Thiên hoàng Suinin
Thiên hoàng Suinin (垂仁天皇, Suinin-tennō , Thùy Nhân Thiên hoàng) là vị Thiên hoàng thứ 11 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống.[1].
Thiên hoàng Thùy Nhân Suinin-tennō 垂仁天皇 | |
---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |
Thiên hoàng thứ 11 của Nhật Bản | |
Trị vì | 29 TCN – 70 (huyền thoại) (dương lịch) 2 tháng 1 năm Thiên hoàng Suông thứ 1 – 1 tháng 7 năm Thiên hoàng Suông thứ 99 (98 năm, 180 ngày) |
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Sujin |
Kế nhiệm | Thiên hoàng Keikō |
Thông tin chung | |
Sinh | 69 TCN Nhật Bản |
Mất | 70 (139 tuổi) không xác định |
An táng | Sugawara no Fushimi no higashi no misasagi (菅原伏見東陵) (Nara) |
Phối ngẫu |
|
Hoàng tộc | Hoàng gia Nhật Bản |
Thân phụ | Thiên hoàng Sujin |
Thân mẫu | Mimaki-hime |
Không có ngày tháng chắc chắn về cuộc đời và triều đại của vị Thiên hoàng này. Suinin được các nhà sử học coi là một "Thiên hoàng truyền thuyết" vì thiếu thông tin về ông, mà cũng không thể phủ định được việc một người như thế đã từng tồn tại. Hơn nữa, các học giả chỉ biết than thở rằng, ở thời điểm này, không có đủ các bằng chứng để nghiên cứu và thẩm tra kỹ càng hơn.
Truyền thuyết kể lại rằng khoảng 2.000 năm trước, Thiên hoàng Suinin ra lệnh cho con gái mình, Công chúa Yamatohime-no-mikoto, ra đi và tìm kiếm một vị trí cố định để tổ chức lễ tế Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu Omikami. Sau 20 năm tìm kiếm, bà dừng chân lại tại vùng Ise, xây dựng Thần cung Ise.[2]
Nihonshoki ghi lại rằng trận đấu vật của Nomi no Sukune và Taima no Kehaya được tổ chức vào thời kỳ này, là nguồn gốc của Sumai (Sumo). Người Nhật theo truyền thống chấp nhận sự tồn tại của ông vua này trong lịch sử, và một misasagi hay lăng mộ của Suinin hiện vẫn còn; tuy vậy, không có ghi chép đương thời hiện có nào được khám phá có thể xác nhận quan điểm rằng nhân vật lịch sử này đã thực sự làm vua.[3]
Các thế hệ sau này có thể đã tính cả cái tên này vào danh sách các Thiên hoàng Nhật Bản, do đó, biến ông trở thành một vị Thiên hoàng, một trong những ông vua đầu tiên đồng thời là tổ tiên của Hoàng gia Nhật Bản, đã liên tục ngồi trên ngai vàng kể từ thời đó. Nếu ông có thật, vào thời đó, danh xưng tenno (Thiên hoàng) vẫn chưa được sử dụng, và chính thể mà ông có lẽ đã cai trị cũng không bao gồm toàn bộ hay thậm chí là phần lớn Nhật Bản. Trong sử ký bao gồm cả những người tiếp nối ông trong thời kỳ đã có sử, có lý do để kết luận rằng Suinin, nếu ông tồn tại thật, có thể chỉ là một tù trưởng hay vua của một vùng vào đầu xã hội bộ lạc Yamato.
Nhà sư Jien ghi lại rằng Suinin là con trai thứ ba của Thiên hoàng Sujin, và ông ngự tại điện Tamaki-no-miya ở Makimuku, ngày nay là tỉnh Yamato. Jien cũng giảng giải rằng trong thời kỳ trị vì của Thiên hoàng Suinin, Trai Vương (Saiō, hay còn gọi là saigū, tức Đại tư tế) được cử đến điện Ise, nay thuộc tỉnh Ise.[2]
Thụy hiệu của ông là Suinin tenno (Thùy Nhân Thiên hoàng). Không nghi ngờ gì nữa, cái tên này có dạng Trung Quốc và hàm ý của Phật giáo, nghĩa là nó phải được hợp thức hóa hàng thế kỷ sau thời Suinin, có lẽ là dưới thời huyền thoại về nguồn gốc của triều đại Yamato được biên soạn thành sử ký với cái tên Kojiki.[2]
Mặc dù nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thiên hoàng truyền thuyết này vẫn còn chưa biết, lăng mộ hoàng gia chính thức của vua Suinin ngày nay có thể đến thăm tại Nishi-machi, Amagatsuji, thành phố Nara.[4][5] Lăng mộ Hoàng gia kiểu kofun này đặc trưng cho hòn đảo hình lỗ khóa trong một con mương rộng đầy nước.[6][7]
Chú thích
sửa- ^ Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp. 250-251; Varley, Paul. (1980). Jinnō Shōtōki, pp. 88-89; Titsingh, Isaac (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 3-4.
- ^ a b Brown, p. 253. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “b253” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Aston, William. (1998). Nihongi, Vol. 1, pp. 167-187.
- ^ “Suinin's misasagi -- image”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Suinin's misasagi -- map (mis-labelled as "Enperor Nonin s Tomb")” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Suinin-type kofun -- see illustration #3, bottom of web page”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Suinin's misasagi -- aerial photo (also known as Hōraisan kofun)”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
Tham khảo
sửa- Aston, William George. (1896). Nihongi: Chronicles of Japan from the Earliest Times to A.D. 697. London: Kegan Paul, Trench, Trubner. OCLC 448337491
- Brown, Delmer M. and Ichirō Ishida, eds. (1979). Gukanshō: The Future and the Past. Berkeley: University of California Press. 10-ISBN 0-520-03460-0; 13-ISBN 978-0-520-03460-0; OCLC 251325323
- Titsingh, Isaac. (1834). Nihon Odai Ichiran; ou, Annales des empereurs du Japon. Paris: Royal Asiatic Society, Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland. OCLC 5850691
- Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki: A Chronicle of Gods and Sovereigns. New York: Columbia University Press. 10-ISBN 0-231-04940-4; 13-ISBN 978-0-231-04940-5; OCLC 59145842