Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giấy phép Creative Commons”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:Cc.logo.circle.svg|phải]]
[[Tập tin:Cc.logo.circle.svg|phải]]
'''Giấy phép Creative Commons''' là một số giấy phép [[quyền tác giả|bản quyền]] ra đời vào ngày [[16 tháng 12]] năm [[2002]] bởi ''[[Creative Commons]]'', một công ty [[tổ chức phi lợi nhuận|phi lợi nhuận]] của [[Hoa Kỳ]] thành lập vào năm [[2001]].
'''Giấy phép Creative Commons''' là một số giấy phép bản quyền ra đời vào ngày 16 tháng 12 năm 2002 bởi ''Creative Commons'', một công ty phi lợi nhuận của Hoa Kỳ thành lập vào năm 2001.


Nhiều giấy phép, đặc biệt là hầu hết các giấy phép nguyên thủy, trao những "quyền nền tảng"<ref>[http://creativecommons.org/about/licenses/fullrights Baseline rights and restrictions in CC licenses]</ref>, như quyền phân phối một tác phẩm có bản quyền mà không được thay đổi, miễn phí, Một số các giấy phép mới hơn không trao những quyền này.
Nhiều giấy phép, đặc biệt là hầu hết các giấy phép nguyên thủy, trao những "quyền nền tảng", như quyền phân phối một tác phẩm có bản quyền mà không được thay đổi, miễn phí, Một số các giấy phép mới hơn không trao những quyền này.


Các giấy phép Creative Commons hiện có ở 34 điều luật ở toàn cầu, với chín luật khác đang được phát triển<ref>[http://creativecommons.org/worldwide/ Creative Commons Worldwide]</ref>.
Các giấy phép Creative Commons hiện có ở 34 điều luật ở toàn cầu, với chín luật khác đang được phát triển.


== Giấy phép nguyên thủy ==
== Giấy phép nguyên thủy ==

Phiên bản lúc 17:05, ngày 9 tháng 9 năm 2019

Giấy phép Creative Commons là một số giấy phép bản quyền ra đời vào ngày 16 tháng 12 năm 2002 bởi Creative Commons, một công ty phi lợi nhuận của Hoa Kỳ thành lập vào năm 2001.

Nhiều giấy phép, đặc biệt là hầu hết các giấy phép nguyên thủy, trao những "quyền nền tảng", như quyền phân phối một tác phẩm có bản quyền mà không được thay đổi, miễn phí, Một số các giấy phép mới hơn không trao những quyền này.

Các giấy phép Creative Commons hiện có ở 34 điều luật ở toàn cầu, với chín luật khác đang được phát triển.

Giấy phép nguyên thủy

Một loạt các giấy phép nguyên thủy đều cho phép những "quyền nền tảng". Chi tiết của những giấy phép này phụ thuộc vào phiên bản, và có thể lựa chọn một hoặc vài điều kiện sau:

Ghi công
Ghi công
  • Ghi công (by): Người nhận được giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa theo tác phẩm gốc với điều kiện là họ phải ghi công tác giả hoặc người trao giấy phép theo cách họ yêu cầu.
Phi thương mại
Phi thương mại
  • Phi thương mại (nc): Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày, và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc chỉ với mục đích phi thương mại.
Không phái sinh
Không phái sinh
  • Không cho phép tác phẩm phái sinh (nd): Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn nhưng phải đúng nguyên văn, nguyên bản tác phẩm, không được phép có tác phẩm phái sinh từ nó.
Chia sẻ tương tự
Chia sẻ tương tự
  • Chia sẻ tương tự (sa): Người nhận giấy phép có thể phân phối tác phẩm phái sinh nhưng bắt buộc phải dùng lại giấy phép y hệt như giấy phép đã cấp cho tác phẩm gốc (xem thêm copyleft).

Trộn lẫn và so trùng những điều kiện này sinh ra mười sáu tổ hợp khác nhau, trong đó mười một giấy phép là giấy phép của Creative Commons. Trong năm giấy phép không đúng, bốn giấy phép có cả điều khoản "nd" và "sa", những tổ hợp mâu thuẫn với nhau; và một giấy phép không có điều khoản nào cả, tương đương với phát hành tác phẩm của ai đó ra phạm vi công cộng. Năm trong số mười một giấy phép hiện hữu nhưng thiếu yếu tố Ghi công đã bị loại bỏ do 98% người cấp phép yêu cầu phải Ghi công, nhưng vẫn có thể xem được trên trang web[1]. Do đó hiện nay có sáu giấy phép thường dùng:

  1. Chỉ Ghi công (by)
  2. Ghi công + Phi thương mại (by-nc)
  3. Ghi công + Không phái sinh (by-nd)
  4. Ghi công + Chia sẻ tương tự (by-sa)
  5. Ghi công + Phi thương mại + Không phái sinh (by-nc-nd)
  6. Ghi công + Phi thương mại + Chia sẻ tương tự (by-nc-sa)

Các giấy phép khác

Một số giấy phép bổ sung đã được giới thiệu, những giấy phép này chuyên biệt hơn:

  • Các giấy phép cho lấy mẫu, với hai tùy chọn:
    • Lấy mẫu Cộng - những phần của tác phẩm có thể được sao chép và chỉnh sửa với bất kỳ mục đích nào miễn không phải để quảng cáo, và toàn bộ tác phẩm có thể được sao chép với mục đích phi thương mại
    • Lấy mẫu Cộng Phi thương mại - toàn bộ hoặc từng phần của tác phẩm có thể được sao chép và chỉnh sửa với mục đích phi thương mại

Ngoài giấy phép, Creative Commons còn đề xuất một cách đơn giản để phát hành tài liệu vào phạm vi công cộng thông qua Cống hiến Phạm vi công cộng, cũng như Bản quyền của người sáng lập, thông qua đó tác phẩm được phát hành vào phạm vi công cộng sau 14 hoặc 28 năm.

Những giấy phép đã hết dùng

Do không còn sử dụng hoặc bị phê bình, một số giấy phép Creative Commons được đưa ra trước đây đã được hủy bỏ[2], và chúng không còn được đề nghị sử dụng cho những tác phẩm mới. Những giấy phép khong dùng bao gồm tất cả giấy phép thiếu yếu tố Ghi công[3], cũng như hai giấy phép không cho phép sao chép phi thương mại:

  • Lấy mẫu – những phần của tác phẩm có thể được dùng với bất kỳ mục đích nào miễn là không quảng cáo, nhưng toàn bộ tác phẩm thì không được sao chép hoặc chỉnh sửa
  • DevNations – giấy phép quốc gia đang phát triển, chỉ áp dụng cho những nước được Ngân hàng Thế giới xếp loại "nền kinh tế có thu nhập chưa cao". Những hạn chế bản quyền hoàn toàn áp dụng đối với các nước khác.

Chia sẻ tương tự

Biểu tượng Creative Commons cho Chia sẻ tương tự

Chia sẻ tương tự (Share-alike) là một thuật ngữ mang tính miêu tả được dùng trong dự án Creative Commons dành cho các giấy phép bản quyền có đưa vào những điều khoản copyleft nhất định.

Định nghĩa cụ thể do Creative Commons dùng là "Nếu bạn thay đổi, biến đổi, hoặc tạo mới dựa trên tác phẩm này, bạn chỉ có thể phân phối tác phẩm làm ra theo một giấy phép y hệt, tương tự hoặc tương thích". Tuy nhiên, những biến thể chung của các giấy phép chia sẻ tương tự định nghĩa phần mềm tự donội dung mở. Thuật ngữ copyleft đã được cộng đồng phần mềm tự do sử dụng từ thập niên 1980 thế kỷ trước để mô tả những điều khoản này, nhưng nó chỉ quan tâm đến những giấy phép tự do mà thôi.

Ngược lại, cũng có nhiều giấy phép phần mềm tự do tùy ý không yêu cầu phải áp dụng điều khoản chia sẻ tương tự, do đó cho phép người dùng thực hiện chỉnh sửa và cải tiến rồi sau đó có thể sử dụng giấy phép khác và có thể có nhiều hạn chế hơn.

Chỉ trích

Debian

Những người quản lý Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux nổi tiếng vì sự tham gia triệt để quyền tự do phần mềm, không tin rằng thậm chí Giấy phép Ghi công Creative Commons, giấy phép ít hạn chế nhất, tôn trọng triệt để Hướng dẫn Phần mềm Tự do Debian do những điều khoản chống lại DRM của giấy phép (điều này có thể hạn chế việc tái phân phối cá nhân ở mức độ nào đó) và yêu cầu của nó trong mục 4a rằng những người dùng sau này phải từ bỏ lời ghi công của tác giả theo yêu cầu của tác giả[4]. Vì những giấy phép khác y hệt như Giấy phép Ghi công Creative Commons với những hạn chế cao hơn, Debian xem chúng là không tự do với cùng một lý do. Đã có những nỗ lực để loại bỏ những khúc mắc này ở phiên bản 3.0, do đó chúng có thể so sánh được với DFSG[5]. Đến tháng 7 năm 2007, vẫn chưa thấy được phiên bản 3 của giấy phép Ghi công và Ghi công-Chia sẻ tương tự có được Debian chứng nhận hay không[6].

Hiệp hội Phần mềm Tự do

Hiệp hội Phần mềm Tự do chấp nhận một vài giấy phép Creative Commons vì chúng đủ tự do đối với những tác phẩm sáng tạo hơn là đối với phần mềm, nhưng khuyến khích Giấy phép Nghệ thuật Tự do hơn là giấy phép Creative Commons[7]. Richard Stallman, chủ tịch của Hiệp hội, đã giải thích rằng điều này tránh được rắc rối với điều khoản quá mập mờ "I sùng một giấy phép Creative Commons", mà không ghi chú giấy phép nào.[8] Trước đây, ông cũng chỉ trích những giấy phép cụ thể đã không cho phép quyền tự do tạo ra bản sao chép gốc của tác phẩm để dùng cho mục đích phi thương mại, và nói rằng ông không còn ủng hộ Creative Commons như một tổ chức, vì những giấy phép của nó không còn có quyền tự do nói chung nữa.[9] Tuy nhiên, Creative Commons sau đó đã bỏ những giấy phép này, và không còn khuyến khích sử dụng chúng.[10]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Creative Commons Licenses
  2. ^ Lessig, Lawrence (ngày 4 tháng 6 năm 2007). “Retiring standalone DevNations and one Sampling license”. Creative Commons. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ “Retired Licenses”. Creative Commons. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2007.
  4. ^ debian-legal Summary of Creative Commons 2.0 Licenses by Evan Prodromou
  5. ^ Garlick, Mia (ngày 23 tháng 2 năm 2007). “Version 3.0 Launched”. Creative Commons. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2007.
  6. ^ “Creative Commons Version 3.0 Licenses — A Brief Explanation: Debian”. Creative Commons. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2007.
  7. ^ FSF's page on licences for works other than software and documentation
  8. ^ Stallman explains his stance in Brazil, 2006
  9. ^ Free Software Foundation blog
  10. ^ “Retiring standalone DevNations and one Sampling license”. Creative Commons. Truy cập 29 tháng 9 năm 2015.

Thư mục

  • Những phần của bài này lấy từ trang web Creative Commons, được phát hành theo giấy phép Ghi công Creative Commons phiên bản 1.0.

Liên kết ngoài