Amur
Sông Amur | |
---|---|
Vị trí | |
Quốc gia | Mông Cổ, Nga, Trung Quốc |
Đặc điểm địa lý | |
Thượng nguồn | Nguồn chính: các sông Onon-Shilka (Vùng bảo tồn nghiêm ngặt Khan Khentii (Mông Cổ)) Nguồn cấp hai: các sông Kherlen-Argun (gần Ulan Bator và Khenti (Mông Cổ)) |
• cao độ | 1.930 m (6.332 ft) |
Cửa sông | Thái Bình Dương, eo biển Tartar |
• cao độ | ? |
Độ dài | 4.444 km (2.761 dặm) |
Diện tích lưu vực | 1.855.000 km² (716.200 mi²) |
Lưu lượng | 9.181 m³ (324.224 ft³/s) |
Sông Amur hay Hắc Long Giang (tiếng Nga: Амур; tiếng Trung giản thể: 黑龙江, phồn thể: 黑龍江. bính âm: Hēilóng Jiāng), tức "Hắc Long Giang" hay là "sông Rồng đen"; tiếng Mông Cổ: Хара-Мурэн, Khara-Muren có nghĩa là "sông Đen"; tiếng Mãn: Sahaliyan Ula cũng có nghĩa là "sông Đen") là một trong mười con sông dài nhất thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.
Tên gọi
Trước khi người Nga đặt chân đến vùng này vào thế kỷ 19, sông Amur đã được người Mãn đặt tên là Hắc giang (sông Đen), là nơi tổ tiên họ đã sinh sống trong một thời gian dài và nhà Thanh luôn luôn coi con sông này như là một dòng sông linh thiêng.
Trong nhiều tư liệu lịch sử đã có hai thực thể địa chính trị được biết đến như là Nội Mãn Châu và Ngoại Mãn Châu (Mãn Châu thuộc Nga). Tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc nằm ở phía nam con sông này và được đặt tên theo tên gọi trong tiếng Trung của con sông, cũng như tỉnh Amur của Nga nằm ở phía bắc con sông.
Sông Amur là một biểu tượng rất quan trọng của — và là một yếu tố địa chính trị quan trọng trong — quan hệ Nga-Trung. Sông Amur đã có tầm quan trọng đặc biệt trong thời kỳ diễn ra sau sự chia rẽ về chính trị giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960.
Các ngành kinh tế quan trọng trong lưu vực sông Amur bao gồm luyện kim, khai thác quặng sắt, các kim loại màu, vàng, than, thủy điện, lúa mì, kê, đậu tương, nghề cá, gỗ và thương mại Nga-Trung. Mỏ dầu Đại Khánh, là mỏ dầu lớn thứ tư trên thế giới, nằm gần thành phố Đại Khánh trong tỉnh Hắc Long Giang, chỉ cách con sông này vài trăm kilômét.
Dòng chảy
Chảy dọc theo miền đông bắc châu Á trên 4.444 km (2.761 dặm), từ các dãy núi ở đông bắc Mông Cổ tới biển Okhotsk (gần Nikolayevsk-na-Amur), nó tưới tiêu cho một khu vực đáng kể, bao gồm nhiều loại cảnh quan đa dạng như sa mạc, thảo nguyên, lãnh nguyên (tundra) và rừng taiga, cuối cùng chảy vào Thái Bình Dương thông qua eo biển Tartar.
Phần chiều dài chính của sông Amur là 2.874 km, độ sâu từ mặt nước cao nhất đến đáy sông 13,45km, sau khi có sự hợp lưu của hai sông Shilka và Argun tại gần thôn Lĩnh Lạc Cổ (洛古河, miền tây huyện Mạc Hà (漠河) thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) và Pokrovka (Nga) để trở thành sông Amur.
Các sông nhánh chính là:
Sông Amur là ranh giới tự nhiên của tỉnh Hắc Long Giang thuộc Trung Quốc ở phía nam với tỉnh Amur, tỉnh tự trị Do Thái (Evreyskaya avtonomnaya oblast) và vùng Khabarovsk thuộc Nga ở phía bắc. Phần hạ lưu sông Amur chảy qua vùng Khabarovsk. Nó chảy qua các thành phố sau:
- Hô Mã (Trung Quốc, bờ nam)
- Blagoveshchensk (Nga, bờ bắc)
- Hắc Hà (Trung Quốc, bờ nam)
- Gia Ấm (Trung Quốc, bờ nam)
- Đồng Giang (Trung Quốc, bờ nam)
- Phủ Viễn (Trung Quốc, bờ nam)
- Khabarovsk (Nga, bờ nam)
- Komsomolsk-na-Amur (Nga, bờ bắc)
- Amursk (Nga, bờ bắc)
- Nikolayevsk-na-Amur (Nga, bờ bắc)
Xem thêm
- Báo Amur
- Địa lý Trung Quốc
- Địa lý Nga
- Tranh chấp biên giới Nga-Trung
- Vụ nổ nhà máy hóa chất Cát Lâm năm 2005
- Quê hương của cá tầm Kaluga (Acipenseriformes)