Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hiệu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hanhthang (thảo luận | đóng góp)
Hanhthang (thảo luận | đóng góp)
Dòng 39: Dòng 39:
Năm [[1715]], Nguyễn Hiệu vào phủ [[chúa Trịnh]] làm Bồi tụng. Ông dâng lên chúa [[Trịnh Cương]] bài "trị bình". Trịnh Cương khen ngợi ông và để ý tới ông<ref name="Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 341">Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 341</ref>.
Năm [[1715]], Nguyễn Hiệu vào phủ [[chúa Trịnh]] làm Bồi tụng. Ông dâng lên chúa [[Trịnh Cương]] bài "trị bình". Trịnh Cương khen ngợi ông và để ý tới ông<ref name="Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 341">Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 341</ref>.


Năm [[1717]], ông được cử làm Tư giảng cho thế tử [[Trịnh Giang]] mới ra mở phủ riêng. Sau đó ông chuyển sang làm Tả thị lang.
Năm [[1717]], ông được cử làm Tư giảng cho thế tử [[Trịnh Giang]] (mới ra phủ riêng), kiêm Tả thị lang bộ Hình,[[Nguyễn Quý Ân]] làm Hữu giảng, vì Nguyễn Quý Ân mất sớm nên chỉ còn một mình Nguyễn Hiệu hầu hạ nơi màn trướng, tùy việc hướng dẫn, chỉ bảo thấm nhuần đến nơi đến chốn. Do đó được chúa Trịnh tin yêu.


Năm [[1720]], Nguyễn Hiệu được phong tước hầu. Năm [[1722]] triều đình khảo công, ông được phong làm Nông quận công.
Năm [[1720]], đến kỳ xét định khảo khóa, nhiều công lao nên Nguyễn Hiệu được thăng làm Tả thị lang bộ Lại, được đặc cách dự tước Nông Lĩnh hầu.


Năm [[Tân Sửu]] ([[1721]]), ông cùng đình thần bàn nghị việc [[Cấp sự trung Binh khoa]] [[Trần Đình Thu]] bị dư luận cho là có sự gian lận trong thi cử. Do không có bằng cứ, nên vị Tiến sĩ người phường [[Báo Thiên]] này được miễn nghị và vẫn được giữ chức tước như cũ.
Năm [[1726]], ở Thanh Hóa có nạn đói. Ông được lệnh đến [[Thanh Hóa]] phát chẩn. Năm [[1727]], ông được thăng làm Đô ngự sử, tiếp tục giữ chức Bồi tụng trong phủ chúa.

Cuối năm [[Nhâm Dần]] ([[1722]]), khi đánh giá công lao của các quan để xếp ngạch bậc, ông đượcdự lớp trên và đứng hàng thượng khảo, được khen thưởng, đặc cách ban cho tước [[Nông Quận công]].

Năm [[Quý Mão]] ([[1723]]), tuy là người có học lực khá, nhưng có việc vướng mắc nên [[Võ Danh Toại]] không được dự kỳ thi Hương. Ông đã giữ Võ Danh Toại làm giakhách, cho học tập cùng với con cái của mình. Sau này, Võ Danh Toại đỗ Hương nguyên khoa [[Kỷ Dậu]] ([[1729]]) và đỗ Hoàng giáp khoa thi [[Kỷ Tỵ]] ([[1739]]). Ông Toại rất cảm kích công ơn dưỡng dục của cụ.    

Năm [[1726]], ở Thanh Hóa có nạn đói. Ông được lệnh đến [[Thanh Hóa]] phát chẩn.

Năm [[1727]], ông được thăng làm Đô ngự sử, tiếp tục giữ chức Bồi tụng trong phủ chúa.


Năm [[1730]], Trịnh Giang lên ngôi thay Trịnh Cương, nhớ ơn ông dạy mình bèn thăng làm Thượng thư bộ Binh, Thiếu bảo, cho mở dinh Trung Tiệp. Sau đó ông đổi sang Thượng thư bộ Lễ, coi việc ở Viện hàn lâm.
Năm [[1730]], Trịnh Giang lên ngôi thay Trịnh Cương, nhớ ơn ông dạy mình bèn thăng làm Thượng thư bộ Binh, Thiếu bảo, cho mở dinh Trung Tiệp. Sau đó ông đổi sang Thượng thư bộ Lễ, coi việc ở Viện hàn lâm.

Phiên bản lúc 09:51, ngày 19 tháng 9 năm 2015

Nguyễn Hiệu (chữ Hán: 阮傚; 1674-1735) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp

Phan Công Sứ (Nguyễn Hiệu sau này) người làng Lan Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nay là Thôn Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Nguyễn Hiệu là con trai thứ 4 của Phan Thể (Hà Văn), sinh giờ Thân, ngày Hai mươi bảy, tháng Giêng, năm Giáp Dần (1674), tại làng Đức Trạch, huyện Thượng Phúc, đạo Sơn Nam (nay là làng Đức Trạch, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Năm Nhâm Tuất (1682), Phan Công Sứ theo cô ruột là Hà Thị Đuôi về làng Lan Khê (Thanh Hóa). Vì được Nguyễn Hữu Pháp nhận làm con nuôi, nên Phan Công Sứ đổi họ tên thành Nguyễn Sử, sau đó là Nguyễn Hữu Tự.Nguyễn Hữu Tự có ý chí phấn đấu theo nghiệp cửa Khổng, sân Trình, từng theo các thầy học học như Giám sinh Nguyễn Công Liệu (ở Bố Vệ, địa danh này nay thuộc Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Giám sinh Lê Huy Thục (ở Hữu Bộc, địa danh này nay thuộc xã Đông Ninh, Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), Giám sinh Lê Thế Hiền (ở Bát Căng, địa danh nay nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Năm Đinh Mão (1687), dự kỳ thi ứng khóa ở Nông Cống (thanh Hóa), đỗ hạng trung, nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền thông kinh. Được Quan huyện động viên, ông tiếp tục đèn sách.

Năm Canh Ngọ (1687), Nguyễn Hữu Tự đổi tên thành Nguyễn Giai và tham dự kỳ Thi Hương, đỗ thứ 4.

Năm Tân Mùi (1691) Thi Hội, nhưng chỉ đậu Tam Trường, nên ông đã lấy bà Tống Thị Xuân - con gái của quan Tham chính Tống Nho - làm vợ. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm "thề quyết đỗ Tiến sĩ", đã từng theo học Hoàng giáp Phạm Công Thiện (ở Bảo Triện, Gia Bình, Bắc Ninh) và Thám hoa Quách Giai (ở Phù Khê, Thanh Quan, Thái Bình). Cũng trong thời gian này, Nguyễn Giai đổi tên thành Nguyễn Hiệu [阮傚] với 2 lý do: Thứ nhất vì kiêng tên thầy dạy học của mình là thám hoa Quách Giai; thứ hai, chữ Hiệu [傚] có nghĩa là bắt chước, có ýlà bắt chước bố vợ là Tống Nho quyết tâm đỗ Tiến sĩ. Hơn nữa, bên trái chữ Hiệu [傚] có chữ Nhân đứng [亻], ý nhớ đến nguồn cội họ Hà [何].

Năm Đinh Sửu (1697),ông được bổ nhiệm làm Huấn đạo Phủ Kiến Xương, đạo Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam).

Tháng Hai năm Canh Thìn (1700) đời Lê Hy Tông, đỗ Hội nguyên; vào Thi Đình, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khi 27 tuổi. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ làm Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc.

Năm Nhâm Ngọ (1702), ông được Thế tử Trịnh Cương cho vời vào Dực Quốc phủ với tư cách là một gia khách đặc biệt, cấp cho 12 tùy binh theo hầu.

Năm Quý Mão (1703), ông được trao chức Nội tán.

Năm Giáp Thân (1704), cha nuôi là Nguyễn Hữu Pháp mất, ông về Lan Khê (Thanh Hóa) chịu tang.

Năm Bính Tuất (1706), ông ra kinh thành phụng chức và được bổ nhiệm làm Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam.

Năm Kỷ Sửu (1709), Chiêu tổ Khang vương Trịnh Căn mất, Thế tử Trịnh Cương lên nối ngôi chúa. Vì có tình nghĩa chốn Tiềm để, ông được thăng làm Đô cấp sự trung Hình khoa, được cấp xã Đô Xá (huyện Kim Động) làm ngụ lộc.

Năm Canh Dần (1710), vua Lê Dụ Tông sai ông lên cửa ải Lạng Sơn đón sứ thần ta trở về.

Năm Tân Mão (1711), thân phụ là Phan Thể mất, ông về làng Đức Trạch cư tang.

Năm Quý Tỵ (1713), ông lên kinh đô phụng chức.

Năm Giáp Ngọ (1714), ông được thăng làm Hồng lô Tự khanh

Năm 1715, Nguyễn Hiệu vào phủ chúa Trịnh làm Bồi tụng. Ông dâng lên chúa Trịnh Cương bài "trị bình". Trịnh Cương khen ngợi ông và để ý tới ông[1].

Năm 1717, ông được cử làm Tư giảng cho thế tử Trịnh Giang (mới ra ở phủ riêng), kiêm Tả thị lang bộ Hình,Nguyễn Quý Ân làm Hữu tư giảng, vì Nguyễn Quý Ân mất sớm nên chỉ còn một mình Nguyễn Hiệu hầu hạ nơi màn trướng, tùy việc hướng dẫn, chỉ bảo thấm nhuần đến nơi đến chốn. Do đó được chúa Trịnh tin yêu.

Năm 1720, đến kỳ xét định khảo khóa, vì có nhiều công lao nên Nguyễn Hiệu được thăng làm Tả thị lang bộ Lại, được đặc cách dự tước Nông Lĩnh hầu.

Năm Tân Sửu (1721), ông cùng đình thần bàn nghị việc Cấp sự trung Binh khoa Trần Đình Thu bị dư luận cho là có sự gian lận trong thi cử. Do không có bằng cứ, nên vị Tiến sĩ người phường Báo Thiên này được miễn nghị và vẫn được giữ chức tước như cũ.

Cuối năm Nhâm Dần (1722), khi đánh giá công lao của các quan để xếp ngạch bậc, ông đượcdự lớp trên và đứng hàng thượng khảo, được khen thưởng, đặc cách ban cho tước Nông Quận công.

Năm Quý Mão (1723), tuy là người có học lực khá, nhưng có việc vướng mắc nên Võ Danh Toại không được dự kỳ thi Hương. Ông đã giữ Võ Danh Toại làm giakhách, cho học tập cùng với con cái của mình. Sau này, Võ Danh Toại đỗ Hương nguyên khoa Kỷ Dậu (1729) và đỗ Hoàng giáp khoa thi Kỷ Tỵ (1739). Ông Toại rất cảm kích công ơn dưỡng dục của cụ.    

Năm 1726, ở Thanh Hóa có nạn đói. Ông được lệnh đến Thanh Hóa phát chẩn.

Năm 1727, ông được thăng làm Đô ngự sử, tiếp tục giữ chức Bồi tụng trong phủ chúa.

Năm 1730, Trịnh Giang lên ngôi thay Trịnh Cương, nhớ ơn ông dạy mình bèn thăng làm Thượng thư bộ Binh, Thiếu bảo, cho mở dinh Trung Tiệp. Sau đó ông đổi sang Thượng thư bộ Lễ, coi việc ở Viện hàn lâm.

Năm 1732, triều đình lại xét công các đại thần, ông được thăng làm Thiếu phó, Tá lý công thần. Ít lâu sau ông vào phủ chúa làm Tham tụng (Tể tướng).

Lúc đó Trịnh Giang ngờ vực một số đại thần, đã ra tay sát hại Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn. Nguyễn Hiệu cũng vì làm trái ý chúa nên bị cách chức Tham tụng, bị giáng xuống làm Thượng thư bộ Hình, hàm Thiếu bảo. Nhưng ít lâu sau ông lại được lên làm Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Lại[1].

Năm 1735, Nguyễn Hiệu qua đời, thọ 62 tuổi. Ông được truy tặng là Thái bảo, đại tư đồ, gia phong phúc thần.

Gia đình

Vợ:

* Bà chính thất Tống Thị Xuân, con gái cụ Nghè Tống Nho ở làng Tiên Mộc (nay thuộc xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cụ bà mất này 30 tháng Mười âm lịch năm Bính Tuất (1706), hưởng dương 33 tuổi (bà không có con)

* Bà kế thất Lê Thị Duyên là cháu của bà chính thất, mất ngày 26 tháng Một (11) năm Bính Thân (1716), hưởng dương 31 tuổi, bà sinh ra ông Nguyễn Nghi

* Bà á thất Nguyễn Thị Huệ, người làng Hữu Vĩnh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa (nay thuộc xã Hoằng Vinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), con gái quan Giai Thọ hầu, Đô tổng binh sứ, bà mất ngày 24 tháng Giêng năm Quý Mão (1723), hưởng dương 30 tuổi, bà sinh ra ông Nguyễn Hoàn, bà Thị Ân, Thị Đoàn.

* Bà thứ thất Nguyễn Thị Thơm, là em gái bà á thất, bà mất ngày 16 tháng Chạp năm Bính Tuất (1766), thọ 64 tuổi, bà sinh 5 con trai, 2 con gái

Các con:

Các con trai

1. Cụ Tả lạng Nguyễn Nghi, đỗ Nho sinh

2. Cụ Quốc sư Nguyễn Hoàn, đỗ Tiến sĩ (Viện Quận công Nguyễn Hoàn)

3. Cụ Đồng Thanh Nguyễn Đàm, đỗ Hương cống (Hương nguyên)

4. Cụ Thừa xứ Nguyễn Hợi, đỗ Hương cống

5. Cụ Nguyễn Hân

6. Cụ Hữu Nghị Nguyễn Nhậm (Nguyễn Viên), đỗ Hương cống

7. Cụ Tự khanh Nguyễn Trác

8. Cụ Nguyễn Tiệp

Các con gái

1. Cụ Nguyễn Thị Ân, thọ 79 tuổi, chồng cụ là cụ Trương Lệ. chức Tham đốc, người làng Như Kinh, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

2. Cụ Nguyễn Thị Đoàn

3. Cụ Nguyễn Thị Thu

4. Cụ Nguyễn Thị Quyền

5. Cụ Nguyễn Thị Uyển

6. Cụ Nguyễn Thị Kỳ

7. Cụ Nguyễn Thị Trinh

8. Cụ Nguyễn Thị Diệu

Cụ Dưỡng tổ

* Cụ Dưỡng tổ Nguyễn Hữu Pháp, con trai của cụ Nguyễn Hữu Phùng. Cụ Pháp sinh năm Nhâm Thân, là người hào hữu có công mộ lính, nên được giữ chức Chỉ huy Thiêm sự, tước Triều uy hầu, cụ mất ngày 14 tháng Tám năm Giáp Thân.

* Cụ bà Hà Thị Đuôi, là cô ruột của cụ Đại Vương Nguyễn Hiệu, cụ mất ngày 9 tháng Ba năm Mậu Thân, thọ 83 tuổi.

* Mộ cụ ông, cụ bà song táng tại nghĩa trang làng Phương Khê, Thanh Hóa. Họ Đại tôn Nguyễn Hà (nhà thờ ở làng Phương Khê) nhớ ơn hai cụ dưỡng tổ, đặt bát hương thờ ở gian bên Tả.

Nhận định

Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau[2]:

Ông là người trọng hậu, ngay thẳng, điềm tĩnh, giữ mình, bồi đắp vun trồng cho đám nho sĩ, cất nhắc kẻ hậu tiến, từ một người giữ chức phận nhỏ cũng lấy lề tiếp. Lúc về già ông cầm quyền lớn, trong bụng muốn sửa lại những tệ hà khắc như làm việc công bằng cho phu dịch, giảm nhẹ việc trưng thu thuế để cho trăm họ được nhờ

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a b Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 341
  2. ^ Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 342