Bước tới nội dung

Nguyễn Thu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hanhthang (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 02:58, ngày 19 tháng 9 năm 2015 (Gia đình). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Nguyễn Thu (1799-1855), trước có tên là Nguyễn Bảo, tự Định Phủ; đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) mới đổi lại là Nguyễn Thu, tự Tĩnh Quất, hiệu Cửu Chân Tĩnh Sơn. Ông là nhà văn và là nhà sử học Việt Nam.

Tiểu sử sơ lược

Ông quê tại làng Hương Khê (Lan Khê), huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa)

Nguyễn Thu sinh ra và lớn lên ở quê mẹ làng Đa Sĩ, huyện Thanh Oai (nay thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).

Theo chính sử, Nguyễn Thu thi đỗ Hương tiến, ân khoa Tân Tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Đây là khoa thi Hương thứ tư của Triều Nguyễn, lấy đỗ 92 người. Nguyễn Thu dự thi ở trường thi Thanh Hoa, tên ông xếp thứ 6 trong số 19 người. Sau khi đỗ Hương Tiến, Nguyễn Thu được bổ làm Tri huyện huyện Thanh Hà, trấn Hải Dương rồi thăng Tri phủ Kinh Môn.

Khoa Tân Tỵ (1831), dưới triều vua Minh Mạng, Nguyễn Thu đỗ cử nhân, được bổ quan, lần lượt trải đến chức Án sát, Biên tu sử quán (tham gia biên soạn bộ Đại Nam thực lục tiền biên), Thị giảng học sĩ.

Năm Mậu Tuất, Minh Mệnh thứ 19 (1838), triều đình bổ nhiệm chức quan cho 34 người, Nguyễn Thu được thăng lên Hộ bộ Viên ngoại lang.

Minh Mệnh thứ 21 (1840), ông được bổ nhiệm làm Án sát Hải Dương nhưng ngay năm sau chuyển về Kinh làm Hàn lâm viện Thị độc, sung Biên tu Quốc sử quán.

Thiệu Trị thứ 4 (1844), cuốn Đại Nam thực lục tiền biên hoàn thành, ông được thăng lên chức Thi giảng Học sĩ sung chức Biên tu.

Năm 1845 lại được thăng làm thự Hồng lô Tự khanh sung chức Toản tuQuốc sử quán.

Năm 1846 thăng Hồng lô Tự khanh sung chức Toản tuQuốc sử quán.

Tự Đức năm thứ nhất (1848), ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc), khi về được thăng Thị lang bộ Hộ[1].

Tự Đức thứ 7 (1854) ông được đổi bổ làm Bố Chính, tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1855, ông ốm chết ở nơi làm quan. Đánh giá ông là người làm quan điềm tĩnh đáng khen, vua Tự Đức sai ban cấp thêm tiền tuất để tổ chức tang lễ cho ông.

Nguyễn Thu mất năm 1855, lúc 56 tuổi.

(http://nguyentocpha.blogspot.com/2011/09/gia-pha-ho-nguyen-ha.html...)

Gia đình

Nguyễn Thu là chắt nội Nông Quận công Nguyễn Hiệu, cháu nội Viện Quận công Nguyễn Hoàn, bố Nguyễn Thu là Hoằng tín đại phu Thanh xuyên bá Nguyễn Khê, mẹ là Phạm Thị Bích và là cháu ngoại danh sĩ Phan Huy Ích (1750-1822).

Vợ cụ Nguyễn Thu là cụ bà Ngô Thị Nhuyễn, người tỉnh Hải Dương, là dòng dõi Họ Ngô, có nhiều cụ đỗ đạt cao, em trai cụ bà làm đến chức Thượng thư, Triều Nguyễn

Cụ Nguyễn Thu sinh 1 con trai: Nguyễn Giản

Cụ Nguyễn Thu sinh 4 con gái: Nguyễn Thị Chương, Nguyễn Thị Toản, Nguyễn Thị An và Nguyễn Thị Mỹ

(http://nguyentocpha.blogspot.com/2011/09/gia-pha-ho-nguyen-ha.html...)

(https://www.google.com/search?q=Phan+gia+c%C3%B4ng+ph%E1%BA%A3&biw=1600&bih=781&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0CD0QsARqFQoTCMWR8qaMgsgCFQMbjgodz24O7A#imgrc=ZYFP_NdsF4LrkM%3A...)

Tác phẩm

Tác phẩm của Nguyễn Thu, có:

  • Quốc sử ký biên
  • Kinh môn phủ chí
  • Thanh Hà huyện chí
  • Phương Sơn từ chí lược
  • Tinh thiều tùy bút
  • Sứ trình tạp ký
  • Điễn lễ lược khảo
  • Thạch đề mộng thuyết
  • Anh vũ học ngôn
  • Biền lệ tạp văn
  • Tập cú thi thảo
  • Lê quý kỷ sự
  • Sử cục loại biên
  • Hoàn vũ kỷ
  • Thiên Nam tiệp chú ngoại kỷ sử lược

Lê quý kỷ sự

Lê quý kỷ sự (Ghi chép những chuyện thời cuối nhà ), là tác phẩm có giá trị, khiến Nguyễn Thu trở nên nổi tiếng.

Đây là quyển sử chép theo lối cương mục[2] các biến cố quan trọng từ năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777) đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1789) trong lịch sử Việt Nam.

Lê quý kỷ sự, tác giả đã biết sử dụng lối hành văn của thể , khiến sự việc và nhân vật được kể lại gọn, sáng và sinh động, chứ không khô khan như lối văn chép chính sử. Ngoài ưu điểm này, tác phẩm còn là tiếng nói phản ánh cục diện rối bời của triều đình -Trịnh, khẳng định ảnh hưởng to lớn của phong trào Tây Sơn.

Tuy nhiên, vì sách viết dưới triều Nguyễn (triều đại thù địch với nhà Tây Sơn), nên phần ghi chép về công lao dựng lại nước sắp đổ, diệt trừ quân Thanh xâm lược của triều đại này có phần sơ lược hơn phần ghi chép về xã hội dưới thời mạt.

Nhìn chung, qua Lê quý kỷ sử và các tác phẩm khác của ông, có thể thấy ông là người cẩn trọng, ham thích biên soạn sách vở, có tinh thần chăm lo việc nước; song tư tưởng vẫn còn chịu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo[3].

Lê quý kỷ sự đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức dịch và xuất bản năm 1974.

Chú thích

  1. ^ Chép theo Từ điển văn học (bộ mới, tr, 1190). Tìm hiểu kho sách Hán Nôm chép ông được thăng Bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa (tr. 841).
  2. ^ Chép theo lối cương mục là lối chép tóm tắt vài câu có tính cách đại cương, rồi mới chép chi tiết sự kiện lịch sử.
  3. ^ Nhận xét dựa theo Phạm Tú Châu, mục từ Nguyễn Thu, in trong sách Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1190) và Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam [1].

Sách tham khảo