La bàn

Dụng cụ để xác định phương hướng, hoạt động dựa vào nguyên lý từ tính của nam châm.

La bàn (cũng gọi là Từ kế hay Kim chỉ Nam) là dụng cụ dùng để xác định phương hướng địa lý ở một khu vực nhất định.

La bàn (La bàn từ)

La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...

La bàn từ hoạt động dựa theo từ trường Trái Đất thì dùng cho xác định các hướng Bắc (N), Nam (S), Đông (E), Tây (W) ở trên mặt Trái Đất. Trên các phi thuyền bay trong vũ trụ thì phải dùng la bàn không từ tính, để định hướng theo một đối tượng chỉ hướng nào đó, ví dụ hướng về phía Mặt Trời.

Ở chính giữa các cặp hướng chính là các hướng phụ (hướng trung gian): Đông Bắc (NE), Đông Nam (SE), Tây Bắc (NW) và Tây Nam (SW).

La bàn 16 hoa gió còn có thêm 8 hướng phụ thứ cấp ở chính giữa các cặp hướng chính-phụ: Bắc Đông Bắc (NNE), Đông Đông Bắc (ENE), Đông Đông Nam (ESE), Nam Đông Nam (SSE), Nam Tây Nam (SSW), Tây Tây Nam (WSW), Tây Tây Bắc (WNW) và Bắc Tây Bắc (NNW).

Từ nguyên

sửa

Từ kế là một từ Hán - Việt nguồn gốc từ 磁計. La bàn là một từ Hán - Việt nguồn gốc từ 羅盤. Kim chỉ Nam là một từ Hán - Việt nguồn gốc từ 針南指. Ở Triều Tiên cũng gọi là Nachimban (tiếng Hàn나침반; Hanja羅針盤; Hán-Việt: "la châm bàn"). Ở Nhật Bản thì gọi phức tạp hơn là Hōījishin (Kanji: 方位磁針, Kana: ほういじしん; Hán-Việt: phương vị từ châm).

Lịch sử

sửa

La bàn ra đời ở Trung Quốc từ khoảng hơn 1000 năm TCN gắn với Chu Công và nhà Chu cho đến thời Chiến Quốc (Tức cách ngày nay khoảng từ 3000 đến 2500 năm). Vào khoảng thời nhà Hán, do Tổ Xung Chi phát minh lúc đầu dùng xác định hướng Nam trên một hình nhân chỉ về hướng Nam tuy rằng ban đầu nó được dùng trong các nghi thức bói toán chứ không phải đề chỉ hướng. Đến thời nhà Đường thì hoàn chỉnh; Về sau La bàn được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng hải ở thời nhà Tống để chỉ hướng, việc mà trước đó thường dựa vào việc xem thiên văn. Loại la bàn quen thuộc với thủy thủ được phát minh tại châu Âu vào khoảng năm 1190[1]

Cấu tạo

sửa

La bàn từ

sửa

La bàn từ hay La bàn theo cách gọi thông thường, dùng kim nam châm đặt trên trụ xoay để nam châm định hướng được trong từ trường Trái Đất. Tất cả được đặt trong vỏ hay hộp đựng ngoài.

  • Vỏ hay hộp đựng kim xoay hình tròn, được phân chia theo ly giác (6400 ly giác) - hay độ (360 độ) - Miếng kim loại có từ tính, được mài giũa thành hình lá, dẹt, mỏng, nhẹ, hình dạng như cây kim ở 2 đầu. Chính giữa hơi to hơn, có khoan một phần ở trung tâm cây kim cho lõm vào. Trung tâm của vỏ hộp đựng có một cây kim ngắn cố định. Trên cây kim cố định này của vỏ hộp - kim la bàn xoay và kim xoay theo một hướng nhất định là BẮC NAM - Hướng BẮC thường được đánh dấu bằng sơn màu đỏ. Hướng NAM đánh dấu sơn màu xanh (hoặc màu trắng).
  • Mặt kính của hộp đựng kim La Bàn.
  • Các phụ kiện khác để cầm La bàn và dây ngắm với khe và tiêu điểm được thiết kế bên ngoài mặt kính, giúp cho việc đo - ngắm và tính toán được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

La bàn con vụ

sửa
 
La bàn con vụ
 
Ảnh cận cảnh của một la bàn địa chất (geological compass)

La bàn con vụ (Gyrocompass) và Con quay hồi chuyển (Gyroscope) là la bàn không dùng từ trường mà duy trì định hướng bằng con quay theo hiệu ứng con vụ. Nó giữ định hướng trục con quay kể từ khi bắt đầu quay và chưa chịu lực nào đó tác động vào. Nhược điểm là luôn phải cấp điện năng để con vụ duy trì sự quay. Nếu ngừng quay thì định hướng bị phá bỏ không khôi phục được.

Nó được sử dụng trong các tàu bay (quân sự), tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...

La bàn GPS

sửa

La bàn GPS hoạt động dựa trên Hệ thống Định vị Toàn cầu (Global Positioning System, GPS), và là một menu sử dụng của máy thu GPS. Nhờ đạt được độ chính xác định vị tọa độ cao mà máy thu GPS có thể tính được tốc độ và phương vị di chuyển.

Nó chỉ ra hướng bắc thật (bắc địa lý, True north). Các máy thu GPS hiện có ở dạng máy cầm tay trang bị cho cá nhân, hoặc dạng lắp trong các điện thoại di động cấp cao. Để hoạt động được thì vị trí đo phải nhận được sóng từ ít nhất 3 vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu, và người sử dụng phải di chuyển. Nó bị lỗi nếu ở trong nhà, trong rừng rậm,...

Tham khảo

sửa
  1. ^ “101 gadgets that changed the world”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2008.

Liên kết ngoài

sửa