Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thu”
Không có tóm lược sửa đổi |
|||
Dòng 4: | Dòng 4: | ||
==Tiểu sử sơ lược== |
==Tiểu sử sơ lược== |
||
Ông quê tại làng Hương Khê (Lan Khê), huyện [[Nông Cống]], tỉnh [[Thanh Hóa]] (nay là thôn [[PhươngKhê|Phương Khê]], xã [[Nông Trường, Triệu Sơn|Nông Trường]], huyện [[Triệu Sơn (định hướng)|Triệu Sơn]] tỉnh Thanh Hóa) là chắt nội Nông Quận công [[Nguyễn Hiệu (định hướng)|Nguyễn]] [[Nguyễn Hiệu|Hiệu]], cháu nội Viện Quận công [[Nguyễn Hoàn]], bố Nguyễn Thu là [[Thanh xuyên bá|Hoằng tín đại phu Thanh xuyên bá]] Nguyễn Khê, mẹ là Phạm Thị Bích và là cháu ngoại danh sĩ [[Phan Huy Ích]] ([[1750]]-[[1822]]). |
Ông quê tại làng Hương Khê ([[Lan Khê]]), huyện [[Nông Cống]], tỉnh [[Thanh Hóa]] (nay là thôn [[PhươngKhê|Phương Khê]], xã [[Nông Trường, Triệu Sơn|Nông Trường]], huyện [[Triệu Sơn (định hướng)|Triệu Sơn]] tỉnh Thanh Hóa) là chắt nội Nông Quận công [[Nguyễn Hiệu (định hướng)|Nguyễn]] [[Nguyễn Hiệu|Hiệu]], cháu nội Viện Quận công [[Nguyễn Hoàn]], bố Nguyễn Thu là [[Thanh xuyên bá|Hoằng tín đại phu Thanh xuyên bá]] Nguyễn Khê, mẹ là Phạm Thị Bích và là cháu ngoại danh sĩ [[Phan Huy Ích]] ([[1750]]-[[1822]]). |
||
Nguyễn Thu sinh ra và lớn lên ở quê mẹ làng [[Đa Sĩ]], huyện [[Thanh Oai]] (nay thuộc phường [[Kiến Hưng]], quận [[Hà Đông]], thành phố [[Hà Nội]]). |
Nguyễn Thu sinh ra và lớn lên ở quê mẹ làng [[Đa Sĩ]], huyện [[Thanh Oai]] (nay thuộc phường [[Kiến Hưng]], quận [[Hà Đông]], thành phố [[Hà Nội]]). |
Phiên bản lúc 08:46, ngày 16 tháng 9 năm 2015
Một biên tập viên đang sửa phần lớn trang bài viết này trong một thời gian ngắn. Để tránh mâu thuẫn sửa đổi, vui lòng không chỉnh sửa trang khi còn xuất hiện thông báo này. Người đã thêm thông báo này sẽ được hiển thị trong lịch sử trang này. Nếu như trang này chưa được sửa đổi gì trong vài giờ, vui lòng gỡ bỏ bản mẫu. Nếu bạn là người thêm bản mẫu này, hãy nhớ xoá hoặc thay bản mẫu này bằng bản mẫu {{Đang viết}} giữa các phiên sửa đổi. Trang này được sửa đổi lần cuối vào lúc 08:46, 16 tháng 9, 2015 (UTC) (9 năm trước) — Xem khác biệt hoặc trang này. |
Nguyễn Thu (Chữ Hán 阮收, 1799-1855), trước có tên là Nguyễn Bảo, tự Định Phủ; đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) mới đổi lại là Nguyễn Thu, tự Tĩnh Quất, hiệu Cửu Chân Tĩnh Sơn. Ông là nhà văn và là nhà sử học Việt Nam.
Tiểu sử sơ lược
Ông quê tại làng Hương Khê (Lan Khê), huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phương Khê, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa) là chắt nội Nông Quận công Nguyễn Hiệu, cháu nội Viện Quận công Nguyễn Hoàn, bố Nguyễn Thu là Hoằng tín đại phu Thanh xuyên bá Nguyễn Khê, mẹ là Phạm Thị Bích và là cháu ngoại danh sĩ Phan Huy Ích (1750-1822).
Nguyễn Thu sinh ra và lớn lên ở quê mẹ làng Đa Sĩ, huyện Thanh Oai (nay thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).
Theo chính sử, Nguyễn Thu thi đỗ Hương tiến, ân khoa Tân Tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Đây là khoa thi Hương thứ tư của Triều Nguyễn, lấy đỗ 92 người. Nguyễn Thu dự thi ở trường thi Thanh Hoa, tên ông xếp thứ 6 trong số 19 người. Sau khi đỗ Hương tiến, Nguyễn Thu được bổ làm Tri huyện huyện Thanh Hà, trấn Hải Dương rồi thăng Tri phủ Kinh Môn.
Khoa Tân Tỵ (1831), dưới triều vua Minh Mạng, Nguyễn Thu đỗ cử nhân, được bổ quan, lần lượt trải đến chức Án sát, Biên tu sử quán (tham gia biên soạn bộ Đại Nam thực lục tiền biên), Thị giảng học sĩ.
Năm Mậu Tuất, Minh Mệnh thứ 19 (1838), triều đình bổ nhiệm chức quan cho 34 người, Nguyễn Thu được thăng lên Hộ bộ Viên ngoại lang.
Tự Đức năm thứ nhất (1848), ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc), khi về được thăng Thị lang bộ Hộ[1].
Nguyễn Thu mất năm 1855, lúc 56 tuổi.
Tác phẩm
Tác phẩm của Nguyễn Thu, có:
- Quốc sử ký biên
- Kinh môn phủ chí
- Thanh Hà huyện chí
- Phương Sơn từ chí lược
- Tinh thiều tùy bút
- Sứ trình tạp ký
- Điễn lễ lược khảo
- Thạch đề mộng thuyết
- Anh vũ học ngôn
- Biền lệ tạp văn
- Tập cú thi thảo
- Lê quý kỷ sự
- Sử cục loại biên
- Hoàn vũ kỷ
- Thiên Nam tiệp chú ngoại kỷ sử lược
Lê quý kỷ sự
Lê quý kỷ sự (Ghi chép những chuyện thời cuối nhà Lê), là tác phẩm có giá trị, khiến Nguyễn Thu trở nên nổi tiếng.
Đây là quyển sử chép theo lối cương mục[2] các biến cố quan trọng từ năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777) đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1789) trong lịch sử Việt Nam.
Ở Lê quý kỷ sự, tác giả đã biết sử dụng lối hành văn của thể ký, khiến sự việc và nhân vật được kể lại gọn, sáng và sinh động, chứ không khô khan như lối văn chép chính sử. Ngoài ưu điểm này, tác phẩm còn là tiếng nói phản ánh cục diện rối bời của triều đình Lê-Trịnh, khẳng định ảnh hưởng to lớn của phong trào Tây Sơn.
Tuy nhiên, vì sách viết dưới triều Nguyễn (triều đại thù địch với nhà Tây Sơn), nên phần ghi chép về công lao dựng lại nước sắp đổ, diệt trừ quân Thanh xâm lược của triều đại này có phần sơ lược hơn phần ghi chép về xã hội dưới thời Lê mạt.
Nhìn chung, qua Lê quý kỷ sử và các tác phẩm khác của ông, có thể thấy ông là người cẩn trọng, ham thích biên soạn sách vở, có tinh thần chăm lo việc nước; song tư tưởng vẫn còn chịu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo[3].
Lê quý kỷ sự đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức dịch và xuất bản năm 1974.
Chú thích
- ^ Chép theo Từ điển văn học (bộ mới, tr, 1190). Tìm hiểu kho sách Hán Nôm chép ông được thăng Bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa (tr. 841).
- ^ Chép theo lối cương mục là lối chép tóm tắt vài câu có tính cách đại cương, rồi mới chép chi tiết sự kiện lịch sử.
- ^ Nhận xét dựa theo Phạm Tú Châu, mục từ Nguyễn Thu, in trong sách Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1190) và Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam [1].
Sách tham khảo
- Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Tập 1 và Tập 2 in chung). Nhà xuất Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
- Phạm Tú Châu, mục từ "Nguyễn Thu", in trong sách Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.