Heavy metal (hay viết tắt là metal) là thể loại nhạc rock phát triển vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, chủ yếu ở hai thị trường Vương quốc Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ. Với nguồn gốc từ blues rock, psychedelic rockacid rock, các ban nhạc heavy metal xây dựng âm thanh dày và đồ sộ, đặc trưng bởi tiếng guitar có hiệu ứng overdrive, các khúc guitar solo mở rộng, nhịp pháchâm lượng mạnh mẽ.

Năm 1968, ba nhóm tiên phong của thể loại này – các ban nhạc người Anh Led Zeppelin, Black Sabbath and Deep Purple – được thành lập. Dẫu thu hút được số đông khán giả, họ thường bị giới phê bình chế nhạo. Một số ban nhạc người Mỹ đã điều chỉnh heavy metal thành hình thức dễ đón nhận hơn ở thập niên 1970: âm thanh thô, mỏng và shock rock của Alice CooperKiss; nhạc rock gốc blues của Aerosmith; và những câu đàn guitar lead and party rock hào nhoáng của Van Halen. Ở giữa thập niên 1970, Judas Priest giúp thúc đẩy sự phát triển của dòng nhạc bằng cách loại bỏ phần lớn ảnh hưởng từ blues, còn Motörhead mang đến sinh khí của punk rock và tăng cường nhấn mạnh vào tốc độ. Bắt đầu vào cuối thập niên 1970, các ban nhạc nằm trong trào lưu làn sóng heavy metal mới của Anh như Iron MaidenSaxon cũng đi theo xu thế tương tự. Tính đến cuối thập niên ấy, người hâm mộ heavy metal được biết tới với biệt hiệu "metalhead" hay "headbanger". Ca từ của một vài tiểu thể loại metal gắn liền với sự kích động và cường điệu nam tính - vấn đề đôi khi dẫn tới các cáo buộc kỳ thị nữ giới.

Ở thập niên 1980, glam metal trở nên phổ biến với các nhóm nhạc như Bon Jovi, Mötley CrüePoison. Tuy nhiên, trong khi đó thị trường underground đã cho ra đời hàng loạt phong cách kích động hơn: thrash metal thâm nhập vào thị trường đại chúng với các ban nhạc như Metallica, Slayer, MegadethAnthrax, còn những tiểu thể loại extreme khác như death metalblack metal đã và đang là hiện tượng tiểu văn hóa. Kể từ giữa thập niên 1990, những phong cách đại chúng đã mở rộng định nghĩa về dòng nhạc. Trong số này có groove metalnu metal, riêng nu metal thường kết hợp các yếu tố của grungehip-hop.

Đặc điểm

sửa

Heavy metal có đặc trưng truyền thống là tiếng guitar có hiệu ứng overdrive ầm, nhịp mạnh, tiếng bass-and-drum dày đặc và giọng hát nội lực. Các tiểu thể loại heavy metal nhấn mạnh, thay đổi hoặc lược bỏ một hoặc nhiều đặc tính kể trên. Trong một bài viết viết vào năm 1988, nhà phê bình Jon Pareles của The New York Times viết: "Trong phân loại âm nhạc đại chúng, heavy metal là một phân nhánh lớn của hard-rock—loại có ít đảo phách hơn, ít chất blues hơn, nghệ thuật phô diễn hơn và bạo lực hơn." Đội hình ban nhạc thường gồm một tay trống, một tay bass, một tay rhythm guitar, một ta lead guitar và một ca sĩ (có thể chơi nhạc cụ hoặc không). Đôi khi nhạc cụ keyboard được dùng để tăng cường độ dày của âm thanh. Jon Lord của Deep Purple sử dụng cây đàn Hammond organ có hiệu ứng overdrive. Năm 1970, John Paul Jones sử dụng cây đàn Moog synthesizer trong Led Zeppelin III; đến thập niên 1990, đàn synthesizer được sử dụng ở "hầu hết mọi tiểu thể loại heavy metal".[1]

 
Judas Priest biểu diễn vào năm 2005

Guitar điện và năng lượng âm thanh mà cây đàn tạo ra thông qua bộ âm ly được xem là yếu tố chủ đạo trong lịch sử heavy metal. Tiếng guitar của heavy metal đến từ sử dụng kết hợp âm lượng lớn và dùng fuzz nhiều. Ở những tông guitar của heavy metal cổ điển, nghệ sĩ guitar duy trì độ khuếch đại ở mức trung bình mà không cần bộ tiền âm ly thừa hay bàn đạp biến âm, nhằm giữ không gian và không khí mở trong âm nhạc; âm ly guitar được bật to để tạo đặc tính "punch và grind".[2] Tông guitar của dòng thrash metal lấy tần số trung bình và âm thanh bị nén chặt với nhiều tần số âm trầm.[2] Guitar solo là "yếu tố thiết yếu trong quy tắc của heavy metal... nhấn mạnh tầm quan trọng của guitar" đối với dòng nhạc. Hầu hết các bài hát heavy metal "có tối thiểu một khúc guitar solo"[3] - là "phương tiện chính để mà các nghệ sĩ biểu diễn heavy metal thể hiện kỹ thuật thượng thừa".[4] Một vài ngoại lệ là các ban nhạc nu metalgrindcore với xu hướng lược bỏ guitar solo.[5] Với các phần rhythm guitar, "tiếng ghiền nặng trong heavy metal... [được tạo ra bởi] kỹ thuật palm mute" lên dây đàn bằng ngón gẩy và sử dụng overdrive. Palm mute tạo ra âm thanh chính xác và chặt chẽ hơn, nhấn mạnh dải âm low end.

Vai trò chính của guitar trong heavy metal thường xung đột với vai trò "gương mặt chính" hay thủ lĩnh ban nhạc của giọng ca chính, tạo nên tính căng thẳng trong âm nhạc khi cả hai "tranh quyền thống trị" trên tinh thần "ganh đua bác ái". Heavy metal "đòi hỏi giọng hát phải quy" theo âm thanh chung của ban nhạc. Nhằm phản ánh nguồn gốc của metal ở văn hóa phản kháng thập niên 1960, giọng hát cần "thể hiện cảm xúc triệt để" giống như dấu hiệu của tính xác thực. Nhà phê bình Simon Frith cho rằng "tông giọng" của ca sĩ hát nhạc metal quan trọng hơn là phần lời.

Vai trò nổi bật của bass ‍còn là chìa khóa cho âm thanh của nhạc metal, sự phối hợp giữa bass và guitar là yếu tố trọng tâm. Bass mang đến âm thanh low-end để biến phần nhạc thêm "nặng". Bass đóng "vai trò quan trọng trong heavy metal hơn bất kỳ thể loại rock nào khác". Những câu bass trong nhạc metal có độ phức tạp đa dạng, từ việc giữ âm nền thấp làm nền tảng để tăng cường gấp đôi các câu rifflick phức tạp cùng với phần lead hoặc rhythm guitar. Một vài ban nhạc lấy bass làm nhạc cụ chính, phương án ấy phổ biến nhờ Cliff Burton của Metallica khi anh cực kỳ chú trọng chơi các câu solo trên bass và sử dụng hợp âm trên cây bass ở đầu thập niên 1980. Lemmy của Motörhead thường chơi hợp âm năm có dùng overdrive trong các câu đàn bass.

Bản chất của tiếng trống heavy metal là tạo ra nhịp đập ầm ĩ, dồn dập cho ban nhạc, sử dụng "tổ hợp ba thứ là tốc độ, sức mạnh và độ chính xác". Tiếng trống heavy metal "đòi hỏi lượng sức bền phi thường", và các tay trống phải phát triển "tốc độ, sự phối hợp và khéo léo đáng kể... để đánh những mẫu hình phức tạp" sử dụng trong heavy metal. Kỹ thuật chơi trống đặc trưng của metal là cymbal choke - gồm đập một cái chũm chọe và rồi ngay lập tức lấy tay kia giữ yên nó bằng (hoặc trong một số trường hợp là bằng chính tay đập), tạo ra âm vang rền. Bộ trống trong metal thường lớn hơn nhiều so với những bộ trống dùng trong các loại hình nhạc rock khác. Black metal, death metal và một vài ban nhạc "mainstream metal" "đều phụ thuộc vào double-kickblast beat".[6]

 
Enid Williams từ nhóm GirlschoolLemmy từ nhóm Motörhead diễn trực tiếp vào năm 2009. Quan hệ gắn kết hai ban nhạc bắt đầu vào thập niên 1980 và vẫn sâu sắc ở thập niên 2010.

Trong biểu diễn trực tiếp, độ ầm ĩ – tức "công phá âm thanh" theo miêu tả của nhà xã hội học Deena Weinstein – được xem là yếu tố không thể thiếu. Trong cuốn sách Metalheads, nhà tâm lý học Jeffrey Arnett ví các buổi hòa nhạc heavy metal là "mang cảm giác tương đương với chiến trận". Tiếp nối sự dẫn dắt của Jimi Hendrix, Creamthe Who, các nghệ sĩ heavy metal đời đầu như Blue Cheer đã đặt ra những chuẩn mực âm lượng mới. Như Dick Peterson của Blue Cheer chia sẻ: "Tất cả những gì bọn tôi biết là bọn tôi muốn nhiều sức mạnh hơn." Một bài đánh giá buổi hòa nhạc của Motörhead vào năm 1977 lưu ý cách mà "âm lượng cực khủng đã thể hiện tác động của ban nhạc cụ thể ra sao". Weinstein cho rằng tương tự như giai điệu là yếu tố chính của nhạc pop còn nhịp điệu là trọng tâm chính của nhạc house, âm thanh, âm sắc và âm lượng mạnh mẽ là những yếu tố chủ chốt của metal. Cô nhận định rằng độ ầm ĩ được tạo ra để "cuốn thính giả vào âm thanh" và mang đến "sinh khí của tuổi trẻ".[7]

Các nghệ sĩ trình diễn heavy metal có xu hướng gần như bị nam giới chi phối[8] cho đến khoảng giữa thập niên 1980,[9] với một vài ngoại lệ như Girlschool.[8] Tuy nhiên đến thập niên 2010, phụ nữ đang tạo ra nhiều tác động hơn,[10][11] và Craig Hayes của PopMatters nhận xét rằng nhạc metal "rõ ràng đang làm tăng cường quyền của nữ giới". Trong các tiểu thể loại power metal and symphonic metal, có một số lượng lớn các ban nhạc chọn phụ nữ làm ca sĩ chính như Nightwish, DelainWithin Temptation.

Ngôn ngữ âm nhạc

sửa

Nhịp điệu và tiết tấu

sửa
 
Ví dụ về mẫu nhịp sử dụng trong heavy metal. Khuông nhạc phía trên là phần chơi rhythm guitar với kỹ thuật palm-mute. Khuông nhạc dưới là phầ n chơi trống.

Nhịp trong các bài hát metal rất mạnh mẽ với những chỗ nhấn âm có chủ đích. Weinstein nhận xét rằng dải hiệu ứng âm thanh lớn dành cho các tay trống chơi metal khiến cho "mẫu hình nhịp thêm phần phức tạp với tính nhất quán và điều khiển mạnh mẽ". Ở nhièu bài hát heavy metal, phần groove chính có đặc điểm là những nhịp ngắn hai- hoặc ba-nốt – thường được cấu thành từ nốt móc đơn hoặc nốt móc kép. Những nhịp này thường được trình bày kèm với một đoạn ngắt âm - được tạo ra nhờ sử dụng kỹ thuật palm-mute trên rhythm guitar.

Những tế bào nhịp ngắn gọn, đột ngột và rời rạc được nối thành các cụm nhịp với kết cầu đặc biệt, mà thường là giật cục. Những cụm nhịp này được dùng để tạo ra phần đệm nhịp và hình nhịp giai điệu gọi là riffs - giúp xây dựng các câu hook liên quan. Các bài hát heavy metal còn sử dụng hình nhịp dài hơn như hợp âm nốt tròn- hoặc dấu chấm dôi ở các bản nhạc power ballad nhịp chậm. Tiết tấu trong nhạc heavy metal sơ khai có xu hướng "chậm, thậm chí là nặng nền". Tuy nhiên đến cuối thập niên 1970, các ban nhạc metal đã sử dụng nhiều loại nhịp khác nhau, và gần đây nhất vào những năm 2000, nhịp nhạc metal trải dài từ nhịp ballad chậm (nốt đen = 60 phách/phút) cho tới nhịp blast beat cực kỳ nhanh (nốt đen = 350 phách/phút).

Hòa âm

sửa

Một đặc trưng của thể loại này là hợp âm năm trên guitar. Về mặt kỹ thuật, hợp âm năm tương đối đơn giản: nó chỉ gồm một quãng chính, thường là quãng năm đúng, song quãng tám có thể được thêm để nhân đôi hợp âm chủ. Khi đánh hợp âm năm trên dây đàn thấp hơn ở âm lượng lớn và cùng với distortion, có thể tạo ra âm tần số thấp bổ sung, bổ sung thêm "sức nặng của âm thanh" và tạo nên hiệu ứng "năng lượng áp đảo".[12] Dẫu cho quãng năm đúng là phổ biến nhất với hợp âm năm, song hợp âm năm cũng dựa trên các quãng khác như quãng ba thứ, quãng ba trưởng, quãng bốn đúng, quãng năm giảm hoặc quãng sáu thứ. Đa số hợp âm năm được trình tấu với cách sắp xếp vị trí ngón tay nhất quán, để có thể dễ dàng trượt ngón lên và xuống trên phím đàn.

Cấu trúc hòa âm điển hình

sửa

Heavy metal thường được dựa trên các câu riff với ba đặc điểm hòa âm chính: tiến trình âm giai điệu thức, quãng tam cung và tiến trình nửa cung, và sử dụng các âm nền. Heavy metal truyền thống có xu hướng sử dụng các âm giai điệu tính, đặc biệt là điệu tính Aeoliađiệu tính Phrygia. Về mặt hòa âm mà nói, thể loại này thường kết hợp các tiến trình hợp âm điệu tính như tiến trình Aeolia I-♭VI-♭VII, I-♭VII-(♭VI), or I-♭VI-IV-♭VII và tiến trình Phrygia, ngầm thể hiện quan hệ giữa I và ♭II (ví dụ như I-♭II-I, I-♭II-III hay I-♭II-VII). Quan hệ âm giai bảy nốt hoặc quãng tam cung với âm sắc căng thẳng được sử dụng trong một số tiến trình hợp âm nhạc metal. Bên cạnh việc sử dụng quan hệ hòa âm điệu tính, heavy metal cũng sử dụng "âm giai ngũ cung và nhạc lý gốc blues".[13]

Quãng tam cung (quãng dài tới ba cung – ví dụ như từ Đô tới Fa#) được các chuyên gia âm nhạc thòi Trung Cổ và thời Khai sáng nhận xét là cực kỳ nghịch tai và bất ổn. Nó thường có biệt danh là diabolus in musica – "ác quỷ trong âm nhạc".

Các bài hát heavy metal sử dụng dày đặc âm nền làm cơ sở hòa âm. Âm nền là tông điệu duy trì liên tục, thường là ở dải âm trầm, trong đó có ít nhất là một hòa âm lạ (ví dụ như quãng nghịch) ở những đoạn nhạc khác. Theo Robert Walser, quan hệ hòa âm của heavy metal "thường khá phức tạp" và phép phân tích hòa âm do các nghệ sĩ và giáo viện dạy nhạc metal thực hiện "thường cực kỳ rắc rối".[14] Trong nghiên cứu về cấu trúc hợp âm heavy metal, giới học giả kết luận rằng "nhạc heavy metal thể hiện độ phức tạp lớn hơn nhiều" so với góc nhìn của các nhà nghiên cứu âm nhạc khác.[13]

Quan hệ với nhạc cổ điển

sửa
 
Ritchie Blackmore (sáng lập Deep PurpleRainbow) nổi danh với cách tiếp cận tân cổ điển (neoclassical) trong lối trình diễn trên guitar.

Robert Walser nhận định rằng, cùng với nhạc blues và R&B, "tập hợp các phong cách âm nhạc khác nhau được gọi... là 'nhạc cổ điển'" đã có tác động lớn đến heavy metal từ những ngày đầu của dòng nhạc, và "đa số các nhạc sĩ giàu ảnh hưởng nhất [của nhạc metal] là những nghệ sĩ guitar cũng theo học nhạc cổ điển. Nhờ phóng tác và áp dụng các nguyên mẫu nhạc cổ điển mà họ đã khơi dậy sự phát triển một loại kỹ thuật thượng thừa [và] thay đổi mới của cổ điển trong ngôn ngữ hòa âm và giai điệu của heavy metal."

Ở một bài báo viết cho Grove Music Online, Walser bình luận rằng "thập niên 1980 mang đến... đông đảo sự phóng tác các tiến trình hợp âm và kỹ thuật chơi xuất chúng từ các nguyên mẫu của châu Âu từ thế kỷ 18, đặc biệt là BachAntonio Vivaldi, đến từ các nghệ sĩ guitar giàu ảnh hưởng như Ritchie Blackmore, Marty Friedman, Jason Becker, Uli Jon Roth, Eddie Van Halen, Randy RhoadsYngwie Malmsteen." Kurt Bachmann của nhóm Believer cho rằng "nếu làm đúng cách thì nhạc metal và cổ điển khá là hợp nhau. Nhạc cổ điển và metal có thể là hai thể loại có nhiều điểm chung nhất khi nhắc đến cảm âm, kết cấu, độ sáng tạo."

Tuy một số nhạc sĩ metal thường nhắc đến các nhà soạn nhạc làm cảm hứng, nhạc cổ điển và metal có gốc rễ ở nhiều truyền thống và thực hành văn hóa khác nhau – nhạc cổ điển theo truyền thống nhạc nghệ thuật, còn metal thì theo truyền thống nhạc đại chúng. Như chuyên gia âm nhạc Nicolas Cook và Nicola Dibben lưu ý: "Đôi khi những phép phân tích âm nhạc đại chúng tiết lộ ảnh hưởng của 'truyền thống nghệ thuật.' Ví dụ là việc Walser liên hệ nhạc heavy metal với các hệ tưởng, thậm chí là một vài thực hành diễn tấu của chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỷ 19. Tuy nhiên, sẽ là cực kỳ nhầm lẫn nếu cho rằng những truyền thống như nhạc blues, rock, heavy metal, rap hay dance đa phần xuất phát từ "nhạc nghệ thuật.'"

Chú thích

sửa
  1. ^ Hannum, Terence (18 tháng 3 năm 2016). “Instigate Sonic Violence: A Not-so-Brief History of the Synthesizer's Impact on Heavy Metal”. noisey.vice.com. Vice. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017. In almost every subgenre of heavy metal, synthesizers held sway. Look at Cynic, who on their progressive death metal opus Focus (1993) had keyboards appear on the album and during live performances, or British gothic doom band My Dying Bride, who relied heavily on synths for their 1993 album, Turn Loose the Swans. American noise band Today is the Day used synthesizers on their 1996 self titled album to powerfully add to their din. Voivod even put synthesizers to use for the first time on 1991's Angel Rat and 1993's The Outer Limits, played by both guitarist Piggy and drummer Away. The 1990s were a gold era for the use of synthesizers in heavy metal, and only paved the way for the further explorations of the new millennia.
  2. ^ a b Hodgson, Peter (9 tháng 4 năm 2011). “METAL 101: Face-melting guitar tones”. I Heart Guitar. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Walser, tr. 50
  4. ^ Dickinson, Kay (2003). Movie Music, the Film Reader. Psychology Press. tr. 158.
  5. ^ Grow, Kory (26 tháng 2 năm 2010). “Final Six: The Six Best/Worst Things to Come out of Nu-Metal”. Revolver magazine. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2015. The death of the guitar solo[:] In its efforts to tune down and simplify riffs, nu-metal effectively drove a stake through the heart of the guitar solo
  6. ^ Cope, Andrew L. (2010). Black Sabbath and the Rise of Heavy Metal Music. Ashgate Publishing Ltd. tr. 130.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên W23
  8. ^ a b Brake, Mike (1990). “Heavy Metal Culture, Masculinity and Iconography”. Trong Frith, Simon; Goodwin, Andrew (biên tập). On Record: Rock, Pop and the Written Word. Routledge. tr. 87–91.
  9. ^ Walser, Robert (1993). Running with the Devil:Power, Gender and Madness in Heavy Metal Music. Wesleyan University Press. tr. 76.
  10. ^ Eddy, Chuck (1 tháng 7 năm 2011). “Women of Metal”. Spin. SpinMedia Group.
  11. ^ Kelly, Kim (17 tháng 1 năm 2013). “Queens of noise: heavy metal encourages heavy-hitting women”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  12. ^ Walser, Robert (2014). Running With the Devil: Power, Gender, and Madness in Heavy Metal Music. Wesleyan University Press. tr. 43.
  13. ^ a b Lilja, Esa (2009). “Theory and Analysis of Classic Heavy Metal Harmony”. Advanced Musicology. IAML Finland. 1.
  14. ^ Walser, Robert (2014). Running With the Devil: Power, Gender, and Madness in Heavy Metal Music. Wesleyan University Press. tr. 47.