồn dưới nước có thể thay đổi hình dạng trong thần thoại Scotland, chúng thường có hình dạng của một con ngựa. Thỉnh thoảng một số câu chuyện cho rằng quái vật hồ Loch Ness chính là một con Kelpie. Nguồn gốc của nó được cho rằng hình thành từ niềm tin của con người với thần linh. Họ muốn xoa diệu các vị thần linh bằng sự hy sinh của mình. Ngoài ra, câu chuyện về nó để cảnh báo những đứa trẻ tránh xa những vùng sông hồ nguy hiểm. Hay cảnh báo phụ nữ và trẻ em cảnh giác với những người lạ mặt. Một dị bản khác của Kelpie là quái vật Glashtyn trên đảo Nykur, Ireland.
Mô tả
Douglas Harper là Nhà sử học và là người sáng lập từ điển trực tuyến Etymology đã định nghĩa Kelpie là một con quái vật mang hình dạng của một con ngựa. Nhưng trong văn hóa của Scotland, nhiều Kelpie với các dị bản khác nhau. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng với nhiều cái tên khác nhau ở mỗi vùng. Một số nhà bình luận cũng cho rằng nó không sống hẳn bên trong nước như cá. Mà nó chỉ sống cạnh các bờ sông, suối. Một số câu chuyện dân gian ở Scotland miêu tả Kelpie là một con ngựa có khả năng kéo dài cơ thể để mang nhiều người cùng một lúc vào vùng nước sâu. Câu chuyện phổ biến vẫn là chúng dụ dỗ trẻ em ở trên bờ và mang chúng vào vùng nước sâu để ăn thịt. Chúng có một chất keo đặc biệt khiến người khác bị dính vào khi chạm đến.
Một số biến thể có kể lại câu chuyện một chàng trai phải chặt đứt các ngón tay của mình để trốn khỏi nó. Anh ta trốn thoát được nhưng những đứa trẻ khác chết đuối và bị ăn thịt. Kelpie cũng được miêu tả có thể sử dụng sức mạnh ma thuật của mình để triệu hồi lũ lụt cuốn người đi. Âm thanh của cái đuôi của nó đi vào nước được cho là giống như tiếng sấm. Và nếu bạn đang đi ngang qua một con sông và nghe thấy một tiếng khóc lóc xao xuyến hoặc hú. Hãy cẩn thận, nó có thể là một lời cảnh báo của nó.
Kelpie được cho rằng có khả năng biến đổi ngoại hình (biến hình) của chúng thành hình dạng con người, người ta chỉ có thể phân biệt được nó qua dấu hiệu cỏ dại mọc ở trong tóc của chúng. Một số câu chuyện kể về một Kelpie biến thành một phụ nữ xinh đẹp để dụ dỗ những người đàn ông xuống bờ suối. Cô gái áp đảo người đàn ông khỏe mạnh về sức khỏe và kéo xuống bờ suối để ăn thịt. Đôi khi nó cũng biến thành một chàng trai, một ông già để dụ dỗ người khác. Một câu chuyện dân gian Barra kể về một con Kelpie cô đơn. Nó biến thành một chàng trai trẻ để cưới một cô gái xinh đẹp. Nhưng cô gái đã nhận ra nó vì cỏ dại mọc ở trong tóc anh ta. Cô gái đã bỏ dây chuyền của chàng trai ra (Dây cương của Kelpie) và lập tức chàng trai biến hình trở lại thành Kelpie.
Cô gái đem nó về trang trại của mình và bắt nó làm việc trong một năm ở dó. Sau đó cô gái đã hỏi ý kiến của một người đàn ông thông thái, người bảo cô trả lại chiếc dây chuyền cho Kelpie. Người đàn ông thông thái đã hỏi nó nếu được quay lại lần đầu tiên gặp mặt cô gái. Nó sẽ lựa chọn ăn thịt cô gái hay vẫn tiếp tục cưới cô gái. Nó đã chọn cưới cô gái. Nó đã hỏi lại cô gái là nếu nó là một người đàn ông, cô gái có muốn cưới nó làm vợ hay không. Cô gái đã trả lời là có.
Kelpie có thể bị khống chế bởi một dấu đóng thánh giá khi xuất hiện dưới hình dạng một con ngựa. Sức mạnh của nó được người xưa sử dụng trong việc vận chuyển đá nặng. Một số câu chuyện dân gian kể rằng địa chủ Morphie đã bắt nó về làm việc cho mình. Nhưng nó đã tức giận về sự lừa đảo của Morphie, sau đó nó để lại một lời nguyền khi hoàn thành công việc. Từ đó nhà Morphie trở nên lụng bại dần. Giống như Người Sói, có thể dụng vật dụng bằng bạc như mũi tên hay đạn bằng bạc để tiêu diệt một Kelpie.
Nghệ thuật
Những viên đá tượng hình có niên đại từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IX là những biểu tượng về một sinh vật Kelpie hoặc một thứ giống đại loại thế sớm nhất. Những mô tả khác cho thấy nó như những thiếu nữ bên hồ bơi, như trong bức tranh sơn dầu năm 1913 của Draper .Thomas Millie Dow cũng phác hoạ Kelpie năm 1895 với tư cách một thiếu nữ tóc đen u sầu. Hai tác phẩm điêu khắc bằng thép cao 30 mét (98ft) ở Falkirk trên kênh Forth và Clyde, có tên The Kelpies. Nó được thiết kế bởi nhà điêu khắc Andy Scott, chúng được xây dựng làm tượng đài cho nền công nghiệp ngựa của Scotland. Công trình xây dựng được hoàn thành vào tháng 10 năm 2013 và các tác phẩm điêu khắc đã được khai trương để tham quan từ tháng 4 năm 2014.
Tham khảo
- Anonymous (1887), “Tales of the Water-Kelpie”, Celtic Magazine, Mackenzie, XII, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2007
- Black, George F. (1893), “Scottish Charms and Amulets”, Proceedings of the Society of Antiquaries of Scotland, 27
- Blind, Karl (1881), “Scottish, Shetlandic and Germanic Water Tales”, The Contemporary Review, Strahan, XL
- Bowman, Marion (2008), “Jennifer Westwood (1940–2008)”, Folklore, 119, doi:10.1080/.U4If9y-7k7A
- Bown, Nicola (2001), Fairies in Nineteenth-Century Art and Literature, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-79315-5
- Buchan, David; Olson, Ian A. (1997), “Walter Gregor (1825–97): A Life and Preliminary Bibliography”, Folklore, 108 – qua Questia Online Library Đã bỏ qua tham số không rõ
|subscription=
(gợi ý|url-access=
) (trợ giúp)Quản lý CS1: ref=harv (liên kết) - Campbell, Steuart (2002), The Loch Ness Monster: The Evidence, Birlinn (yêu cầu đăng ký)
- Campbell, John Francis (1860), Popular Tales of the West Highlands, I, Edmonston and Douglas
- Campbell, John Francis (1860a), Popular Tales of the West Highlands, II, Edmonston and Douglas
- Carlyle, Alexander (1788), “An Ode on the Popular Superstitions of the Highlands. Written by the late William Collins”, Transactions of the Royal Society of Edinburgh, I
- Chambers, Robert (1870), Popular Rhymes of Scotland, Chambers
- Dempster, Charlotte (1888), The Folk-Lore Journal, VI
- Gath Whitley, Derek (1911), “Cornish Serpent Divinity of the Sea”, Records of the Past, 10
- Graham, Patrick (1812) [1810], Sketches of Perthshire (ấn bản thứ 2), James Ballantyne and Co.
- Gregor, Walter (1881), Notes on the Folk Lore of North East Scotland, Elliot Stock
- Gregor, Walter (1883), The Folk-Lore Journal, 1
- Gregorson Campbell, John (1900), Superstitions of the Highlands and Islands of Scotland, James MacLehose
- Gregorson Campbell, John (2008) [1990 & 1902], Black, Ronald (biên tập), The Gaelic Otherworld: Superstitions of the Highlands and the Islands and Witchcraft and Second Sight in the Highlands and Islands of Scotland, Birlinn, ISBN 978-1-84158-733-2
- Harmsworth, Tony (2010), Loch Ness, Nessie & Me, Createspace, ISBN 978-1-4563-8023-6
- Lamont-Brown, Raymond (1996), Scottish Folklore, Birlinn, ISBN 978-1-874744-58-0
- Martin, David (1902), The Glasgow School of Painting, George Bell & Sons
- Mackinlay, James M. (1893), Folklore Of Scottish Lochs And Springs, W. Hodge, ISBN 978-0-7661-8333-9
- McNeil, Heather (2001), The Celtic Breeze: Stories of the Otherworld from Scotland, Ireland, and Wales, Libraries Unlimited, ISBN 978-1-56308-778-3
- McPherson, Joseph McKenzie (1929), Primitive beliefs in the north-east of Scotland, Longmans, Green
- Middleton, Nick (2012), Rivers: A Very Short Introduction, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-958867-1
- Milton Smith, Charles (2009), Our Spiritual Journey: The Language of Life, Dreamstairway Books, ISBN 978-1-907091-02-5
- Monaghan, Patricia (2009), The Encyclopedia of Celtic Mythology and Folklore, Infobase Publishing, ISBN 978-1-4381-1037-0
- Spence, Lewis (1999) [1945], The Magic Arts in Celtic Britain, Courier Dover Publications, ISBN 978-0-486-40447-9
- Stewart, William Grant (1823), The Popular Superstitions and Festive Amusements of the Highlanders of Scotland, A. Constable
- Varner, Gary R. (2007), Creatures in the Mist: Little People, Wild Men and Spirit Beings around the World: A Study in Comparative Mythology, Algora, ISBN 978-0-87586-545-4 – qua Questia Online Library Đã bỏ qua tham số không rõ
|subscription=
(gợi ý|url-access=
) (trợ giúp)Quản lý CS1: ref=harv (liên kết) - Westwood, Jennifer; Kingshill, Sophia (2012), The Lore of Scotland: A Guide to Scottish Legends, Random House, ISBN 978-1-4090-6171-7