Phủ Nội Vụ (Hoàng thành Huế)

Nội Vụ phủ (chữ Hán: 內務府) hay phủ Nội vụ, là cơ quan coi giữ tài sản, vật dụng cho Hoàng đế và hoàng gia tại nội cung nằm vế phía Đông Bắc của Hoàng thành Huế. Đây là cơ quan coi giữ kho tàng, của công và các hạng vàng ngọc châu báu, tơ lụa trong cung, đồng thời lo việc thu phát cất trữ các vật cống tiến.[1] Vì vậy, trong Nội vụ phủ có nhiều Ty và cục thợ thủ công. Ngoài ra, Nội vụ phủ còn giữ trách nhiệm quản lý và sản xuất các vật dụng cho Hoàng đế và nội cung dùng, còn việc phân phối đều là cơ cấu Nữ quan, gọi là Lục thượng.

Phủ Nội Vụ
Tên
Chữ Hán內務府
Vị trí địa lý
Vị tríHoàng thành Huế
Lịch sử
Xây dựng1837
Đời vuaMinh Mạng
Tình trạngbị bỏ hoang
Chức năng
Chức năngnơi quản lý, cất giữ, dâng tiến, cấp phát các loại vàng bạc, của cải của hoàng gia và triều đình
Ấn chương Nội vụ phủ quan phòng (內務府關防)

Đặc điểm

sửa

Nội vụ phủ thời Nguyễn bao gồm các thuộc viên và kho hàng như sau:

Nội vụ phủ có Tiết thận ty quản lý các cục thợ như may, thêu, nhuộm, dệt, v.v.

Lịch sử

sửa

Tiền thân của Nội vụ phủ vào thời Gia Long là cơ quan có tên Nội đồ gia (內塗家) nằm bên trong Tử Cấm Thành.

Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), vua Thánh Tổ đổi tên Nội đồ gia thành Nội vụ phủ.

Năm 1837, vua Minh Mạng cho dời phủ Nội Vụ ở vị trí hiện tại. Đây là nơi quản lý, chế tác và lưu giữ các loại vàng bạc, châu báu phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn. Đây là một cơ sở hậu cần trực tiếp của nhà vua, đồng thời là một dạng ngân khố của nhà nước quân chủ cuối cùng ở Việt Nam.[1]

Đến năm 1906, công trình được xây dựng lại theo kiến trúc Pháp, ngày nay chỉ còn lại tòa nhà chính hai tầng sót lại sau chiến tranh, vị trí gần cửa Hiển Nhơn thuộc khuôn viên Tử Cấm Thành.[2]

Từ năm 1936 đến 1996, khu vực này liên tục thay đổi công năng từ trụ sở của tuần binh bảo vệ hoàng thành, trụ sở trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế rồi trở thành Đại học Nghệ thuật Huế.[2]

Hiện trạng

sửa

Trong hơn 100 năm tồn tại, tòa nhà được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Hiện tại, nơi này dùng để cất giữ các đồ dùng trang trí sau các buổi biểu diễn nghệ thuật trong kinh thành, đồng thời là trụ sở điều hành của một doanh nghiệp khai thác dịch vụ xe điện. Hiện tại, Phủ Nội Vụ có dấu hiệu xuống cấp nặng, lộ ra những khung sắt trên trần nhà. Nằm bên cạnh tòa nhà chính là những dãy nhà cấp bốn được xây dựng về sau này, hiện có tên gọi Không gian trình diễn nghề truyền thống Huế. Ở đây chủ yếu trưng bày và bán các đồ lưu niệm như nón lá, đèn lồng, áo dài, hoa giấy... bên cạnh đồ ăn uống cho khách du lịch sau hành trình tham quan khuôn viên rộng lớn của Đại Nội.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Phủ Nội Vụ - Cơ sở hậu cần trực tiếp của nhà vua; ngân khố của triều Nguyễn”. 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b c “Kiến trúc Pháp hơn 100 năm trong Đại Nội Huế”. vnexpress.net. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.