Bước tới nội dung

Viện bảo tàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Tuanminh01 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 12:26, ngày 15 tháng 8 năm 2016 (Liên kết ngoài). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Những viện bảo tàng thu hút nhất thế giới năm 2014

Du khách trong Viện bảo tàng Orsay
Lượng khách Viện bảo tàng Thành phố
 9.334.000 Louvre Paris
8.000.000 National Museum of Natural History Washington
7.450.000 National Museum of China Bắc Kinh
 6.701.000 Viện bảo tàng Anh London
 6.280.000 Metropolitan Museum of Art New York
6.031.000 National Gallery London
 5.459.000 Viện bảo tàng Vatican Roma
3.745.000 Trung tâm Pompidou Paris
 3.482.000 Viện bảo tàng Orsay Paris
2.981.000 Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Paris  Paris
 2.900.157 Museum of Modern Art New York
 2.759.029 Viện bảo tàng Prado Madrid
Nguồn: The Art Newspaper.[1]

Viện bảo tàng (còn gọi là bảo tàng viện, bảo tàng, hay nhà bảo tàng) là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ.

Từ nguyên

Viện: nơi, sở; bảo: giữ gìn; tàng: cất giữ.[2]

Phân loại

Viện bảo tàng được chia làm ba nhóm chính:

  • Viện bảo tàng chuyên ngành: Phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật (khoa học, tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, sân khấu, kĩ thuật và công nghệ...)
  • Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia: Trong đó thu thập, giữ gìn và bảo vệ các tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm mẩu mực của công nghiệp và nông nghiệp, khoán sản, thực vật và các hiện vật khác trong lĩnh vực kinh tế, lịch sử, dân tộc học v.v.
  • Viện bảo tàng tưởng niệm: Được sử dụng cho các sự kiện lịch sử hoặc các nhà hoạt động quốc gia, các nhà báo học, nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ, nhạc công lớn v.v.

Ngoài ra viện bảo tàng còn được phân chia theo hiện vật trưng bày: loại có hiện vật cố định và loại có hiện vật tạm thời.

Đặc điểm bố trí hiện vật

Để có giải pháp kiến trúc đúng đắn cho công trình bảo tàng, triển lãm và các vị trí trưng bày, cần phải chú ý đến các đặt điểm sau:

  1. Xác định được đặc tính các vật trưng bày cùng với việc nghiên cứu tỉ mỉ hình dạng, độ lớn, vật liệu, vị trí trong không gian của chúng v.v.
  2. Xác định đúng dây chuyền trưng bày và khả năng chiếu sáng đúng đắn.
  3. Đặc điểm và độ lớn công trình.
  4. Thời gian làm việc của công trình.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Exhibition attendance figures 2008” (201). The Art Newspaper. tháng 4 năm 2009. tr. 26. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn, 1931.

Liên kết ngoài