Tiếng Swahili
Tiếng Swahili (tiếng Swahili: Kiswahili ) là một ngôn ngữ Bantu được nói bởi các dân tộc sinh sống ở khu vực trải dài dọc bờ biển Ấn Độ Dương từ phía bắc Kenya tới miền bắc Mozambique, bao gồm cả quần đảo Comoros. Mặc dù chỉ có 5–10 triệu người dùng nó làm tiếng bản ngữ, nhưng tiếng Swahili là một ngôn ngữ quốc gia, hay ngôn ngữ chính thức của bốn quốc gia, cụ thể là Tanzania, Kenya, Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Tại Congo, như trong phần lớn Đông Phi, nó thường có vai trò như một lingua franca. Nó là ngôn ngữ duy nhất có nguồn gốc lịch sử của châu Phi có vai trò là ngôn ngữ làm việc của Liên minh châu Phi.
Tiếng Swahili | |
---|---|
Kiswahili | |
Sử dụng tại | Burundi Cộng hoà Dân chủ Congo Comoros (được gọi là tiếng Comoros) Kenya Mozambique Mayotte (được gọi là tiếng Shimaore) Rwanda Tanzania Uganda Oman[1] |
Tổng số người nói | Mẹ đẻ: 2 triệu[2] tới 15 triệu (2012)[3] ngôn ngữ thứ hai: 30 triệu (1990–không có năm)[3][4] đến hơn 100 triệu người tổng lại[5] |
Phân loại | Niger-Congo |
Hệ chữ viết | Latinh, Ả Rập |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Liên minh châu Phi Kenya Tanzania Uganda |
Quy định bởi | Baraza la Kiswahili la Taifa (Tanzania) |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | sw |
ISO 639-2 | swa |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:swa – Swahili (chung)swc – Swahili tại Congoswh – Swahili trên bờ biển |
Các khu vực ven biển nơi Swahili hay tiếng Comoros là ngôn ngữ bản xứ,
ngôn ngữ chính thức,
ngôn ngữ thương mại. Tiếng Swahili được sử dụng như là ngôn ngữ thương mại xa đi phía tây bắc hơn nữa. |
Lịch sử
sửaNguồn gốc
sửaTiếng Swahili thường xuyên được coi là thứ tiếng của vùng bờ biển của Tanzania và Kenya, được các tổng thống vùng Hồ Lớn hình thức hoá sau khi được độc lập. Vốn thứ tiếng này được người thổ dân ở vùng bờ biển của đất liền nói, rồi nó lan đi các hòn đảo xung quanh bờ biển Swahili và trở thành ngôn ngữ của ngư dân. Kể từ ít nhất là thế kỷ II CN, các thương nhân của các hòn đảo đó tiếp xúc nhiều với người dân bờ biển, nên kể từ ít nhất là thế kỷ VI tiếng Swahili lan đi suốt bờ biển Swahili. Cũng có ít nhiều chứng minh về người Zaramo đến từ Dar es Salaam (bây giờ thuộc Tanzania) định cư trên đảo Zanzibar.
Người nông dân trồng đinh hương đến từ Oman[7] và vịnh Ba Tư làm cánh đồng trong quần đảo Zanzibar. Họ truyền bá Hồi giáo và cho thêm một vài từ vào tiếng Swahili. Họ xây dựng pháo đài và lâu đài tại các trung tâm kinh doanh và văn hoá chính cho đến Sofala (Moçambique) và Kilwa (Tanzania) ở phía nam, Mombasa và Lamu tại Kenya, quần đảo Comoros và miền bắc Madagascar trong Ấn Độ Dương, và Barawa (miền nam Somalia) ở phía bắc. Vì sự yêu cầu đinh hương nên xuất hiện tuyến giao thương, và nhà kinh doanh nói tiếng Swahili định cư theo dọc tuyến kinh doanh mới ấy. Lúc đó quý trình phát triển tiếng Swahili hiện đại bắt đầu.
Tài liệu sớm nhất được biết đến viết bằng tiếng Swahili là thư viết tại Kilwa Kisiwani năm 1711 sử dụng chữ cái Ả Rập. Thư này được gửi cho người Bồ Đào Nha tại Moçambique và đồng minh của họ. Bản nguyên của thư đó bây giờ được giữ tại Sở Lưu trữ Lịch sử Goa, Ấn Độ.[8][9] Một tài liệu cổ khác là sử thi bằng chữ cái Ả Rập tựa đề là Utendi wa Tambuka (tạm dịch: Truyện Tambuka) của năm 1728.
Thời kỳ thuộc địa
sửaSau khi nước Đức xâm chiếm vùng có tên là Tanganyika (bây giờ là đất liền Tanzania) làm thuộc địa vào năm 1886, người Đức nhận ra rằng tiếng Swahili được sử dụng rộng rãi, nên họ chỉ định tiếng Swahili là ngôn ngữ hành chính của toàn vùng thuộc địa. Người Anh Quốc ở Kenya láng giềng không làm vậy, nhưng có bước vào hướng đó. Cả hai người Anh Quốc và người Đức muốn làm cho thuận tiện sự cai trị của họ lên thuộc địa mà người bản địa ở đó nói khá nhiều thứ tiếng khác biệt với nhau. Vì vậy, nhà chính quyền thuộc địa chọn lựa một ngôn ngữ bản địa độc đáo mà họ hy vọng người bản xứ sẽ chấp nhận. Tiếng Swahili là thứ tiếng thuận lợi duy nhất trong hai thuộc địa đó.
Sau khi nước Đức thua Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức bị tước mọi vùng hải ngoại của nó. Vùng Tanganyika thì Anh Quốc làm uỷ trị. Chính quyền Anh Quốc với sự hỗ trợ của thể chế truyền giáo Kitô đến từ Anh Quốc mà có hoạt động trong thuộc địa đó tăng lên quyết tâm đặt tiếng Swahili là ngôn ngữ chung trong đào tạo tiểu học và sự thống trị cấp thấp trong khắp thuộc địa Đông Phi của Anh Quốc (Uganada, Tanganyika, Zanzibar, Kenya). Tiếng Swahili ở bậc dưới tiếng Anh: đào tạo đại học, phần lớn đào tạo trung học, thống trị cấp cao luôn là bằng tiếng Anh. Một bước đến sự lan đi của tiếng Swahili là sáng tạo ngôn ngữ viết chuẩn. Vào tháng 6 năm 1928, một cuộc hội nghị liên lãnh thổ được tổ chức tại Mombasa, rồi tại đó ngôn ngữ địa phương Zanzibar là tiếng Unguja (Kiunguja ) được lựa chọn làm nền tảng của tiếng Swahili chuẩn.[10] Tiếng Swahili chuẩn của ngày này —loại người ta dạy khi dạy tiếng Swahili cho người nước ngoài— trên thực tế là tiếng Swahili của Zanzibar, dù có sự không thống nhất nhỏ giữa ngôn ngữ viết chuẩn và tiếng địa phương của Zanzibar.
Địa vị hiện tại
sửaĐông Phi
sửaTiếng Swahili đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của hàng chục triệu người tại ba nước Hồ Lớn châu Phi: Tanzania, Kenya, Cộng hoà Dân chủ Congo. Ở đó, tiếng Swahili là thứ tiếng chính thức hay thứ tiếng quốc gia. Năm 1992 nước bên cạnh là Uganda làm tiếng Swahili là môn bắt buộc tại trường tiểu học rồi vào năm 2005, khi chuẩn bị cùng lập Liên bang Đông Phi, nước đó làm tiếng Swahili là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Swahili cũng được số khá nhỏ người nói tại Burundi, Liên Bang Comoros, Rwanda, miền bắc Zambia, Malawi và Mozambique.[11] Thêm hơn nữa, vào thế kỷ XX còn có người hiểu tiếng Swahili tại những cảng phần nam Biển Đỏ và trên bờ biển nam bán đảo Ả Rập và vịnh Ba Tư.[7][12]
Khoảng chừng 90% trong số 50 triệu người Tanzania nói tiếng Swahili cùng với ngôn ngữ mẹ đẻ.[13] Tình hình tại Kenya tương tự, mà tỷ lệ dân số biết tiếng Swahili cao hơn, vì thứ tiếng này là môn bắt buộc tại trường từ lớp một đến trường trung học, và là môn riêng tại nhiều đại học công và tư.
Congo
sửaNăm tỉnh miền đông Cộng hoà Dân chủ Congo cũng là vùng nói tiếng Swahili. Gần như phần nửa trong số 66 triệu người là dân số CHDC Congo tự nhận mình biết nói thứ tiếng này,[14] và tiếng Swahili sắp thay thế tiếng Lingala làm thứ tiếng quốc gia quan trọng nhất của nước này.
Nước khác
sửaỞ nước khác thì tiếng Swahili chỉ phổ biến trong thành phố có chợ quan trọng, giữa người tị nạn đã về nước của mình, hay gần biến giới với Kenya và Tanzania.
Tên gọi
sửaTên của tiếng Swahili bằng tiếng Swahili là Kiswahili, và tên này đôi khi cũng được dùng khi người ta nói bằng thứ tiếng khác. Tên này đến từ dạng số nhiều sawāḥil (سواحل) của từ tiếng Ả Rập sāḥil (ساحل), có nghĩa là "biên giới" hay "bờ biển", mà khi dùng làm tính từ có nghĩa là "dân ven biển". Tiền tố ki- trong tiếng Swahili là tiền tố lớp danh từ bao gồm tên của ngôn ngữ.
Âm vị
sửaNguyên âm
sửaTiếng Swahili chuẩn có năm âm vị nguyên âm: /ɑ/, /ɛ/, /i/, /ɔ/, /u/. Tiếng Swahili không có nguyên âm đôi. Vì vậy, từ tiếng Swahili chui ("con báo") được phát âm như /tʃu.i/, mà có hai âm tiết.
Phụ âm
sửaCác phụ âm của tiếng Swahili được liệt kê trong bảng này:
Môi | Răng | Chân răng | Sau chân răng / vòm |
Vòm mềm | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Mũi | m /m/ | n /n/ | ny /ɲ/ | ng’ /ŋ/ | |||
Tắc | tiền âm mũi | mb /mb/ | nd /nd/ | nj /ɲɟ ~ ndʒ/ | ng /ŋɡ/ | ||
hút vào | b /ɓ/ | d /ɗ/ | j /ʄ ~ ɗʒ/ | g /ɠ/ | |||
vô thanh không bật hơi | p /p/ | t /t/ | ch /tʃ/ | k /k/ | |||
bật hơi | (p /pʰ/) | (t /tʰ/) | (ch /tʃʰ/) | (k /kʰ/) | |||
xát | tiền âm mũi | mv /ɱv/ | nz /nz/ | ||||
hữu thanh | v /v/ | (dh /ð/) | z /z/ | (gh /ɣ/) | |||
vô thanh | f /f/ | (th /θ/) | s /s/ | sh /ʃ/ | (kh /x/) | h /h/ | |
Rung | r /r/ | ||||||
Tiếp cận | l /l/ | y /j/ | w /w/ |
Ghi chú:
- Các phụ âm mũi làm âm tiết riêng biệt khi đến trước phụ âm tắc có vị trí phát âm khác (ví dụ: mtoto "đứa trẻ" /m.ˈtɔ.tɔ/) hoặc khi là hình vị riêng biệt (ví dụ: nilimpiga "tôi đã đánh anh/chị ấy" /ni.li.m.ˈpi.ɠɑ/; trong đây chữ -m- là trung tố có nghĩa là "anh/chị ấy"). Trong những từ chỉ có một nguyên âm và có âm tắc có tiền âm mũi ở đầu từ thì trong đó âm mũi sẽ làm âm tiết đầu tiên, như ví dụ: mbwa "con chó" /ˈm.bwɑ/. Điều này không xảy ra trong từ hơn một nguyên âm, như ndizi "quả chuối" /'ndi.zi/ và nenda "đi" /'nɛ.ndɑ/.
- Các âm xát trong dấu ngoặc /ð θ ɣ x/ được mượn từ tiếng Ả Rập. Nhiều người phát âm chúng như /z s r h/.
- Chính tả của tiếng Swahili không phân biệt phụ âm tắc vô thanh bật hơi với phụ âm không bật hơi. Khi danh từ trong lớp N có âm tắc ở đầu thì trong một vài giọng địa phương âm đó có bật hơi (tembo "rượu dừa" /tɛmbɔ/ nhưng tembo "con voi" /tʰɛmbɔ/). Ngoại trừ trường hợp đó âm bật hơi không phổ biến lắm. Có người sẽ viết âm bặt hơi bằng dấu lược (t'embo ).
- Nhiều người không phân biệt l và r (bình thường tuỳ vào ngôn ngữ mẹ đẻ của người đó), và nhiều khi cả hai được phát âm như âm vỗ cạnh chân răng /ɺ/.
- Sau tiền tố mũi, /l/ và /r/ trở thành /d/ còn /w/ trở thành /b/.
Siêu đoạn
sửaDù đa phần các ngôn ngữ nhóm Bantu có thanh điệu, nhưng tiếng Swahili đã mất thanh điệu.[15]
Nói chung, từ trong tiếng Swahili có trọng âm trên âm tiết áp chót. Tuy nhiên, nhiều từ mượn từ tiếng Ả Rập hay tiếng Ba Tư có thể có âm tiết ở chỗ khác, như ghafula "bất thình lình" (trọng âm trên âm tiết đầu). Cũng có từ mà có thể chọn vị trí trọng âm tuỳ ý trong hai chỗ, như ahadi "lời hứa" (trọng âm trên âm tiết đầu hay thứ hai). Một vài từ khác sẽ có nghĩa khác biệt tuỳ vào trọng âm, như barabara (nghĩa là "chính xác" khi trọng âm trên âm tiết thứ hai, "đại lộ" khi trọng âm trên âm tiết thứ ba). Trong trường hợp này, hai từ đó có chính tả bằng nhau.[16]
Ngữ pháp
sửaLớp danh từ
sửaGiống như các ngôn ngữ nhóm Bantu khác, ngữ pháp của tiếng Swahili chia danh từ thành một số lớp. Nhiều từ trong một câu sẽ tương hợp về lớp. Động từ tương hợp về lớp với chủ ngữ và tân ngữ; tính từ, giới từ và từ chỉ định tương hợp về lớp với danh từ mà chúng thuộc nó. Dưới đây có sáu câu có chủ ngữ thuộc về sáu lớp khác biệt với nhau (ba lớp số ít, ba lớp số nhiều), nên có thể xem tiền tố của số và động từ thay đổi:
Mtoto | mmoja | anasoma. | Watoto | wawili | wanasoma. | |
đứa trẻ | một | đang đọc | đứa trẻ | hai | đang đọc | |
Một đứa trẻ đang đọc. | Hai đứa trẻ đang đọc. | |||||
Kitabu | kimoja | kinatosha. | Vitabu | viwili | vinatosha. | |
sách | một | là đủ | sách | hai | là đủ | |
Một cuốn sách là đủ. | Hai cuốn sách là đủ. | |||||
Ndizi | moja | inatosha. | Ndizi | mbili | zinatosha. | |
chuối | một | là đủ | chuối | hai | là đủ | |
Một quả chuối là đủ. | Hai quả chuối là đủ. |
Tiếng Swahili chuẩn có 16 lớp (nếu tính số ít và số nhiều là lớp riêng, theo thoả thuận của Meinhof).
Số lớp[* 1] | Loại từ | Tiền tố[* 2] | ||||
---|---|---|---|---|---|---|
Danh từ | Chủ ngữ |
Bỏ ngữ |
"của" | Tính từ | ||
1 | người | m-, mw- | a- | m- | wa | m-, mw- |
2 | (số nhiều của số 1) | wa-, w- | wa- | wa- | wa | wa-, w- |
3 | cây | m- | u- | wa | m-, mw- | |
4 | (số nhiều của số 3) | mi- | i- | ya | mi-, m-/my- | |
5 | nhóm, từ tăng to | ji-/Ø, j- | li- | la | ji-/Ø, j- | |
6 | (số nhiều của số 5) | ma- | ya- | ya | ma-, m- | |
7 | dụng cụ, từ giảm nhẹ | ki-, ch- | ki- | cha | ki-, k-/ch- | |
8 | (số nhiều của số 7) | vi-, vy- | vi- | vya | vi-, v-/vy- | |
9 | động vật, "khác", từ mượn | N-[* 3], ny- | i- | ya | N-, ny- | |
10 | (số nhiều của số 9 và 11) | zi- | za | |||
11 | đồ giãn ra | u-, w-/uw- | u- | wa | m-, mw- | |
14 | trừu tượng | u-, w-/uw- | u- | wa | m-/u-, mw-/w- | |
15 | dạng vô định động từ | ku-, kw-[* 4] | ku- | kwa | ku-, kw- | |
16 | vị trí | -ni, mahali | pa- | pa | pa-, p- | |
17 | hướng, xung quanh | -ni | ku- | kwa | ku-, kw- | |
18 | trong, dọc theo | -ni | mu- | mwa | mu-, mw- |
- ^ Tiếng Bantu nguyên thủy vốn có 22 lớp, và các nhà ngôn ngữ học đặt số của lớp theo ngôn ngữ nguyên thủy đó. Một vài cái trong lớp nguyên thủy đó không có mặt trong tiếng Swahili, mà đó là lý do số lớp bỏ sót một vài số.
- ^ Dạng của tiền tố thay đổi tuỳ gốc từ bắt đầu với phụ âm hay nguyên âm. Ở dưới có thể xem hai dạng: dạng trước phụ âm và dạng trước nguyên âm. Một vài tiền tố có thêm dạng tuỳ vào nhân tố khác.
- ^ Tiền tố là phụ âm mũi hay là không gì, tuỳ vào phụ âm đầu tiên của gốc từ. Ví dụ: ndege "chim", mvinyo "rượu", kalamu "bút"
- ^ Một vài động từ thôi: kwenda "đi", kwisha "ngừng".
Trong vùng mà tiếng Swahili chuẩn không phổ biến lắm, hệ thống lớp danh từ bị đơn giản hoá nhiều. Chủ ngữ và tân ngữ nếu là con người thì sẽ tương hợp với động từ theo cách lớp số 1 và 2, còn mọi chủ ngữ và tân ngữ không phải là con người tương hợp như là lớp 9 và 10 —dù thuộc lớp đó hay không.
Có thể dùng cùng một gốc từ với tiền tố lớp khác biệt để tạo từ có nghĩa phái sinh. Ví dụ: mtoto/watoto "đứa trẻ" (người), utoto "tuổi thơ ấu" (trừu tượng), kitoto/vitoto "đứa bé" (từ giảm nhẹ), toto/matoto "đứa trẻ lớn" (từ tăng to).
Động từ
sửaTrong tiếng Swahili, động từ dùng nhiều tiền tố và một vài hậu tố liên kết với gốc từ để biểu lộ ngôi, thì, thức, trạng, thể.
Ngôi
sửaCó một vài tiền tố chỉ chủ ngữ và tân ngữ của động từ:
Tiền tố
chủ ngữNgôi Số ít Số nhiều Thứ 1 ni- tu- Thứ 2 u- m- Thứ 3 tuỳ lớp danh từ Tiền tố
tân ngữNgôi Số ít Số nhiều Thứ 1 -ni- -tu- Thứ 2 -ku- -wa-/-mu- Thứ 3 tuỳ lớp danh từ
Ví dụ:
Ninamwona mtoto. ni-na-mw-ona mtoto tôi-đang-nó-xem đứa trẻ Tôi xem đứa trẻ.
Thì thức trạng thể
sửaTrung tố thì thức dùng nhiều nhất là:
-a- chung ("gnomic") -na- xác định (khoảng chừng như "đang") -me- hoàn thành -li- quá khứ -ta- tương lai hu- thói quen (không chia theo chủ ngữ) -ki- điều kiện
Trung tố -a- bình thường kết hợp với tiền tố chia ngôi, như ni- cộng -a- làm na- v.v. Trung tố điều kiện được dịch như "nếu". Ví dụ này chứa hai cái trung tố thì thức:
Nikinunua nyama ya ng'ombe, nitapika leo. ni-ki-nunua nyama ya ng'ombe , ni-ta-pika leo tôi-nếu-mua thịt bò, tôi-sẽ-nấu hôm nay Nếu tôi mua thịt bò thì hôm nay tôi nấu nó.
Để chia động từ có trung tố xác định -na- theo trạng phủ định cần dùng hậu tố -i , tiền tố ngôi phủ định, và không dùng trung tố -na- :[17]
Ninacheza. Sichezi. ni-na-cheza si-Ø-chez-i tôi-đang-chơi tôi.pđ-(đang)-chơi-pđ Tôi đang chơi. Tôi không đang chơi.
Trong thì thức khác thì chỉ có tiền tố ngôi phủ định thôi, và một vài trung tố thì thức thay đổi thành dạng phủ định:[18]
Nilicheza. Sikucheza. ni-li-cheza si-ku-cheza tôi-đã-chơi tôi.pđ-đã.pđ-chơi Tôi đã chơi. Tôi đã không chơi.
Trạng cầu khẩn thì có hậu tố -e . Động từ mượn từ tiếng Ả Rập không dùng hậu tố đó.
Có một vài hậu tố thể đến trước nguyên âm cuối của động từ. Ví dụ, thể ưng ý (applicative) có phụ tố -i- , còn thể bị động có -w- , như trong ví dụ này:
soma (đọc) → somwa (được đọc) Alisoma. Ilisomwa. a-li-soma i-li-som-w-a any_ấy-đã-đọc nó-đã-đọc-bđ-Ø Anh ấy đã đọc. Nó đã được đọc.
Chính tả
sửaHiện tại, tiếng Swahili được viết bằng chữ Latinh. Cách viết này có thiếu sót vì không phân biệt phụ âm bật hơi, nhưng nhiều giọng địa phương cũng không phân biệt phụ âm đó. Có hai chữ ghép viết âm thuần Swahili (ch và sh), cùng một vài chữ ghép để viết âm chỉ có trong từ mượn từ tiếng Ả Rập.
Trước đây, tiếng Swahili được viết bằng chữ Ả Rập. Thành phố khác biệt, tác giả khác biệt, và thời đại khác biệt thì sẽ dùng chữ Ả Rập một cách khác biệt với nhau. Nói chung, người ta viết nguyên âm bằng dấu, dù nhiều khi nguyên âm /e i/ không được phận biệt, cũng như /o u/. Trợ từ như ya, na, si, kwa, ni được liên với danh từ sau, và từ sở hữu như yangu, yako được liên với danh từ trước. Bên khác thì động từ được viết làm hai phần: phụ tố ngôi và thì thức là một phần và phụ tố tân ngữ với gốc từ là phần thứ hai.[19]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Bảng của Ethnologue với những quốc gia mà người ta nói tiếng Swahili tại đó”.
Thomas J. Hinnebusch, 1992, "Swahili", International Encyclopedia of Linguistics, Oxford, pp. 99–106
David Dalby, 1999/2000, The Linguasphere Register of the World's Languages and Speech Communities, Linguasphere Press, Volume Two, pg. 733–735
Benji Wald, 1994, "Sub-Saharan Africa", Atlas of the World's Languages, Routledge, pp. 289–346, maps 80, 81, 85 - ^ “HOME - Home”. Swahililanguage.stanford.edu. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.
After Arabic, Swahili is the most widely used African language but the number of its speakers is another area in which there is little agreement. The most commonly mentioned numbers are 50, 80, and 100 million people. [...] The number of its native speakers has been conservatively placed at just under 2 million.
- ^ a b Tiếng Swahili trên trang mạng Ethnologue (ấn bản 18, 2015)
- ^ Tiếng Swahili tại Congo trên trang mạng Ethnologue (ấn bản 18, 2015)
- ^ “Kiswahili” [tiếng Swahili] (bằng tiếng Anh). Stanford website.
- ^ http://wikisource.org/wiki/Baba_yetu
- ^ a b Kharusi 2012, tr. 335–353.
- ^ Alpers 1975, tr. 98–99.
- ^ Vernet 2002, tr. 102–105.
- ^ Whiteley 1969, tr. 80.
- ^ Nurse & Spear 1985.
- ^ Prins 1961.
- ^ Brock-Utne 2001.
- ^ Kambale, Juakali (ngày 10 tháng 8 năm 2004). “DRC welcomes Swahili as an official AU language” [Cộng hoà dân chủ Congo hoan nghênh tiếng Swahili là một trong thứ tiếng chính thức của Liên minh châu Phi]. Mail & Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- ^ Hinnebusch 1996, tr. 73-95.
- ^ Mohamed 2001, tr. 12-13.
- ^ Almasi, Fallon & Wared 2014, ch. 5.
- ^ Almasi, Fallon & Wared 2014, ch. 6.
- ^ Knappert 1971.
Nguồn tham khảo
sửa- Almasi, Oswald; Fallon, Michael David; Wared, Nazish Pardhan (2014). Swahili Grammar for Introductory and Intermediate Levels [Ngữ pháp tiếng Swahili dành cho người bậc sơ khai hay trung gian] (bằng tiếng Anh). University Press of America. ISBN 0761863826.
- Alpers, Edward A. (1975). Ivory and Slaves in East Central Africa [Ngà và nô lệ tại Đông Trung Phi] (bằng tiếng Anh). Heinemann Educational Publishers. ISBN 043532005X.
- Ashton, E. O. (1947). Swahili Grammar: Including intonation [Ngữ pháp tiếng Swahili: bao gồm ngữ điệu] (bằng tiếng Anh). Longman House. Essex. ISBN 0-582-62701-X.
- Irele, F. Abiola; Jeyifo, Biodun (2010). The Oxford encyclopedia of African thought, Volume 1 [Bách khoa Oxford về tư duy châu Phi, tập 1] (bằng tiếng Anh). Oxford University Press US. New York City. ISBN 0-19-533473-6.
- Blommaert, Jan (2005). “Situating language rights: English and Swahili in Tanzania revisited” [Xác định quyền ngôn ngữ: Tiếng Anh và Swahili tại Tanzania được coi lại]. Journal of Sociolinguistics (bằng tiếng Anh). 9 (3): 390–417.
- Brock-Utne, Birgit (2001). “Education for all—in whose language?” [Giáo dục cho mọi người—bằng thứ tiếng của ai?]. Oxford Review of Education (bằng tiếng Anh). 27 (1): 115–134. doi:10.1080/03054980125577.
- Chiraghdin, Shihabuddin; Mnyampala, Mathias (1977). Historia ya Kiswahili [Lịch sử của tiếng Swahili] (bằng tiếng Swahili). Oxford University Press. Eastern Africa. ISBN 0-19-572367-8.
- Contini-Morava, Ellen (1994). “Noun Classification in Swahili” [Hệ thống lớp danh từ của tiếng Swahili] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
- Hinnebusch, Thomas J. (1996). “What kind of language is Swahili ?” [Tiếng Swahili là ngôn ngữ loại gì?] (PDF). Afrikanistische Arbeitspapiere (bằng tiếng Anh). 47. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
- Kharusi, N. S. (2012). “The ethnic label Zinjibari: Politics and language choice implications among Swahili speakers in Oman” [Danh hiệu sắc tộc Zinjibari: Chính trị và ngụ ý lựa chọn thứ tiếng đối với người nói tiếng Swahili tại Oman]. Ethnicities (bằng tiếng Anh). 12 (3). doi:10.1177/1468796811432681.
- Knappert, Jan (1971). Swahili Islamic poetry [Thơ hồi giáo bằng tiếng Swahili] (bằng tiếng Anh). 1. E. J. Brill.
- Marshad, Hassan A. (1993). Kiswahili au Kiingereza (Nchini Kenya) [Tiếng Swahili hay tiếng Anh (tại Kenya)] (bằng tiếng Swahili). Jomo Kenyatta Foundation. Nairobi. ISBN 9966-22-098-4.
- Mohamed, Mohamed Abdulla (2001). Modern Swahili Grammar [Ngữ pháp tiếng Swahili hiện đại] (bằng tiếng Anh). East African Publishers.
- Nurse, Derek; Hinnebusch, Thomas J (1993). Swahili and Sabaki: a linguistic history [Tiếng Swahili và nhóm Sabaki: lịch sử ngôn ngữ học]. University of California Publications in Linguistics (bằng tiếng Anh).
- Nurse, Derek; Spear, Thomas (1985). The Swahili [Dân tộc Swahili]. Ethnohistory Series (bằng tiếng Anh). ISBN 978-0-8122-1207-5.
- Prins, Adriaan Hendrik Johan (1961). Forde, Darill (biên tập). The Swahili-speaking Peoples of Zanzibar and the East African Coast [Các dân tộc nói tiếng Swahili của Zanzibar và bờ biển Đông Phi]. Ethnographic Survey of Africa (bằng tiếng Anh).
- Vernet, T. (2002). “Les cités-Etats swahili et la puissance omanaise (1650–1720)” [Các thành bang Swahili và quyền lực Oman (1650–1720)]. Journal des Africanistes (bằng tiếng Pháp). 72(2).
- Whiteley, Wilfred (1969). Swahili: the rise of a national language [Tiếng Swahili: sự lên của ngôn ngữ quốc gia]. Studies in African History (bằng tiếng Anh). Methuen.
Liên kết ngoài
sửaCó sẵn phiên bản Tiếng Swahili của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiếng Swahili. |