Đường Cao Tông

Hoàng đế thứ ba của nhà Đường
(Đổi hướng từ Lý Trị)

Đường Cao Tông (chữ Hán: 唐高宗, 21 tháng 7 năm 628 - 27 tháng 12 năm 683) là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 649 đến năm 683, tổng cộng 34 năm.

Đường Cao Tông
唐高宗
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Đại Đường
Trị vì15 tháng 7 năm 649 - 27 tháng 12 năm 683
(34 năm, 165 ngày)
Tiền nhiệmĐường Thái Tông
Kế nhiệmĐường Trung Tông
Thiên Hoàng Đại Đường
Tại vị15 tháng 7 năm 649 - 27 tháng 12 năm 683
(34 năm, 165 ngày)
Thông tin chung
Sinh21 tháng 7 năm 628
Mất27 tháng 12, 683(683-12-27) (55 tuổi)
An tángCàn lăng (乾陵)
Thê thiếpPhế hoàng hậu Vương thị
Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu
Hậu duệ
Tên húy
Lý Trị (李治)
Tự: Vi Thiện (为善)
Niên hiệu
Xem văn bản
Thụy hiệu
Thiên Hoàng Đại Thánh Đại Hoằng Hiếu hoàng đế
(天皇大圣大弘孝皇帝)
Miếu hiệu
Cao Tông (高宗)
Triều đạiNhà Đường
Thân phụĐường Thái Tông
Thân mẫuVăn Đức Thuận Thánh hoàng hậu

Đường Cao Tông kế thừa cơ nghiệp và giữ gìn di sản của Thái Tông một cách xuất sắc, lãnh thổ nhà Đường dưới thời ông khuếch đại thông qua các cuộc chinh phạt Cao Câu Ly, Bách Tế, Tây Đột Quyết, ... khiến uy thế Đại Đường vững chắc. Tuy nhiên, từ những năm 670 do chiến tuyến quá dài nên những thành tựu đạt được đều bị mất về tay Tân LaThổ Phiên, và các vùng chiếm đóng ở biên cương nhiều lần nổi dậy làm phản khiến triều đình phải đánh dẹp luôn, quốc lực nhà Đường trở nên cạn kiệt buộc phải hòa hoãn.

Trong hậu cung, ông sủng ái Võ Chiêu nghi và lập làm Hoàng hậu. Võ hoàng hậu từ đó xen vào triều chính.Từ năm 660, Cao Tông bị đột quỵ, sức khỏe ngày một suy kém, mới giao quyền trong triều cho Võ hậu. Ông và Võ hậu cùng lâm triều, được tôn xưng là Nhị thánh (二圣), tự xưng là Thiên Hoàng (天皇) và Võ hậu được xưng là Thiên Hậu (天后). Do sức khỏe ông không được tốt, Võ hậu dần dần nắm hết mọi quyền hành, khống chế cả con ruột là Lý HoằngLý Hiền, có thuyết cho rằng việc 2 Hoàng tử này chết sớm đều do Võ hậu hạ thủ.

Thân thế

sửa

Cao Tông hoàng đế tên thật là Lý Trị (李治), Tên tựVi Thiện (为善), sinh ngày 21 tháng 7 năm 628[1] ở thành Trường An. Ông là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông và con trai thứ ba của Văn Đức hoàng hậu Trưởng Tôn thị, lúc đó Đường Thái Tông đã lên ngôi được 2 năm. Theo thân thế, ông là em ruột cùng cha cùng mẹ của Phế Thái tử Lý Thừa Càn và Ngụy vương Lý Thái (李泰).

Năm 631, khi vừa mới 4 tuổi, Lý Trị đã được phong tước Tấn vương (晋王)[2]. Sang năm 633, ông được phong chức Đô Đốc Tịnh châu[3], tuy nhiên do tuổi còn quá nhỏ nên ông vẫn ở lại kinh thành Trường An. Lúc còn nhỏ, ông được đánh giá là hiếu thuận và nhân hậu, thường được Đường Thái Tông khen ngợi.

Năm 636, Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời[4][5]. Trong ngày lễ tang của Hoàng hậu, Lý Trị đã khóc thương rất nhiều, do đó ông bắt đầu được Đường Thái Tông chú ý đến. Sau đó, ông được phong làm Hữu Võ Hậu đại tướng quân.

Năm 643, Hoàng thái tử Lý Thừa Càn do âm mưu chống lại Đường Thái Tông nên bị phế truất. Thái Tông hoàng đế lúc đầu muốn lập con trai thứ 4 là Ngụy vương làm Hoàng thái tử, nhưng sau đó Ngụy vương lại cảnh cáo Lý Trị rằng ông vốn chơi thân với Thừa Càn nên sau này ông phải cẩn thận. Thái Tông biết chuyện rất giận và phế truất Ngụy vương. Lúc đó, Tấn vương Lý Trị được Đường Thái Tông quan tâm nhất, vì là người con còn lại của Tưởng Tôn hoàng hậu, nghĩa là Hoàng đích tử. Sau khi bàn bạc với Trưởng Tôn Vô Kị, Phòng Huyền LinhLý Tích, ngày 30 tháng 4 năm 643, Thái Tông hoàng đế chính thức phong Tấn vương Lý Trị làm Hoàng thái tử.

Hoàng thái tử

sửa

Cuối năm 643, khi Lý Trị 16 tuổi, Đường Thái Tông muốn tìm một gia đình quan lại có thế lực để hỏi cưới con gái họ cho ông, nhưng ông từ chối, Thái Tông bèn thôi. Một thời gian trước đó, khi ông còn chưa làm thái tử, Thái Tông chọn con gái của họ Vương ở Thái Nguyên, cháu chắt quan Thượng thư Tả phó xạ triều Bắc Ngụy Vương Tư Chính là Vương thị, nạp làm Tấn vương phi. Đến đây, Vương thị được phong Hoàng thái tử phi.

Lý Trị tuy là Hoàng thái tử, nhưng bản tánh nhu nhược yếu đuối, lại khiến Thái Tông không hài lòng. Thái Tông từng bàn với đại thần Trưởng Tôn Vô Kị về việc thay ngôi Thái tử cho con thứ ba là Ngô vương Lý Khác, Hoàng tử vốn được Thái Tông coi là tài giỏi giống mình, nhưng Trưởng Tôn Vô Kị lại dùng lời lẽ thuyết phục Thái Tông rằng Thái tử Lý Trị là người nhân ái trung hậu, có tướng quân vương. Cuối cùng, Thái Tông bỏ việc này.

Năm 645, Đường Thái Tông xuất quân tiến đánh Cao Câu Ly[6], để Lý Trị đến Định châu[7] và tạm thời chấp chính thay mình. Tuy nhiên chiến dịch thất bại sau một năm giao tranh, Thái Tông sức khỏe vốn suy nhược, lại lao lực rồi bị thương nên lâm bệnh, nổi nhọt khắp người. Khi Thái Tông về Tịnh Châu, Lý Trị đến thỉnh an ông, và dùng miệng hút mủ trong các vết thương của Thái Tông, nên Thái Tông mới có thể bớt bệnh.

Năm 647, Thái thú Tề ChâuĐoàn Chí Xung dâng sớ yêu cầu Đường Thái Tông thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Lý Trị. Ngay lập tức, Thái tử cùng Trưởng Tôn Vô Kị khi biết được tin này, rất sợ hãi, nhưng Thái Tông trấn an ông và không truy cứu Chí Xung[8]. Cùng năm đó, Lý Trị cho xây chùa Đại Từ Ân trong ngày mất của Trưởng Tôn hoàng hậu, chùa này hoàn thành năm 648.

Năm 649, Đường Thái Tông bị bệnh nặng, lại nghi ngờ lòng trung thành của đại thần Lý Thế Tích với triều đình sau khi mình mất, bèn giáng Thế Tích làm Đô Đốc Điệp châu[9]. Lý Trị không rõ nguyên do, hỏi lại Thái Tông. Thái Tông nói

Tài năng và trí tuệ của Thế Tích là hơn người, nhưng ngươi chưa hiểu được con người hắn đâu! Trẫm sợ khi trẫm trăm tuổi thì hắn không trung hiếu với ngươi nên mới đuổi đi. Nếu hắn không do dự mà đi, thì sau này người có thể đề bạt làm Bộc xạ, hoàn toàn tin tưởng. Nếu chần chừ không đi thì phải giết hắn ngay!.

Lên ngôi Hoàng đế

sửa

Ngày 10 tháng 7 năm 649, Đường Thái Tông qua đời ở cung Thúy Vi. Thái tử Lý Trị và Trưởng Tôn Vô Kị phong tỏa tin tức, bí mật đưa thi hài về hoàng cung, đến 13 tháng 7 (29/5 ÂL) mới phát tang. Ngày 15 tháng 7 (1 tháng 6 ÂL) cùng năm, Lý Trị đăng quang ở điện Thái Cực[10]. Vì Lý Thế Tích ra đi không do dự sau khi bị Đường Thái Tông giáng chức, nên ông nghe theo di huấn, bổ Lý Thế Tích làm Bộc xạ, Kiểm giáo Lạc châu thứ sử, Khai phủ nghi đồng tam ti và cho về triều. Ông quy định việc dùng riêng lẻ từ "Thế" và từ "Dân" cũng là phạm húy kỵ, vì thế Lý Thế Tích được gọi là Lý Tích. Ông cũng thăng Trưởng Tôn Vô Kị làm Thái úy, Trung thư lệnh nhưng Vô Kị từ chối không nhận.

Ngày 30 tháng 7 cùng năm, Lý Trị cho an táng Đường Thái Tông ở Chiêu Lăng. Sau đó, ông tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh với Cao Câu Ly (đời vua Cao Câu Ly Bảo Tạng Vương) ở Liêu Đông do Đường Thái Tông phát động từ năm 645. Tháng 12, ông tấn phong Lý Thái làm Bộc vương, ban cho một số đặc quyền đã bị Thái Tông tước bỏ trước đó.

Tháng 1 năm 650, ông đặt niên hiệu Vĩnh Huy (永徽), lập Vương thị là Hoàng hậu, cha là Vương Nhân làm Ngụy quốc công[11].

Vĩnh Huy thịnh trị

sửa

Ổn định chính sự

sửa

Cũng tháng 1 năm 650, Đường Cao Tông ra chiếu viết:

"Trẫm vừa mới lên ngôi, triều chính có nhiều chỗ bất tiện, bá tánh cũng có lòng nghi ngờ gì, nhưng không thể nói lên được. Nay tuyên thứ sử các châu vào điện để hỏi tật khổ của dân chúng, mà đề ra đường lối cai trị".

Những năm đầu tiên trị vì, Đường Cao Tông rất tin tưởng Trưởng Tôn Vô KịChử Toại Lương. Hai người này ra sức phò giúp Cao Tông, nên triều chính vẫn ổn định như thời Trinh Quán, được xưng là Vĩnh Huy chi trị (永徽之治). Có người ở Lạc DươngLý Hoằng Thái tố cáo Trưởng Tôn Vô Kị mưu phản, liền bị Cao Tông sai chém để răn đe vì quyền lực của Vô Kị đã lớn mạnh.

Tháng 9 năm đó, Đường Cao Tông muốn ra ngoài tuần du, bèn hỏi ý kiến của Gián nghị đại phu Lạc Dục Na. Dục Na khuyên can rằng chưa nên đi. Cao Tông nghe theo, bỏ việc tuần du. Lý Tích[12] xin được miễn quan tước, Cao Tông chuẩn tấu, bãi chức Phó xạ, nhưng Nghi đồng tam ti và Trung thư môn hạ vẫn giữ nguyên. Mùa đông năm đó, Chử Toại Lương bị Vi Tư Khiêm tố cáo đã ép một số hộ nông bán ruộng đất giá rẻ cho mình để kiếm lợi. Cao Tông tuy không giết nhưng hạ lệnh bãi chức Toại Lương, giáng làm Thứ sử Đồng châu[13].

Chiến tranh với các nước

sửa

Năm 651, Tả kiêu vệ tướng quân A Sử Na Hạ Lỗ nghe tin Đường Thái Tông đã chết, bèn chiêu tập dân li tán, chiếm cứ hai châu Tây, Đình. Thứ sử Đình châu Lạc Hoằng Nghĩa tâu lên triều đình. Cao Tông sai Kiều Bảo Minh đến thuyết phục Hạ Lỗ nên chịu quy phục, gửi con vào làm túc vệ trong cung thì sẽ được triều đình phong làm Kiêu Vệ trung lang tướng. Nhưng con Hạ Lỗ là Hi Vận lại khuyên cha nên chạy về phía phía tây tiếp tục kháng Đường. Hạ Lỗ nghe theo, đi về phía tây chiếm được Tây Đột Quyết, tiếm xưng Sa Bát La Khả hãn, được nhiều nước Tây Vực đi theo.

Tháng 7 năm 651, Sa Bát La Khã hãn tiến đánh Đình châu[14]. Đường Cao Tông sai Tả Võ hậu tướng quân Lưu Kiến Phương, Hữu Kiêu Vệ tướng quân Kế Bật Hà Lực làm Hành quân tổng quản; Cao Đức Dật, Tiết Cô Ngô làm phó, đem 3 vạn quân bốn châu Tần, Thành, Kì, Ung cùng 5 vạn ngựa của người Hồi Hột dâng nạp, tiến đánh Tây Đột Quyết. Quân Đường chiến thắng vài trận, nhưng không lâu sau thì rút lui. Tháng 12 cùng năm, Cao Tông lập đàn tế nam giao và trai giới. Tháng sau, Triệu Hiếu Tổ ở Lang châu đem quân đánh Bạch Thủy Man và giành thắng lợi, quân Đường thu được nhiều của cải đem về.

Năm 654, Cao Tông phong cho Tiết Linh San làm Đạo Hành quân đại tổng quản, thảo phạt Tây Đột Quyết. Sang năm 655, Hạt Bật Đạt Độ ở Tây Đột Quyết chống lại Sa Bát La Khả hãn, sai người cầu viện Đường triều. Cao Tông sai Nguyên Lễ Thần giúp Hạt Bật Đạt Độ, nhưng Lễ Thần chỉ hành quân được vài ngày lại rút về.

Cùng năm 655, hai nước Cao Câu Ly (đời vua Cao Câu Ly Bảo Tạng vương) và Bách Tế (đời vua Bách Tế Nghĩa Từ vương) hợp quân xâm lấn Tân La[15] (đời vua Tân La Vũ Liệt vương). Vua Tân La Vũ Liệt vương sai sứ sang nhà Đường cầu viện. Tháng 2 năm 655, Đường Cao Tông sai Trình Danh ChấnTô Định Phương dẫn quân đi cứu Tân La. Quân Đường thắng lớn, bắt được 1000 người Cao Câu Ly đưa sang nhà Đường.

Lập Hoàng thái tử

sửa

Đường Cao Tông yêu thương người con trai thứ 4 là Ung vương Lý Tố Tiết, do sủng phi là Tiêu thục phi sinh ra, muốn lập Tố Tiết làm Hoàng thái tử. Vương hoàng hậu tuy ở địa vị chính thất, nhưng không được sủng ái, nên ghen ghét với Tiêu thục phi. Thấy con trưởng của Cao Tông là Lý Trung mất mẹ từ nhỏ, Vương hoàng hậu bèn nhận Lý Trung làm con và mua chuộc các đại thần trong triều, đề nghị Cao Tông lập Lý Trung làm Hoàng thái tử.

Tháng 7, năm 652, Cao Tông hoàng đế theo ý của quần thần, sách lập Lý Trung làm Hoàng thái tử và ra lệnh đại xá[16]. Tiêu thục phi rất giận nhưng không làm gì được. Cao Tông chọn Tả bộc xạ Vu Chí Ninh làm Thiếu sư, Hữu bộc xạ Trương Hành làm Thiếu phó, Thị trung Cao Quý Phụ làm Thiếu bảoVõ Văn Tiết làm Chiêm sự, dạy học cho Lý Trung.

Hoàng thân mưu phản

sửa

Năm 652, triều đình xảy ra việc Cao Dương công chúa, em của Đường Cao Tông, liên kết với chồng là Phòng Di Ái, con trai Phòng Huyền Linh, âm mưu lập Kinh vương Lý Nguyên Cảnh (con thứ của Đường Cao Tổ) lên làm Hoàng đế. Phò mã đô úy Sài Lệnh VõTiết Vạn Triệt hợp mưu vào chuyện này. Cuối năm 652, việc mưu phản bị Trưởng Tôn Vô Kị phát giác. Vô Kị vốn ghen ghét Ngô vương Lý Khác, bèn xúi Phòng Di Ái tố cáo Lý Khác có dự vào chuyện này để nhân đó trừ đi. Di Ái bị Vô Kị lừa gạt, cho rằng nếu khai gian như thế sẽ được miễn chết, nên nhận lời.

Tháng 2 năm 653, quần thần dâng tấu xin chém đầu Phòng Di Ái, Tiết Vạn TriệtTào Lệnh Võ, đồng thần xin ban rượu độc cho hai vị Cao Dương công chúa, Ba Lăng công chúa cùng Kinh vương Cảnh, Ngô vương Lý Khác[17][18]. Đường Cao Tông vốn không nỡ ra lệnh, nhưng Binh bộ thượng thư Thôi Đôn lấy luật pháp bức ép khién ông phải nghe theo. Em cùng mẹ với Lý Khác là Thục vương Lý Âm bị phế làm thứ dân, Phòng Di Trực (con trưởng của Phòng Huyền Linh) bị đày ra Xuân Châu. Trong triều, Giang Hạ vương Lý Đạo Tông và Phò mã đô úy Chấp Thất Tư Lực dâng sớ tố cáo Trưởng Tôn Vô Kị và Chử Toại Lương, đều bị xử tội. Từ đó, quyền lực của Trưởng Tôn Vô Kị ngày càng to, lấn át triều đình. Cao Tông sợ thế Vô Kị, phải mời Chử Toại Lương về triều, phục lại chức cũ.

Tháng 10 năm 653, nữ tử ở Mục Châu là Trần Thạc Trinh khởi binh chống nhà Đường, tự xưng Văn Giai hoàng đế. Cao Tông cử quân đánh dẹp và bình định được.

Thay ngôi Hoàng hậu và Hoàng thái tử

sửa
 
Võ hoàng hậu

Từ khi còn làm Hoàng thái tử, Cao Tông đã yêu mến Võ tài nhân của Đường Thái Tông. Sau khi Thái Tông hoàng đế qua đời, các cung nhân bị bức phải vào tu ở chùa Cảm Nghiệp. Khi Cao Tông đến thăm chùa, thấy Võ Tài nhân thì tình xưa trỗi dậy, có ý rước về. Vương hoàng hậu trong cung ghen ghét Tiêu thục phi, muốn mượn tay Võ thị giành lấy sự sủng ái của Thục phi, bèn bảo Võ thị để tóc dài, sau đó xin Cao Tông cho rước về cung. Cao Tông vốn đã sẵn có ý muốn này, nên chuẩn y.

Võ Tài nhân vốn gian manh xảo quyệt; từ khi vào cung ra sức lấy lòng Cao Tông và Vương hoàng hậu[10]. Cao Tông cũng hết mực sủng ái bà ta, do thế mà Tiêu thục phi thất sủng, nhiều lần nói xấu Võ thị trước mặt Cao Tông, nhưng ông không nghe mà còn xa lánh Tiêu phi hơn nữa. Năm 651, Võ thị được phong làm Chiêu nghi, việc này trái với điển lệ vì Võ thị vốn là cung tần của Tiên đế.

Dần đà, Võ Chiêu nghi lấy luôn được lòng tin của Cao Tông, Vương hoàng hậu biết Võ thị còn đáng sợ hơn cả Tiêu Thục phi, nên hối hận đã cho bà ta vào cung. Võ Chiêu nghi cũng không còn tôn trọng Vương hoàng hậu nữa, lại nhiều lần mua chuộc người trong cung của Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi để theo dõi động tĩnh. Hoàng hậu và Thục phi tố cáo với Cao Tông, nhưng ông không còn tin lời họ nữa.

Tháng 1 năm 654, Võ Chiêu nghi sinh ra 1 tiểu hoàng nữ, nên vô cùng buồn bực, mặc dù tiểu hoàng nữ này rất được Cao Tông yêu quý. Vương hoàng hậu một lần tới thăm hoàng nữ, sau khi ra về, Võ Chiêu nghi bí mật đóng hết cửa rèm lại, không cho thông khí từ ngoài vào, rồi tự tay bóp mũi giết chết hoàng nữ. Khi Cao Tông đến thăm, Võ Chiêu nghi và tả hữu nói dối rằng việc này là do Hoàng hậu làm ra[10][19]. Cao Tông giận, nói: "Hoàng hậu giết con ta rồi".

Võ Chiêu nghi lại giả vờ khóc lóc thảm thương cho Cao Tông động lòng, còn Vương hoàng hậu không còn cách nào để tự biện minh. Từ đó, Cao Tông nảy ý phế Hậu, muốn Trưởng Tôn Vô Kị đề xướng việc này ra, mẹ của Võ Chiêu nghi là Dương phu nhân cùng Lễ bộ thượng thư Hứa Kính Tông cũng ra sức thuyết phục nhưng Vô Kị cũng không chịu.

Năm 655, Võ Chiêu nghi tố cáo Ngụy quốc phu nhân Liễu thị (mẹ của Vương hoàng hậu) cùng Hoàng hậu dùng bùa phép hãm hại mình, từ đó Liễu thị không được vào cung nữa. Trong lúc đó, Trung thư xá nhân Lý Nghĩa Phủ vốn bị Trưởng Tôn Vô Kị ghét và biếm chức, nhân đó dâng sớ xin phế Hậu lên Cao Tông. Cao Tông vui mừng, triệu Phủ vào cung, cho phục chức. Trường An Lệnh Bùi Hành Kiệm cùng Trưởng Tôn Vô Kị và Chử Toại Lương đều lên tiếng can ngăn Cao Tông. Cao Tông không hài lòng, triệu Lý Tích hỏi ý. Tích nói: "Đó là gia sự của Bệ hạ, không cần hỏi đến ngoại thần".[20][21] Sau đó, Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi mưu hại Võ Chiêu nghi.

Đầu năm 656, Cao Tông chính thức tuyên chiếu, phế Vương hậu và Tiêu phi làm thứ nhân, đày gia tộc đến Lĩnh Nam rồi lập Võ thị làm Hoàng hậu[22]. Tiêu thục phi và Vương hoàng hậu bị giam ở biệt viện, Cao Tông chưa dứt hẳn tình, nhiều lần đến thăm. Tiêu thục phi nhân đó khóc lóc xin Cao Tông thương tình. Võ hoàng hậu tức giận, sai chặt hết tay chân hai người, đem đi ngâm rượu.[11]

Sau khi thay ngôi Hoàng hậu, đại thần Hứa Kính Tông cũng dâng biểu xin Cao Tông cũng thay luôn ngôi Hoàng thái tử. Cao Tông bèn bảo Lý Trung tự mình nhường ngôi Thái tử, Lý Trung bất đắc dĩ phải nghe theo.

Tháng 2 năm 656, Cao Tông phong cho Đại vương Lý Hoằng, con trai trưởng của Võ hoàng hậu làm Hoàng thái tử, giáng Thái tử Lý Trung làm Lương vương (梁王), đày làm Đô đốc Lương châu. Cha của Võ hoàng hậu là Võ Sĩ Hoạch được truy phong Tư đồ, tước Chu Định công (周定公). Cùng năm, Đường Cao Tông đổi niên hiệu thành Hiển Khánh (显庆), kết thúc sáu năm của Vĩnh Huy trị vì.

Thời đại Hiển Khánh

sửa

Chiếm Tây Đột Quyết

sửa

Tháng 9 năm 656, Đại tướng Trình Tri Tiết theo lệnh Cao Tông, suất quân công đánh Tây Đột Quyết, đánh thắng hai tộc Ca La, Xử Nguyệt ở Mộ Cốc, chém hơn 1000 quân địch. Phó tướng Chu Trí Độ công đánh hai tộc Đột Kị Thi, Xử Mộc Côn, giết được 30000 quân. Tháng 12 cùng năm, Trình Tri Tiết tiến đến Ưng Sa Xuyên, đánh bại 20000 kị binh của Tây Đột Quyết, truy đuổi đến 20 dặm, chém được nhiều quân địch và thu nhiều vàng bạc, khí giới.

Sang năm 657, Cao Tông phong Tô Định Phương làm Y Lệ đạo hành quân tổng quản, mượn thêm quân của Hồi Hột, từ hướng bắc tiến vào lãnh thổ của Sa Bát La Khã hãn[23]. Tháng 12 năm đó, Định Phương đại thắng tộc Xử Mộc Côn Bộ, rồi tiến vào Hà Tây. Sa Bát La cùng đường phải đem mười vạn quân ra quyết chiến. Sa Bát La khinh địch nên đại bại, bỏ trốn về phía tây, bị Định Phương đuổi theo. Nhiều quân mã Tây Đột Quyết bị giết chết. Sa Bát La chạy đến Thạch Quốc[24]. Định Phương sau đó lui quân. Không lâu sau, Sa Bát La bị bắt dâng nộp cho nhà Đường.

Sau khi chiếm được Tây Đột Quyết, Đường Cao Tông sai phân nước này làm hai phần đông tây. Lấy A Sử Na Di Xạ làm Tả Vệ đại tướng quân, đóng ở Côn Lăng, A Sử Na Bộ Chân đóng ở Mông Trì, bãi chức Đột Quyết Khã hãn. Tây Đột Quyết lại bị phân chia và ngày càng suy yếu hơn nữa.

Năm 658, ba tướng Đường là Trình Danh Chấn, Tô Định PhươngTiết Nhân Quý soái quân Đường phá quân Cao Câu Ly ở sông Quý Đoan [25], đốt thành Tân (Shin) [26], giết quân Cao Câu Ly rất nhiều. Sau đó Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường quay lại Hắc Sơn đánh bại quân Khiết Đan (đời Khả hãn A Bất Cố). Tiết Nhân Quý được Đường Cao Tông phong làm Tả Vũ vệ Tướng quân.

Lưu đày cựu thần

sửa

Sau vụ đổi ngôi Hoàng hậu, Chử Toại Lương bị Cao Tông biếm làm Đô đốc Đàm châu[27]. Toại Lương nhờ Hàn Viện dâng thư giải oan lên Cao Tông. Cao Tông tỏ ra thông cảm, nhưng vẫn biếm Toại Lương ra Đàm Châu. Năm sau, Toại Lương bị phe cánh của Võ hoàng hậu hãm hại, lại bị biếm đến Quế châu rồi Ái châu, cuối cùng uất ức mà chết vào tháng 10 ÂL năm 658. Đại thần Hàn Viện cũng bị phe cánh của Võ hậu tố cáo làm việc trái phép, bị biếm làm Thứ sử Ái châu.

Võ hoàng hậu tiếp tục trả thù những người không ủng hộ mình trước kia. Phe cánh của bà ta là Lý Nghĩa Phủ, Hứa Kính Tông nắm đại quyền trong triều, Trưởng Tôn Vô Kị ngày càng mất uy tín. Võ hoàng hậu sai Hứa Kính Tông tìm cớ hãm hại ông ta.

Năm 659, có người tố cáo hai viên quan là Vi Quý PhươngLý Sào mưu làm việc trái phép, Đường Cao Tông giao cho Hứa Kính Tông điều tra. Kính Tông dụ dỗ Quý Phương khai rằng Triệu Quốc công (tức Vô Kị) có thông đồng với mình. Cao Tông bất ngờ về việc này, nhưng lại sai Kính Tông đưa Vô Kị ra tra xét. Sau đó, ông hạ lệnh bãi bỏ phong ấp và chức Thái úy của Trưởng Tôn Vô Kị, giáng làm Dương Châu đô đốc, đày đến Kiềm Châu[28]. Hứa Kính Tông nhân đó tố cáo Chử Toại Lương cùng Hàn Viện, Liễu Thích, Viện và Thích bị bãi chức, Chử Toại Lương tuy đã chết cũng bị trừ quan tước. Trưởng Tôn Vô Kị cũng bị bức tử trong năm đó[13].

Diệt Đô Man và Bách Tế

sửa
 
Lãnh thổ Đại Đường nửa cuối thế kỉ VII

Cũng năm 659, quốc vương Đô Man của Tư Kết Khuyết[29] khởi binh chống lại nhà Đường, liên kết với các nước Sơ Lặc, Chu Câu Ba, Yết Bàn Đà...[30]. Cao Tông phái Tô Định Phương đến phía tây đánh dẹp. Định Phương tuyển 10000 quân bộ và 3000 quân kị, một ngày đi 300 dặm, tiến vào quốc đô của Đô Man. Vua Đô Ma hoảng sợ, lại liên tiếp thất bại, phải xin đầu hàng. Đô Man bị dẫn về kinh. Quần thần muốn giết chết ông ta, nhưng Tô Định Phương nói đã hứa tha chết cho Đô Man khi ông ta đầu hàng, vì thế Cao Tông không hạ lệnh giết nữa.

Ở bán đảo Triều Tiên, hai nước Bách Tế (đời vua Bách Tế Nghĩa Từ Vương) và Cao Câu Ly (đời vua Cao Câu Ly Bảo Tạng Vương) liên kết với nhau, lấn chiếm nước còn lại là Tân La (đời vua Tân La Vũ Liệt Vương). Năm 660, Đường Cao Tông sai Tô Định PhươngNgu Bá Anh dẫn 144.000 quân tiến công Bách Tế để cứu Tân La. Nghe nhà Đường hứa sẽ chia đất Bách Tế sau khi diệt Bách Tế, nước Tân La cũng phái Kim Yu-shin dẫn 50.000 quân phối hợp củng quân Đường tiêu diệt Bách Tế. Kim Yu-shin đã đánh bại 5000 quân Bách Tế của Giai Bách (계백 Gye Baek) trong trận Hwangsanbeol (황산벌 전투) sau nhiều tháng chiến đấu. Giai Bách tử trận. Tô Định Phương và quân Đường tiến vào bán đảo, giết được nhiều quân Bách Tế rồi tiến vào quốc đô Bách Tế là Tứ Tỉ (Sabi), sau đó Bách Tế Nghĩa Từ vương (Uija Wang) và thái tử Phù Dư Long (Buyeo Yung) chạy về phía bắc đến Hùng Tân (Ungjin). Tô Định Phương tiến quân vây thành Tứ Tỉ. Vương thứ tử Bách TếPhù Dư Thái tự lập làm vua Bách Tế trong thành Tứ Tỉ rồi chỉ huy dân quân Bách Tế chống cự Tô Định Phương. Tuy nhiên con của Phù Dư LongPhù Dư Văn Tư đưa bộ hạ trèo thành Tứ Tỉ ra hàng quân Đường, dân chúng Bách Tế cũng đi theo, Phù Dư Thái không ngăn được. Tô Định Phương lệnh cho binh sĩ nhà Đường lên thành Tứ tỉ cắm cờ, vì thế Phù Dư Thái mở cửa thành ra hàng. Sau đó Bách Tế Nghĩa Từ vương (Uija Wang) và thái tử Phù Dư Long (Buyeo Yung) cũng bị quân Đường bắt khi Tứ Tỉ (Sabi) thất thủ. Tháng 7 năm 660 nước Bách Tế chính thức bị diệt vong.

Tương truyền rằng Bách Tế Nghĩa Từ Vương bị bắt phải rót rượu cho tướng Tô Định Phương của nhà Đường và vua Tân La Vũ Liệt vương trong 1 buổi tiệc tại thành Tứ Tỉ (Sabi) và bị sỉ nhục nặng nề. Bách Tế Nghĩa Từ vương bị đưa đến Lạc Dương nhà Đường cùng các con là Phù Dư Hiếu (Buyeo Hyo), Phù Dư Long (Buyeo Yung) và Phù Dư Thái, 88 hầu cận và 12.807 nông dân Bách Tế (đến năm 2000, hài cốt của Bách Tế Nghĩa Từ vương mới được đưa từ Trung Quốc về Hàn Quốc chôn cất). Đường Cao Tông ra lệnh sáp nhập Bách Tế vào lãnh thổ nhà Đường, phân làm 37 quận, không chia đất cho Tân La khiến vua Tân La Vũ Liệt vương (Kim Xuân Thu) oán hận. Khi đó một tướng Bách TếHắc Xỉ Thường Chi (黑齒常之, Heukchi Sangji) cùng một số tướng lĩnh Bách Tế khác chạy đến thành Gangsan và tham gia vào phong trào khôi phục Bách Tế. Hắc Xỉ Thường Chi và những người đi theo đã tập hợp được 30.000 người Bách Tế trong 10 ngày.

Cùng năm 660 người Khiết Đan do Khả hãn Lý Tận Trung cầm đầu đã nổi dậy tự lập ở đất Tùng Mạc phía bắc Doanh Châu nhà Đường nhưng vẫn giữ chức Tùng Mạc đô đốc của nhà Đường.

Sau đó, Tô Định Phương đánh sang Cao Câu Ly vào năm 661. Vua Tân La Văn Vũ vương (Kim Pháp Mẫn) sai Kim Yu-shin chi viện cho quân Đường nhằm đè bẹp Cao Câu Ly. Tô Định Phương phá quân Cao Câu Ly ở Phối Giang [31], đoạt Mã Ấp Sơn (phía đông Bình Nhưỡng) làm doanh, rồi vây thành Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly. Tuy nhiên, lúc này tình hình đã chuyển sang thế bất lợi cho quân Đường. Người dân Bách Tế và Hắc Xỉ Thường Chi (黑齒常之, Heukchi Sangji), Phúc Tín (Boksin) lập vua mới là Phù Dư Phong (từ Nhật Bản đời Thiên hoàng Tenji đưa về) lên ngôi, lại nổi dậy kháng Đường. Mặc dù Cao Tông gửi thêm quân vào chiến trường Bách TếCao Câu Ly, nhưng vẫn không thay đổi được tình hình. Năm 662, quân Đường lại bị Cao Câu Ly đánh bại nhiều lần, tổn thương nghiêm trọng, lại cộng thêm bão tuyết hoành hành. Tướng nhà Đường là Bàng Hiếu Thái (龐孝泰) cùng 13 người con trai đã bị giết chết tại một trận đánh trên sông Xà Thủy (蛇水). Tô Định Phương phải giải vây Bình Nhưỡng rồi rút quân Đường về nước. Kim Yu-shin cũng rút quân về Tân La. Mặc dù vậy nhưng những cuộc chiến tranh giữa Cao Câu Ly với nhà Đường đã khiến Cao Câu Ly bị hao binh tổn tướng khá nhiều[32][33].

Tô Định Phương của nhà Đường dường như rất muốn đánh bại tàn dư Bách Tế của Phù Dư PhongHắc Xỉ Thường Chi (黑齒常之, Heukchi Sangji). Nhưng Hắc Xỉ Thường Chi đã liên tục giành chiến thắng và tái chiếm hơn 200 thành trì cũ của Bách Tế từ tay quân Đường.[34]

Thời đại Long Sóc - Lân Đức

sửa

Bình định Bì Túc Độc

sửa

Tháng 10 năm 660, Đường Cao Tông bị bệnh đau đầu, không thể coi triều, mọi việc đều do Võ hoàng hậu quyết đoán[21].

Tù trưởng Hồi HộtBà Nhuận, vốn tuân phục nhà Đường vừa chết, cháu là Bì Túc Độc nối ngôi, liên kết với các tộc Đồng La, Bộc Cố xâm phạm vào biên giới nhà Đường. Năm 662 Đường Cao Tông sai Trịnh Nhân Thái cùng Lưu Thẩm Lễ, Tiết Nhân Quý, Tiêu Tự Nghiệp thảo phạt Bì Túc Độc. Ban đầu, quân Đường chiến thắng nhiều trận, Tiết Nhân Quý trở nên nổi tiếng với giai thoại "Tam tiễn định Thiên San" nhưng sau đó hết lương, thời tiết xấu phải rút về.

Đường Cao Tông sai trị tội Trịnh Nhân Thái, rồi bổ Khiết Bật Hà Lực cùng Khước Khác đến thay. Người trong Bộ Lạc sợ thế Khiết Bật Hà Lực, bèn bắt tù trưởng hơn hai trăm người giao nộp. Khiết Bật Hà Lực sai chém tất cả. Chiến sự phía tây tạm yên. Sau đó Tiết Nhân Quý chuyển sang chinh phục bộ tộc Thiết Lặc.

Tháng 10 năm 662, Đường Cao Tông đến Ly Sơn du ngoạn, để thái tử Lý Hoằng giám quốc. Ít lâu sau ông về Trường An.

Bấy giờ Lý Nghĩa Phủ được Võ hậu tin tưởng, nắm quyền trong triều. Năm 663, có người tố cáo Nghĩa Phủ mưu phản. Cao Tông sai giam vào ngục, sau đó đày đến Đình châu.

Tình hình phía Tây và phía Đông

sửa

Tháng 6 năm 663, tù trưởng Man Di ở Liễu Châu Ngô Quân nổi loạn. Cao Tông sai Lưu Bá Anh đánh dẹp. Cùng lúc đó, hai nước Thổ Phiên và Thổ Cốc Hồn xảy ra chiến tranh, đều sai sứ đến nhà Đường xin viện binh. Cao Tông không giúp nước nào[35]. Sau đó Thổ Cốc Hồn bị Thổ Phiên đánh tan. Khả hãn Hạt Bát phải chạy sang nhà Đường lánh nạn. Cao Tông sai Tô Định Phương tuyển quân giúp Thổ Cốc Hồn, nhưng cuối cùng không thắng. Thổ Cốc Hồn bị Thổ Phiên chiếm đóng.

Thiên hoàng Tenji của Nhật Bản lệnh cho 27.000 quân Nhật Bản do Abe no Hirafu (阿部比羅夫; A Bộ Bỉ La Phu) chỉ huy sang bán đảo Triều Tiên từ cuối năm 662 để tham chiến cùng tàn dư Bách Tế chống lại quân Đường và quân Tân La do Kim Yu-shin chỉ huy. Lần đầu tiên lịch sử, quân đội Trung QuốcNhật Bản giao chiến với nhau. Tướng Phúc Tín dẫn tàn dư Bách TếAbe no Hirafu dẫn quân Nhật Bản liên tục tấn công vào nơi đóng quân của liên quân Tân La - Đường. Liên quân Tân La - Đường sau đó phản công lại và bao vây tàn dư Bách Tế và quân Nhật Bản tại một thành trì được gọi là thành Chu Lưu (Juryu, 주류성, 周留城). Tại thời điểm này, Phúc Tín dường như đã phản bội tàn dư Bách Tế. Phúc Tín đã giết chết nhà sư Dochim của tàn dư Bách Tế và tìm cách giết cả vua Phù Dư Phong. Tuy nhiên, Phù Dư Phong đã giết Phúc Tín trước và đào thoát đến Cao Câu Ly. Tàn dư Bách Tế khi đó do Hắc Xỉ Thường Chi chỉ huy. Tháng 8 năm 663, quân Đường và quân Tân La của Kim Yu-shin hoàn toàn đánh bại được tàn dư thế lực của Bách Tế và quân Nhật Bản tham chiến trên sông Hakusonkô (Bạch Thôn Giang, Nhật gọi là Hakusuki no E) ở Bách Tế. Trong trận này, tướng dưới quyền Hắc Xỉ Thường ChiYong Sak đã phản bội tàn dư Bách Tế khi quy hàng quân Đường nhưng Hắc Xỉ Thường Chi vẫn tiếp tục tiến lên đánh bại một số đội quân nhà Đường. Hắc Xỉ Thường Chi sau đó quy hàng quân Đường và được giải sang nhà Đường. Quân Nhật Bản thua xiểng liểng phải rút chạy về Nhật Bản (đời Thiên hoàng Tenji). Cao Tông sai Lưu Nhân Quỹ trấn thủ Bách Tế, chuẩn bị chiến tranh với Cao Câu Ly. Thấy Hắc Xỉ Thường Chi của tàn dư Bách Tế là tướng tài, Đường Cao Tông phong cho Hắc Xỉ Thường Chi làm đại tướng của nhà Đường.

Tháng 10 năm 663, Cao Tông giao bớt việc nước cho thái tử Hoằng, lệnh cứ năm ngày đến nghe quần thần tấu trình việc nước một lần, nếu là việc nhỏ thì cho thái tử tự quyết định[35].

Ý định Phế hậu

sửa

Lúc này quyền lực của Võ hoàng hậu trong triều đã rất lớn mạnh. Đạo sĩ Quách Hành Chân ra vào cấm trung, nhiều lần dùng tà thuật bị phát giác. Năm 664, Cao Tông biết việc này là do hoàng hậu chủ mưu nên rất tức giận, triệu đại thần Thượng Quan Nghi vào cung. Nghi tâu rằng hoàng hậu chuyên quyền, không giữ đạo làm vợ, cần phải phế đi. Cao Tông chấp thuận, lệnh cho Nghi tìm cơ hội mà ra tay.

Tả hữu của ông đem việc này tố cáo với hoàng hậu. Võ hoàng hậu bèn đến chỗ Lý Trị kêu oan. Ông không biết trả lời ra sao, bèn đổ hết mọi chuyện cho Thượng Quan Nghi. Tháng 12 năm đó, Võ Mị Nương sai Hứa Kính Tông tố cáo Thượng Quan Nghi và thái tử cũ Lý Trung phản nghịch, bắt Nghi hạ ngục rồi ban rượu độc cho Lý Trung. Sang đầu năm 665, Thượng Quan Nghi bị chém đầu. Tuy nhiên, sau này Võ hậu trọng dụng cháu của Nghi là Thượng Quan Uyển Nhi[11].

Cũng từ năm 665, mỗi khi Cao Tông lên triều nghe chính, Võ hoàng hậu đều đứng sau rèm để cùng nghe việc, và hầu hết việc trong triều đều do Võ hậu quyết đoán. Cao Tông và Võ hậu được gọi là Nhị thánh lâm triều.

Thời đại Càn Phong - Tổng Chương - Hàm Hanh

sửa
 
Càn Phong Quan Bao

Phong thiền

sửa

Tháng 10 năm 665, Võ hoàng hậu dâng biểu xin Cao Tông thực hiện phong thiền (tế trời). Cao Tông đồng ý, sau đó đích thân rời Trường An đến Lạc Dương để chuẩn bị. Sang ngày 10 tháng 2 năm 666 (cũng là Tết Âm lịch), ông lên Thái Sơn, chính thức tiến hành nghi lễ. Cao Tông đăng đàn đầu tiên, tiếp theo là Võ hoàng hậu. Sang ngày 12 tháng 2 năm 666, nghi lễ mới hoàn thành.[35]

Sau nghi lễ phong thiền, Đường Cao Tông đổi niên hiệu từ Lân Đức thành Tổng Chương (668 - 670) và ra lệnh đại xá trong toàn quốc, trừ những người bị lưu đày dài hạn. Ông cũng đồng loạt thăng chức cho tất cả quan lại triều đình. Lý Nghĩa Phủ vốn bị tội trước đây, nghĩ sẽ được đại xá trong lần này, khi nghe tin đó thì uất ức mà chết. Cùng dịp đó, ông tôn phong Khổng Tử làm Thái sử, Thái Thượng lão quân làm Thái thượng huyền nguyên hoàng đế.

Tháng 4 năm 666, Đường Cao Tông trở về Trường An.

Chống Cao Câu Ly và Thổ Phiên, tiêu diệt Cao Câu Ly

sửa

Trong năm 666 Đường Cao Tông phái Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường đánh Cao Câu Ly nhằm báo thù vụ Bàng Đồng ThiệnCao Khản sang Cao Câu Ly đòi cống nạp nhưng bị quân Cao Câu Ly tập kích. Khi ban sư, Tiết Nhân Quý được Cao Tông phong Hữu Uy vệ Đại tướng quân.

Tháng 6 năm 666, Đại ma li chi (thừa tướng nước Cao Câu Ly) là Uyên Cái Tô Văn (Yeon Gaesomun) chết, con trai trưởng là Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng) bị hai em là Uyên Nam Kiến (Yeon Namgeom), Uyên Nam Sản (Yeon Namsan) đánh đuổi, Uyên Nam Sinh bỏ trốn, sai người sang nhà Đường cầu cứu. Đường Cao Tông sai Khế Bật Hà Lực làm Liêu Đông đạo an phủ đại sứ, cùng Bàng Đồng Thiện, Cao Khản cùng nhau mượn danh nghĩa cứu Uyên Nam Sinh, thực chất là xâm lược Cao Câu Ly.

Chị của Võ hoàng hậu là Hàn Quốc phu nhân cùng con gái thường vào trong cung, được Cao Tông sủng ái, muốn giữ lại luôn. Khi Hàn Quốc phu nhân mất, Cao Tông phong cho con gái bà ta làm Ngụy quốc phu nhân, muốn phong làm hậu phi. Võ hoàng hậu ghen ghét, bèn đầu độc Ngụy quốc phu nhân rồi đổ tội cho em là Võ Hoài Vận và anh họ là Duy Lương, cho giết hai người.

Sang đầu năm 667, Đường Cao Tông lại cử Lý TíchTiết Nhân Quý ra quân tiếp viện cho chiến trường Cao Câu Ly[36]. Tiết Nhân Quý chiêu hàng Khã hãn Khiết Đan là Lý Tận TrungTôn Vạn Vinh, khiến họ cùng chinh phạt Cao Câu Ly với lời hứa giao Doanh Châu cho người Khiết Đan sau cuộc chiến. Uyên Nam Sinh (bị Đường Cao Tông đổi sang họ Toàn vì húy kỵ Đường Cao Tổ) dẫn quân Đường hạ 40 thành trì của Cao Câu Ly ở biên giới phía đông. Mùa thu cùng năm, Lý Tích vượt sông Liêu, chiếm Tân Thành ở Liêu Đông[37] rồi hạ được 16 thành. Tiết Nhân Quý cùng Bàng Đồng Thiện, Cao Khản đại phá quân Cao Câu Ly của Uyên Nam Kiến, hợp quân với Uyên Nam Sinh. Tuy nhiên, hải quân Đường do Quách Đãi Phong (郭待封) chỉ huy lại gặp khó khăn trong việc cung cấp lương thực, Quách Đãi Phong muốn cầu viện Lý Tích, song sợ rằng nếu tin này đến chỗ quân Cao Câu Ly thì sẽ bị lộ nhược điểm. Quách Đãi Phong quyết định viết một bài thơ ám hiệu và gửi cho Lý Tích. Thoạt đầu, Lý Tích không hiểu rằng đó là ám hiệu, tức giận rằng Quách Đãi Phong lại viết thơ ở tiền tuyến, song quân quản ký Nguyên Vạn Khoảnh (元萬頃) đã có thể giải mã bài thơ, Lý Tích biết được nội dung thỉnh cầu và đã chuyển lương thực cho quân của Quách Đãi Phong. Quân Đường của Lý Tích và quân Khiết Đan của Tiết Nhân Quý, Lý Tận Trung, Tôn Vạn Vinh bỏ qua thành Ansi (thành An Thị, ngôi thành từng đánh lui quân Đường của Đường Thái Tông vào 22 năm trước), nhanh chóng vượt qua tỉnh Liêu Ninh của Cao Câu Ly mà nhắm đến sông Áp Lục. Sau đó, Uyên Nam Kiến bố trí quân Cao Câu Ly phòng thủ theo tuyến sông Áp Lục, quân Đường của Lý Tích không thể vượt sông.

Cùng năm 667 danh tướng Tô Định Phương của nhà Đường mất khi đang ở chức, hưởng thọ 76 tuổi. Đường Cao Tông nghe tin thì thương xót, trách thị thần rằng: "Tô Định Phương có công với nước, đáng được khen tặng, các khanh không nói gì, sao vậy?". Rồi Cao Tông bèn truy tặng cho Tô Định Phương chức Tả kiêu vệ tướng quân, U Châu đô đốc, ban cho thụy hiệu là Trang.

Tháng 4 năm 668, Đường Cao Tông đổi niên hiệu Càn Phong thành Tổng Chương[38]. Sang tháng 5 năm 668, nước Thổ Phiên tiến chiếm 18 châu của nhà Đường. Đường Cao Tông lại cử Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong kháng cự Thổ Phiên.

Quân Đường của Tiết Nhân Quý bị quân Thổ Phiên đánh úp, quân Đường đại bại, tử thương vô số. Ba tướng Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong bỏ chạy thoát thân, Đường Cao Tông xét lúc trước họ lập nhiều công trạng, miễn tội chết, nhưng trừ danh. Tiết Nhân Quý nhanh chóng được Cao Tông phái sang phía đông tiếp tục hỗ trợ Lý Tích đánh Cao Câu Ly. Trong khi đó, sức khỏe của Cao Tông ngày một suy nhược, ông giao quyền hành cho thái tử Lý Hoằng. Lý Hoằng xử lý triều chính, rất được Cao Tông hài lòng. Ông từng có ý muốn sớm nhường ngôi cho Hoằng để lên làm Thái thượng hoàng.

Đến mùa thu năm 668, Lý Tích mới đánh bại quân Cao Câu Ly của Uyên Nam Kiến dọc bờ sông Áp Lục và cho quân vượt sông Áp Lục, tiến đến bao vây thành Bình Nhưỡng. Nghe nhà Đường hứa sẽ chia đất Cao Câu Ly sau khi diệt Cao Câu Ly, nước Tân La (đời vua Tân La Văn Vũ vương) phái Kim Yu-shin (金庾信, 김유신) dẫn quân lên bắc phối hợp với quân Đường diệt Cao Câu Ly. Em trai của Uyên Cái Tô VănUyên Tịnh Thổ (Yeon Jeong-to) quy hàng quân Tân La của Kim Yu-shin. Quân Tân La của Kim Yu-shin nhanh chóng đến vây đánh kinh đô Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly. Quân Tân La của Kim Yu-shin nhanh chóng đến hội quân với Lý Tích để cùng vây đánh kinh đô Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly.

Em của Uyên Nam KiếnUyên Nam Sản và một số quan lại của Cao Câu Ly đã đầu hàng quân Đường, song Uyên Nam KiếnCao Câu Ly Bảo Tạng Vương vẫn tiếp tục chiến đấu. Một vài ngày sau đó (vào tháng 11 năm 668), bộ tướng của Uyên Nam Kiến là hòa thượng Tín Thành (Shin Sung, 信誠) lén mở một cổng thành ra đầu hàng quân Đường. Quân Đường của Lý TíchTiết Nhân Quý, quân Tân La của Kim Yu-shin, quân Khiết Đan của Lý Tận TrungTôn Vạn Vinh, quân Cao Câu Ly trung thành với Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng) tiến vào kinh thành Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly. Vua Cao Câu Ly là Bảo Tạng Vương (Bojang Wang) phải đầu hàng và bị quân Đường giải sang nhà Đường. Đại ma li chi Uyên Nam Kiến (Yeon Namgeom) tự sát không thành và bị Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng) cứu sống rồi bị giải sang nhà Đường cùng với Uyên Nam Sản (Yeon Namsan), Cao Xá Kê (Go Sagye). Cao Câu Ly bị diệt vong. Vua cũ của Bách TếPhù Dư Phong đang ở Cao Câu Ly cũng bị quân Đường bắt, bị giải sang nhà Đường và bị lưu đày đến miền nam nhà Đường. Đường Cao Tông thấy Cao Xá Kê (Go Sagye) có tài nên phong cho Cao Xá Kê làm tướng nhà Đường (sau này con của Cao Xá KêCao Tiên Chi trở thành trung thần của nhà Đường dưới thời vua Đường Huyền Tông).

Tại đất Cao Câu Ly, Đường Cao Tông bắt nhiều người dân chuyển sang sống ở Trung Quốc, không chia đất đã chiếm cho Tân La khiến vua Tân La Văn Vũ vương (Kim Pháp Mẫn) oán hận, không giao Doanh Châu cho người Khiết Đan khiến Lý Tận TrungTôn Vạn Vinh oán hận. Tại những vùng đất đã chiếm, Đường Cao Tông lập ra An Đông đô hộ phủ (nhiệm sở tại Bình Nhưỡng), cử Ngụy Triết làm Kiếm giáo An Đông đô hộ và Tiết Nhân Quý làm Phó kiếm giáo An Đông đô hộ của An Đông đô hộ phủ[39][40]. Quân Đường trấn giữ An Đông đô hộ phủ là 200.000 quân.

Chống Tân La

sửa

Cũng trong năm 668, sau khi Lý Tích từ An Đông đô hộ phủ trở về Trường An, triều đình nhà Đường tổ chức một cuộc diễu hành lớn nhằm vinh danh Lý Tích. Cao Tông thăng Lý Tích làm 'thái tử thái sư'. Khoảng tết năm 669, khi Đường Cao Tông làm lễ tế Thiên, đã cho Lý Tích tế sau mình, một vinh dự đặc biệt. Không lâu sau thì Lý Tích lâm bệnh, Đường Cao Tông đã triệu tất cả các anh em và con của Lý Tích đang phụng sự ở ngoài kinh thành trở về để chăm sóc cho Lý Tích. Lý Tích chỉ nhận thuốc do Đường Cao Tông và Thái tử Lý Hoằng trao, song mặt khác lại từ chối điều trị.

Cao Câu Ly đã bị sụp đổ nhưng trên lãnh thổ Cao Câu Ly vẫn còn 5 thành trì ở bán đảo Liêu Đông chưa chịu khuất phục trước nhà Đường là các thành Ansi (An Thị), Geonan, Yodong (Liêu Đông), Baegam và Sin. Tiết Nhân Quý nhiều lần phái quân Đường tấn công các thành trì còn lại này của Cao Câu Ly.

Khi đó tù trưởng Cao Câu Ly là Kiếm Mưu Sầm khôi phục Cao Câu Ly, lập Cao An Thắng lên làm vua Cao Câu Ly. Đường Cao Tông sai Cao Khản phát binh thảo phạt.

Trong lúc đó, nước Tân La có ý muốn chiếm lại tất cả đất cũ của Cao Câu Ly bị nhà Đường sáp nhập khi trước, bèn gửi quân giúp nghĩa quân Cao Câu Ly của Cao An Thắng (Go Anseung)[41]Kiếm Mưu Sầm (Geom Mojam) ở Hán Thành (nay là Seoul, Hàn Quốc). Vua Tân La Văn Vũ vương tổ chức một cuộc tấn công vào các lực lượng nhà Đường đang chiếm đóng lãnh thổ Bách Tế trước đây. Đường Cao Tông gọi Ngụy Triết về Trường An và phong cho Tiết Nhân Quý làm Kiêm giáo An Đông đô hộ năm 669. Cao Tông lệnh cho Tiết Nhân Quý di dời 78.000 dân Cao Câu Ly sang vùng Hoài GiangTrường Giang của nhà Đường. Những người Cao Câu Ly nghèo và yếu ớt thì được bố trí làm lính gác ở An Đông đô hộ phủ.

Khoảng tết năm 670, Lý Tích qua đời. Đường Cao Tông không thiết triều trong 7 ngày, phong tước cho Lý Tích là Thái úy, Dương châu Đại đô đốc, thụy hiệu Trinh Vũ, bồi táng ở Chiêu lăng. Lý Tích được an táng theo nghi lễ đặc biệt, và theo chỉ của Đường Cao Tông, lăng mộ của Lý Tích được xây dựng theo hình một vài ngọn núi lớn thuộc lãnh thổ Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà, nhằm tưởng nhớ các chiến công của Lý Tích.

Đầu năm 670, Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường từ Bình Nhưỡng bắc tiến đến bán đảo Liêu Đông, đánh chiếm 5 thành Ansi (An Thị), Geonan, Yodong (Liêu Đông), Baegam và Sin của tàn dư Cao Câu Ly.

Sau đó Cao Tông phong cho Cao Khản làm Liêu Đông Châu hành quân Tổng quản An Đông đô hộ thay cho Tiết Nhân Quý trong năm 670. Cùng năm 670, Cao Tông phong Tiết Nhân Quý làm Hành quân Đại tổng quản, dẫn 5 vạn binh mã hộ tống quốc vương Thổ Cốc Hồn đánh quân Thổ Phồn để phục quốc. Trong trận Đại Phi Xuyên, Tiết Nhân Quý giao chiến với 20 vạn quân Thổ Phồn bị đại bại phải lui quân.

Cuộc chiến giữa Tân Lanhà Đường trên bán đảo Triều Tiên xảy ra từ năm 668 đến đầu thập niên 670. Năm 671, Tân La đánh bại quân Đường. Tháng 1 năm 673, An Đông đô hộ là Cao Khản đánh thắng quân Tân La một trận lớn, kìm chân được tham vọng của Tân La. Sau đó, Tiết Nhân Quý được Đường Cao Tông phong làm Tổng quản đạo Kê Lâm, hiệp trợ tàn quân Bách Tế, cùng quân Tân La và nghĩa quân Cao Câu Ly tác chiến. Cùng năm 673 nước Tân La phái quân hỗ trợ Cao An ThắngKiếm Mưu Sầm giữ Hán Thành (nay là Seoul), củng cố cho nước Cao Câu Ly mới. Tiết Nhân Quý nhiều lần phái quân Đường tấn công Hán Thành nhưng đều bị thất bại.

Đầu năm 674, nghĩa quân Cao Câu LyTân La hợp sức đánh bại quân Đường ở núi Baekbing. Nhà Đường và đồng minh cũ là Tân La giao chiến liên miên, Văn Vũ Vương đã chiếm được phần lớn lãnh thổ Bách TếCao Câu Ly cũ từ tay Đường và thúc đẩy kháng chiến chống lại triều đình nhà Đường ở Trung Hoa. Thấy vua Tân La Văn Vũ vương đang giúp nghĩa quân Cao Câu Ly của Cao Câu Ly vương Cao An ThắngKiếm Mưu Sầm, hoàng đế Cao Tông trong cơn giận dữ đã phong em trai của vua Tân La Văn Vũ vươngKim Nhân Vấn (Kim Inmun) làm vua Tân La và cử Lưu Nhân Quỹ, Lý BậtLý Cẩn cùng một đội quân đưa Kim Nhân Vấn đi tấn công Tân La. Quân Đường đánh bại Tân La ở đất Bách Tế. Vua Tân La Văn Vũ vương đã dâng thư tạ tội với Cao Tông và đề nghị cống nạp cho nhà Đường. Hoàng đế Cao Tông thu hồi lại lệnh tấn công cũng như sắc phong vương vị cho Kim Nhân Vấn. Rồi vua Tân La Văn Vũ vương sai người yêu cầu vua Cao Câu Ly vương Cao An Thắng (Go Ansung) giết chết Đại ma li chi Kiếm Mưu Sầm (Geom Mojam) của ông ấy. Cao An Thắng giết xong Kiếm Mưu Sầm thì bỏ nghĩa quân Cao Câu Ly ở Hán Thành, chạy sang quy hàng Tân La cùng năm 674.

Năm 675, Lý Cẩn Hành (李謹行) đã dẫn quân Đường đánh đến lãnh thổ Tân La (đời vua Tân La Văn Vũ vương) cùng với quân Mạt Hạt (lực lượng quy phụ nhà Đường, tổ tiên của người Nữ Chân). Tuy nhiên, quân Đường đã bị quân Tân La đánh bại trong trận thành Mãi Tiếu (Maeso), tuy nhiên các nguồn từ nhà Đường cho rằng phần thắng nghiêng về phía họ trong trận này cũng như trong các trận chiến khác với quân Tân La.

Thiên hoàng - Thiên hậu

sửa

Tháng 8 674, Đường Cao Tông hạ lệnh truy tôn phong hiệu cho tổ tiên của mình:

  • Tuyên Giản công Lý Hi (宣简公李熙) làm Hiến Tổ Tuyên Hoàng đế (獻祖宣皇帝), phu nhân Trương thị là Tuyên Hiến hoàng hậu (宣獻皇后).
  • Ý vương Lý Thiên Tích (懿王李天錫) làm Ý Tổ Quang hoàng đế (懿祖光皇帝), phu nhân Giả thị là Quang Ý hoàng hậu (光懿皇后).
  • Truy tôn Đường Cao Tổ làm Thần Nghiêu hoàng đế (神尧皇帝), Đường Thái Tông làm Văn Võ Thánh hoàng đế (文武聖皇帝), Trưởng Tôn hoàng hậu làm Văn Đức Thuận Thánh hoàng hậu (文德顺圣皇后).

Cao Tông cũng tự xưng là Thiên hoàng (天皇) thay vì Thiên tử, Võ hoàng hậu làm Thiên hậu (天后)[42], đồng thời đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thượng Nguyên (上元).

Tháng 9 năm đó, Thiên hoàng phục hồi quan tước cho gia tộc Trưởng Tôn, lấy cháu Trưởng Tôn Vô Kị là Dực kế tước Triệu quốc công.

Thời gian xưng hiệu Thiên hoàng

sửa

Thái tử qua đời

sửa

Đầu năm 675, Thổ Phiên sai sứ đến xin hòa với nhà Đường. Thiên hoàng không bằng lòng. Cũng trong thời gian đó, Thiên hoàng bị bệnh đau đầu rất nặng do uống phải nhiều thuốc kích thích mà Thiên hậu dâng lên. Do ông không thể quản lý triều chính, quyền hành trong triều lọt vào tay Thiên hậu. Các đại thần Hác Xử Tuấn, Lý Nghĩa Diễm can ngăn, Thiên hoàng không nghe. Thiên hậu đưa nhiều tay chân vào triều như Nguyên Vạn Khoảnh, Lưu Y Chi, củng cố thực quyền.

Thái tử Lý Hoằng không hài lòng việc Thiên hậu nắm quyền, muốn đoạt lại quyền lực. Hai con gái của Tiêu thục phi là công chúa Cao An, Tuyên Thành bị Thiên hậu bắt giam, Thái tử xin Thiên hoàng thả ra; lại nhiều lần đắc tội với Thiên hậu, nên bị Thiên hậu ghét bỏ. Giữa năm 675, Thái tử Hoằng mất, có lời đồn cái chết này là do Thiên hậu hạ độc.

Thiên hoàng vốn thương yêu Thái tử, nghe tin Thái tử đã mất, rất đau lòng, bèn truy tôn Lý Hoằng là Hiếu Kính hoàng đế (孝敬皇帝), miếu hiệuNghĩa Tông (義宗)[43]. Cũng trong năm đó, do không hài lòng về Hoàng tử Lý Thượng Kim, con trai thứ ba của Thiên Hoàng, Thiên Hậu sai thủ hạ tố cáo Thượng Kim với Thiên hoàng. Cuối cùng, Thượng Kim bị bãi chức, đày đến Lễ châu. Sang năm sau, Thiên Hậu lại tố cáo Lý Tố Tiết bỏ không vào triều kiến là bất trung bất hiếu, Thiên Hoàng cũng đày Tố Tiết đến Viên Châu, giáng tước Bà Dương quận vương (鄱阳郡王).

Dàn xếp phía Đông và Tây

sửa

Trong khi đó ở vùng đất Cao Câu LyBách Tếnhà Đường vừa chiếm được cũng xảy ra nhiều cuộc nổi loạn của người dân nhằm khôi phục quốc gia; cộng thêm sự công kích của Tân La. Bị kháng cự quyết liệt, đầu năm 676, Đường Cao Tông buộc phải dời An Đông đô hộ phủ ở Bình Nhưỡng về Liêu Thành (này là Liêu Ninh, Trung Quốc) thuộc Liêu Đông. An Đông đô hộ Cao Khản được Cao Tông gọi về Trường An. Vua Tân La Văn Vũ vương của Tân La liền xua quân đánh chiếm quận Hùng Tân (Ungjin, lãnh thổ Bách Tế cũ), đánh lên phía bắc chiếm một số thành trì của An Đông đô hộ phủ ở phía nam thành Bình Nhưỡng, chiếm gần hết bán đảo Triều Tiên, nhưng không vượt qua được sông Đại Đồng. Chiến thắng này, cùng với việc duy trì sự độc lập của Tân La, thường được coi là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Triều Tiên. Khoảng 20.000 người Cao Câu Ly di cư từ An Đông đô hộ phủ sang Tân La (đời vua Tân La Văn Vũ Vương) sinh sống. Khoảng 1.800 người Cao Câu Ly di cư từ An Đông đô hộ phủ sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Tenmu) sinh sống và hình thành nên gia tộc KomaNhật Bản.

Năm 677, Cao Tông phong Bảo Tạng Vương, vua cũ của Cao Câu Ly, làm Triều Tiên vương và đô đốc Liêu Đông châu (Hangul: 요동주도독 조선왕 Hanja:遼東州都督朝鮮王, Hán Việt: Liêu Đông châu đô đốc Triều Tiên Vương) của An Đông đô hộ phủ, rồi đưa ông ta đến An Đông đô hộ phủ ở Liêu Đông nhằm lợi dụng ông ta trấn an các thế lực phản loạn ở Cao Câu Ly. Còn Tiết Nhân Quý thì bị Cao Tông biếm làm Thứ sử Tượng Châu. Sau đó Cao Tông lại đổi phủ đô hộ An Đông từ Liêu Thành về Tân Thành (nay là Phú Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc), đồng thời đưa Phù Dư Long (Buyeo Yung) về cai trị quận Hùng Tân (Ungjin, lãnh thổ Bách Tế cũ) với mục đích tương tự như với Bảo Tạng Vương. Phù Dư Long nhanh chóng bị vua Tân La Văn Vũ vương của Tân La đánh đuổi khỏi quận Hùng Tân. Còn Bảo Tạng Vương khi sang An Đông đô hộ phủ ở Liêu Đông thì lại có ý khôi phục quốc gia Cao Câu Ly, đã tập hợp nhiều quân sĩ và khí giới, thành lập hội Đông Minh Thiên Khí Cái Thế (東明天氣盖世) và liên minh với các bộ tộc Mạt Hạt (tổ tiên của người Nữ Chân) do Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu) cầm đầu tiến hành ám sát các quan lại nhà Đường ở An Đông đô hộ phủ.

Trong khi đó quân Thổ Phiên tiếp tục xâm lấn vùng biên cương với nhà Đường, bắt tướng trấn giữ Đỗ Hiếu Thăng và ép Đỗ Hiếu Thăng viết thư cho Đô đốc Tùng châu Võ Cư Tịch cũng đầu hàng. Đỗ Hiếu Thăng không nghe, bỏ trốn về và giữ được Phù châu. Thiên hoàng phong ông ta làm Du Kích tướng quân.

Năm 678, theo gợi ý của Lưu Nhân Quỹ, Thiên hoàng phong Lý Kính Huyền đến trấn giữ phía tây đề phòng Thổ Phiên xâm lược[44]. Tháng 9 ÂL năm 678, thiên hoàng muốn xuất quân thảo phạt Tân La, lão thần Trương Văn Quán tuy có bệnh nặng cũng cố đến gặp để khuyên can. Thiên hoàng đồng ý.[45]. Cũng trong tháng đó, Lý Kính Huyền suất 180.000 quân giao chiến với Thổ Phiên ở Thanh Hải, nhưng bị quân Thổ Phiên đánh cho tan tác, Lý Kính Huyền bỏ chạy về Thiện châu. Biết Thổ Phiên là mối đe dọa, Đường Cao Tông từng nhiều lần muốn bàn ra một đối sách lâu dài: hoặc hòa thân, hoặc đem đại quân giao chiến, hoặc tăng cường phòng thủ, nhưng cuối cùng không đi đến quyết định nào.

Năm 679, nghe tin Tùng Cán Tán Phổ của Thổ Phiên đã chết, con là Khí Nỗ Tất Lộng nối ngôi, trong nước quốc dân không phục, muốn lập con thứ của Tán Phổ là Khâm Lăng lên ngôi, Cao Tông muốn nhân đó mà đem quân đánh Thổ Phiên, nhưng nghe can gián của Bùi Hành Kiệm, bèn thôi. Vợ Tán Phổ là công chúa Văn Thành (vốn được Đường Thái Tông gả sang Thổ Phiên) sai sứ sang hòa thân, Cao Tông chấp thuận.

Bùi Hành Kiệm sau đó tiến cử thủ lĩnh bộ lạc Phất Niết Mạt Hạt (bộ lạc đã quy thuận nhà Đường từ lâu) là Lý Đa Tộ cho Cao Tông. Cao Tông thấy Lý Đa Tộ dũng cảm và mạnh mẽ, có tài bắn cung và có những chiến tích quân sự[46] nên gia phong cho Lý Đa Tộ chức Hữu Ưng Dương Đại tướng quân (右鷹揚大將軍). Trong một trong những chiến dịch chống lại bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt phía đông bắc nhà Đường, Lý Đa Tộ đã dụ các thủ lĩnh của bộ lạc Hắc Thủy Mạt Hạt đến ăn tiệc với mình và chuốc cho họ say, sau đó Lý Đa Tộ ra tay tàn sát hết bọn họ.

Chống Tây Đột Quyết

sửa

Khả hãn của Tây Đột QuyếtA Sử Na Đô Chi lúc trước liên kết với Thổ Phiên, thường xâm lấn đất An Tây, triều đình muốn đem binh thảo phạt. Bùi Hành Kiệm đề nghị rằng vua Ba Tư mới chết, con là Nê Hoàn sư còn ở kinh, nên đưa Hoàn Sư về à nhân đó khống chế Ba Tư mà uy hiếp Đột Quyết. Cao Tông nghe theo, sai Hành Kiệm lập Nê Hoàn Sư làm Ba Tư vương, nhưng cũng bổ Vương Phương Dực trợ giúp, thực chất là để kiềm chế.

Tháng 8 năm 679, thấy A Sử Na Đô Chi lơ lỏng phòng bị đối với quân Đường, bèn triệu tù trưởng các châu ở phía bắc mà cùng hợp quân phạt Tây Đột Quyết. Các tướng Hồ hăng hái tòng quân, tổng cộng hơn 100000, sau đó tiến về phía tây. Bùi Hành Kiệm nhanh chóng chiếm được Tây Đột Quyết, bắt sống được A Sử Na Đô Chi và thủ lĩnh Lý Già Bặc rồi rút quân về, lưu Lưu Phương Dực ở phủ An Tây, xây thành Toái Diệp ở đó[47]. Sau khi bắt được A Sử Na Đô ChiLý Già Bặc, Bùi Hành Kiệm giành được ngọc quý không đếm xuể. Tù trưởng các tộc thiểu số và tướng sĩ đều muốn trông thấy, Bùi Hành Kiệm nhân đó đặt tiệc, bày ra cho mọi người ngắm. Có chiếc mâm mã não, rộng đến 2 thước, ánh sáng rực rõ. Quân lại Vương Hưu Liệt bưng mâm, nhấc chân lên thềm, giẫm vào vạt áo, ngã lăn ra, làm vỡ mâm. Vương Hưu Liệt kinh hoàng, dập đầu chảy máu, Bùi Hành Kiệm cười nói với Vương Hưu Liệt: “Mày chẳng phải cố ý, sao phải như vậy?” mặt không hề có chút tiếc rẻ. Cao Tông ban cho Bùi Hành Kiệm hơn 3000 món chén dĩa bằng kim loại trong tài sản của A Sử Na Đô Chi, cùng số lạc đà, ngựa, bò tương đương; Bùi Hành Kiệm đem chia cho thân nhân, bộ hạ, vài ngày thì hết sạch.[48][49]

Tháng 11, Thiền vu đại đô hộ phủ Đột Quyết A Sử Đức Ôn Phó tạo phản kháng Đường, lập A Sử Na Nê Thục Bặc làm Khả hãn, được 24 châu trong nước hưởng ứng, lực lượng đến khoảng 100000 quân. Cao Tông sai Tiêu Tự Nghiệp, Hoa Đại Trí, Lý Cảnh Gia thảo phạt. Nhưng quân Đường gặp bão tuyết, bị quân Đột Quyết ban đêm công kích. Tự Nghiệp bỏ trốn, Đại Trí, Cảnh Gia rút quân về. Cao Tông bãi quan của Đại Trí, Cảnh Gia và miễn chết cho Tiêu Tự Nghiệp.

Sau đó Đột Quyết lại nhiều lần xâm phạm biên cương nhà Đường. Tháng 3 năm 680, tướng Đường là Bùi Hành KiệmTrình Vụ Đĩnh đại thắng quân Tây Đột Quyết ở Hắc Sơn, Khả hãn A Sử Na Nê Thục Bặc bị thủ hạ giết chết, đem thủ cấp ra hàng quân Đường. Quân Đường lại bắt được 1 thủ lãnh trọng yếu của phản quân là A Sử Na Phụng Chức đem về kinh sư. Nhà Đường bình định được Tây Đột Quyết[42]. Tàn quân Đột Quyết trốn đi Lang Sơn. Sau khi Bùi Hành Kiệm về triều, A Sử Na Phục Niệm tự xưng khả hãn, hội họp với A Sử Đức Ôn Phó, tập hợp lực lượng cũ.[48][49] Tướng Đường là Bùi Hành KiệmTrình Vụ Đĩnh tiếp tục nắm các cánh quân Đường đi đánh dẹp. Quân Đường đóng trại ở Hình Khẩu thuộc Đại Châu, Bùi Hành Kiệm tung phản gián khuyên dụ A Sử Na Phục NiệmA Sử Đức Ôn Phó, khiến hai người nghi kỵ lẫn nhau. A Sử Na Phục Niệm sợ hãi, bí mật xin hàng quân Đường, còn hứa lập công chuộc tội. Bùi Hành Kiệm không tiết lộ việc này, nhưng dâng mật biểu về triều. Mấy ngày sau, có bụi mù giăng trời kéo đến, lính do thám sợ hãi quay về thông báo, Bùi Hành Kiệm triệu tập ba quân, nói rằng: “Đây là Phục Niệm bắt Ôn Phó đến hàng, chẳng khác được. Nhưng nhận hàng cũng như đón địch, vẫn phải nghiêm túc phòng bị.” Rồi sai 1 sứ giả đơn độc ra đón và úy lạo. Ít lâu sau, A Sử Na Phục Niệm quả nhiên soái bộ thuộc trói A Sử Đức Ôn Phó đến cửa quân Đường xin nhận tội.[48][49]

Quân Đường dẹp xong cuộc nổi dậy của người Đột Quyết, Đường Cao Tông cả mừng, sai Hộ bộ thượng thư Thôi Tri Đễ úy lạo quân đội. Thị trung Bùi Viêm đố kỵ công lao của Bùi Hành Kiệm, cùng tổng quản Trình Vụ Đĩnh, Trương Kiền Úc tâu lên vua Cao Tông rằng: “Phục Niệm bị Trình Vụ Đĩnh, Trương Kiền Úc áp sát bên sườn, lại chịu người Hồi Hột ở phía bắc sa mạc bức bách, cùng quẫn mới xin hàng.” Do vậy Bùi Hành Kiệm không được Cao Tông ghi công, còn A Sử Na Phục NiệmA Sử Đức Ôn Phó đều bị chém ở chợ. Ban đầu Bùi Hành Kiệm đã hứa cho A Sử Na Phục Niệm khỏi tội chết nên đến nay thì Bùi Hành Kiệm than rằng: “Việc Hồn, Tuấn ngày trước[48], xưa nay lấy làm xấu hổ. Chỉ sợ giết người xin hàng, sau này không còn ai chịu đến nữa.” Nhân đó Bùi Hành Kiệm xưng bệnh không ra ngoài nữa.

Đập tan hội Đông Minh Thiên Khí Cái Thế của Bảo Tạng Vương ở An Đông đô hộ phủ

sửa

Năm Khai Diệu nguyên niên (681), Tiết Nhân Quý xuất nhậm làm Trưởng sử Qua Châu. Không lâu sau, Tiết Nhân Quý thụ chức Hữu Lĩnh quân vệ Tướng quân, kiểm giáo Đại Châu Đô đốc. Cùng năm 681, Tiết Nhân Quý phát hiện Bảo Tạng Vương là thủ lĩnh của hội Đông Minh Thiên Khí Cái Thế (hội chuyên đi ám sát các quan lại nhà Đường ở An Đông đô hộ phủ) thì đập tan hành động khôi phục Cao Câu Ly của quân Đông Minh Thiên do Bảo Tạng Vương ở Liêu Đông chỉ huy, áp giải Bảo Tạng Vương sang Trường An nhà Đường lần 2 năm 681.

Thấy Bảo Tạng Vương bị bệnh nặng trên đường đi và sắp chết, Võ hoàng hậu (khi đó đang nắm quyền hành nhà Đường do Đường Cao Tông thường xuyên bị bệnh) không xử trảm ông ta như ý định ban đầu mà cho lưu đày ông ta đến Tứ Xuyên trong năm 681[50]. Tuy nhiên con cháu của Bảo Tạng Vương tiếp tục được cho cai trị Liêu Đông, dần hình thành vương quốc Tiểu Cao Câu Ly (699 - 820).

Phế Thái tử Lý Hiền

sửa

Sau khi Lý Hoằng mất, Thiên hoàng lập con trai thứ hai của mình và Thiên hậu là Ung vương Lý Hiền[51] làm thái tử[42].

Đầu xuân năm 679, Đường Cao Tông xuất tuần Đông Đô Lạc Dương. Từ đó đến khi mất, ông ít khi về Trường An mà chủ yếu sống ở Lạc Dương. Lúc bấy giờ ở trong cung, thái tử Lý Hiền tuy là người hiền minh, nhưng do ông mắc chứng bệnh lạ tư thông cùng nô tài là Triệu Đạo Sinh (bây giờ gọi là đồng tính luyến ái) , nên không được lòng Thiên Hậu. Đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm được Thiên Hậu coi trọng, thường nói với Thiên Hậu

Thái tử không thể thừa kế được, Anh vương (Lý Triết) có dung mạo giống Thái Tông.

Sau đó lại còn nói

Tương vương (Lý Đán) về sau sẽ đại quý[52].

Thiên Hậu cũng cho soạn Thiếu Dương chánh phạmHiếu tử truyện ban cho Lý Hiền, lại nhiều lần quở trách ông ta vô cớ, nên Lý Hiền rất bất an. Sau đó, năm 681 Sùng Nghiễm bị giết, Thiên Hậu nghi ngờ là do Lý Hiền làm, nên càng ghét hơn. Lý Hiền lại háo sắc, thông gian với nô tài là Triệu Đạo Sinh. Thiên Hậu bèn tố cáo việc này lên Cao Tông. Cao Tông sai Tiết Nguyên Siêu, Bùi Viêm, Cao Trí Chu điều tra việc này. Triệu Đạo Sinh lại khai rằng thái tử sai mình giết Minh Sùng Nghiễm. Sự việc phát giác, nhưng Cao Tông thương Lý Hiền, không muốn trị tội. Thiên Hậu nói

Là con dân mà mưu nghịch, thiên địa bất dung; nay đại nghĩa diệt thân, có thể nào xá được?.

Cao Tông nghe theo. Tháng 10 năm 681, ông ra lệnh phế Lý Hiền làm thứ dân, đày đến Ba Thục[53]. Không lâu sau, ông lập con trai thứ 7 của mình là Lý Triết làm thái tử, đổi tên ông ta là Hiển[54].

Nhiều thuyết cho rằng, có lần ông sủng ái Triệu Đạo Sinh, hẹn rằng : " Một mai khi ta thành hoàng đế, sẽ phong nàng làm Nam Hậu ", chuyện này đồn ra ngoài đến tai Thiên hậu khiến bà không vui. Nhưng do Thiên Hoàng mới lập thái tử, bà không muốn ông phiền lòng với sở dĩ Lý Hiền tuy thông minh, nhưng lại không thích hoàng vị, bà biết được thế nên chiều theo ý con mình. Sau đó bà đã lập ra mưu kế giết chết Minh Sùng Nghiễm, sau đó để nô tài là Triệu Đạo Sinh nhận lấy tội, rồi quở phạt sau đó là Phế thái tử. Nhưng vì biết Thiên Hoàng yêu mình, nên Thiên Hậu đã lót đường cho con trai kế tiếp của mình là Lí Hiển chuẩn bị lên ngôi thái tử (việc này chỉ là tạm thời, do tính cách của Thiên Hoàng quá đa nghi). Không bao lâu sau đó, Lí Hiển được sách lập lên làm Hoàng Thái tử, sau này trở thành Đường Trung Tông.

Cuối đời

sửa

Bạo loạn ở Đột Quyết

sửa

Tháng 1 âm lịch năm Vĩnh Thuần nguyên niên (682), ông cho lập con trai Lý Hiển là Trọng Chiếu làm Hoàng Thái tôn. Mấy tháng sau, ở Đột Quyết A Sử Na Xa Bạc suất quân phản Đường, không lâu sau cho xây Cung Nguyệt thành. Cao Tông lại giáng chiếu lấy Bùi Hành Kiệm làm Kim Nha đạo Đại tổng quản, soái 10 tướng quân Đường đi đánh dẹp. Còn chưa lên đường thì vào ngày 28 tháng 4 ÂL (ngày 9 tháng 6) cùng năm 682, Bùi Hành Kiệm bệnh mất, hưởng thọ 64 tuổi. Bùi Hành Kiệm được Cao Tông tặng chức U Châu đô đốc, thụy là Hiến. Cao Tông giáng đặc chiếu lệnh cho Hoàng thái tử chọn 1 quan viên lục phẩm ở kinh thành đến giúp việc nhà họ Bùi, kéo dài đến 5, 6 năm, đợi cháu nội của Bùi Hành KiệmBùi Tham Nguyên trưởng thành mới thôi.[48][49] Vương Phương Dực được Cao Tông cử thay thế Bùi Hành Kiệm đem quân Đường chống lại A Sử Na Xa Bạc. Vương Phương Dực phá quân Đột Quyết ở Lệ Thủy chém hơn 1000 thủ cấp. Sau đó Vương Phương Dực đại phá được A Sử Na Xa Bạc lần nữa, bắt được 300 tù trưởng, bình định được Tây Đột Quyết.

Từ cuối năm 681, dư đảng Đột Quyết là A Sử Na Cốt Đốc Lộc cùng em là A Sử Na Mặc Xuyết, A Sử Đức Nguyên Trân thống nhất các bộ lạc Đột Quyết, lập ra Hãn quốc Hậu Đột Quyết. Cuối năm 682 họ nổi dậy chống lại nhà Đường, đánh chiếm An Bắc đô hộ phủ của nhà Đường. A Sử Na Cốt Đốc Lộc tự xưng là Hiệt Điệt Lợi Thi Khả hãn. Đường Cao Tông sai Tiết Nhân Quý 69 tuổi đem quân thảo phạt. Tiết Nhân Quý đem quân đại phá được quân Đột Quyết, bắt được hơn 200.000 người.

Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), Tiết Nhân Quý 70 tuổi lại chỉ huy quân Đường đánh bại quân đội Hãn quốc Hậu Đột Quyết do Hiệt Điệt Lợi Thi Khả hãn A Sử Na Cốt Đổc Lộc (阿史那骨篤祿) chỉ huy đang xâm lấn biên giới phía bắc nhà Đường. Cùng năm đó Tiết Nhân Quý lâm bệnh qua đời, thọ 70 tuổi, được Đường Cao Tông truy tặng chức "Tả Kiêu vệ Đại tướng quân U Châu Đô đốc". Nghe tin Tiết Nhân Quý qua đời, liên tục trong năm 683, quân Đột Quyết nhiều lần đánh phá biên cương nhà Đường[55]

Cùng năm 683, người bộ tộc Bộ Lạc Kê ở huyện Thành Bình, Tuy Châu[56]Bạch Thiết Dư khởi nghĩa. Cao Tông có chiếu cho Trình Vụ Đĩnh cùng Hạ Châu đô đốc Vương Phương Dực đi dẹp. Trình Vụ Đĩnh hạ được thành, bắt sống Bạch Thiết Dư, dẹp sạch đồng đảng. Nhờ công lao này, Trình Vụ Đĩnh được Đường Cao Tông bái làm Tả kiêu vệ đại tướng quân, Kiểm hiệu Tả Vũ Lâm quân.

Qua đời

sửa

Tháng 12 năm 683, Đường Cao Tông lâm bệnh nặng ở Lạc Dương, bèn triệu Hoàng thái tử Lý Hiển từ Trường An về Lạc Dương, trao di chiếu và giao cho đại thần Bùi Viêm phụ chính. Ngày 27 tháng 12 năm 683, Đường Cao Tông băng hà ở điện Trinh Quan, Lạc Dương, hưởng thọ 56 tuổi[55][57].

Thái tử Lý Hiển nối ngôi, tức là Đường Trung Tông. Võ hoàng hậu trở thành Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ quyền lực trong triều. Bảy năm sau, bà ta cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Võ Chu.

Thi hài của Cao Tông được an táng ở Càn lăng, thụy hiệu đầy đủ là Thiên Hoàng Đại Thánh Đại Hoằng Hiếu hoàng đế (天皇大圣大弘孝皇帝), miếu hiệu là Cao Tông.

Niên hiệu

sửa
  • Vĩnh Huy (永徽): 650 - 655.
  • Hiển Khánh (顯慶): 656 - tháng 2 âm lịch năm 661.
  • Long Sóc (龍朔): Tháng 3 âm lịch năm 661 - 663.
  • Lân Đức (麟德): 664 - 665.
  • Càn Phong (乾封): 666 - tháng 2 âm lịch năm 668.
  • Tổng Chương (總章): Tháng 2 âm lịch năm 668 - tháng 2 âm lịch năm 670.
  • Hàm Hanh (咸亨): Tháng 3 âm lịch năm 670 - tháng 8 âm lịch năm 674.
  • Thượng Nguyên (上元): Tháng 8 âm lịch năm 674 - tháng 11 âm lịch năm 676.
  • Nghi Phượng (儀鳳): Tháng 11 âm lịch năm 676 - tháng 6 âm lịch năm 679.
  • Điều Lộ (調露): Tháng 6 âm lịch năm 679 - tháng 8 âm lịch năm 680.
  • Vĩnh Long (永隆): Tháng 8 âm lịch năm 680 - tháng 9 âm lịch năm 681.
  • Khai Diệu (開耀): Tháng 9 âm lịch năm 681 - tháng 2 âm lịch năm 682.
  • Vĩnh Thuần (永淳): Tháng 2 âm lịch năm 682 - tháng 12 âm lịch năm 683.
  • Hoằng Đạo (弘道): Tháng 12 âm lịch năm 683.

Gia quyến

sửa
  1. Cao Tông Phế hậu Vương thị (高宗廢后王氏; 620 - 655), người Tịnh châu, xuất thân từ sĩ tộc Thái Nguyên Vương thị (太原王氏), thân phụ là Vương Nhân Hữu (王仁佑), mẹ là Liễu phu nhân, có em trai là Trung thư lệnh Liễu Thích (柳奭). Sau vì không con, nên nhận Trần Vương Lý Trung, con trai của tì thiếp Lưu thị làm dưỡng tử, cũng vì thế mà Lý Trung được sách lập làm hoàng Thái tử.
  2. Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu Võ thị (則天順聖皇后武氏, 624 - 705), tên gọi Võ Chiếu (武曌), thường gọi là Võ Mị Nương (武媚娘). Người Văn Thủy, Tinh châu, cha là Võ Sĩ Hoạch (武士彠), mẹ là Dương phu nhân xuất thân từ hoàng tộc nhà Tùy. Sinh ra An Định Tư công chúa, Đường Nghĩa Tông Lý Hoằng, Chương Hoài Thái tử Lý Hiền, Đường Trung Tông Lý Hiển, Đường Duệ Tông Lý Đán và Trấn Quốc Thái Bình Thái trưởng công chúa. Sau cướp ngôi nhà Đường lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Võ Chu.
  3. Cao Tông Phế Thục phi Tiêu thị (高宗廢淑妃蕭氏; 623 - 655), xuất thân từ sĩ tộc Lan Lăng Tiêu thị (兰陵萧氏). Sinh ra Hứa vương Lý Tố Tiết, Kim Thành Trưởng công chúaCao An công chúa.
  4. Từ tiệp dư (徐婕妤), con gái Từ Hiếu Đức (徐孝德), em gái Từ Hiền phi (徐賢妃) của Đường Thái Tông. Đương thời so sánh bà với Ban tiệp dư nhà Hán, văn chương nổi tiếng. Cô của Từ Kiên (徐坚), là Thập bát học sĩ (十八学士) đời Đường Huyền Tông.
  5. Trịnh cung nhân (郑宫人), mất sớm (trước khi Cao Tông lên ngôi), xuất thân tì thiếp, địa vị không cao. Nhập cung hầu hạ Cao Tông khi ông là Thái tử, sau đó không lâu thì sinh hạ hoàng Trưởng tử Lý Hiếu, cũng vì lẽ đó mà bị đám người Hoàng Hậu cùng Tiêu Thục Phi ngấm ngầm hạ độc thủ, sau sinh băng huyết mà chết.
  6. Lưu cung nhân (刘宫人), xuất thân tì thiếp, vốn là thị thiếp theo hầu của Phế hậu,mẹ của phế Thái Tử Lý Trung. Có thuyết đồn đại rằng, có lần Cao Tông uống say, đến thăm Vương Hoàng hậu (lúc này bà còn là Thái tử phi), nhưng bà tránh mặt, để Lưu thị hầu hạ, về sau Lưu thị hạ sinh Lý Trung. Không bao lâu sau thì Cao Tông lên ngôi, Phế Thái tử Lý Trung được giao cho Vương Hoàng hậu nuôi dưỡng. Bấy giờ, Vương Hoàng hậu, nghe tin như thế vui mừng quá độ, xin hoàng thượng thăng cấp cho Lưu thị làm Lưu cung nhân (Chức cung nhân lúc này mặc dù đã cao so với thân phận của Lưu thị nhưng chỉ bằng quý nhân ở thời Minh, Thanh) và cũng vì vậy nên bà không được nuôi dưỡng hay chăm sóc hoàng tử do chính mình sinh ra.
  7. Dương cung nhân (杨宫人), là nô tì, xuất thân hèn mọn, gia cảnh không có chức vụ cao. Nhập cung từ khi 12 tuổi, sau khi Thái Tông lập thái tử thì ban bà cho Cao Tông làm cung nữ đọc sách. Bà vốn lớn hơn Cao Tông vài tuổi, nhưng lại rất ham học hỏi, chỉ dạy cho Cao Tông tận tình, vì thế mà sinh lòng mến mộ, sau đó nhiều lần xin hoàng thượng nạp bà làm thiếp, nhưng Thái Tông không cho. Vì lẽ đó, thái tử quyết tâm có được Dương thị (mặc dù bà đã có người mình thích). Đợi vào một đêm nọ khi hai người cùng học, thái tử kêu bà ra ngoài mang điểm tâm, nhân lúc đó ông đã bỏ thuốc mê (nhiều thuyết cho rằng là thuốc kích dục) vào chung trà. Ăn điểm tâm xong thì rất khát nước, nên thái tử đã mời bà uống nước, bà không nghi ngờ gì mà uống ngay. Đên đó, thuốc phát huy tác dụng, Thái tử nhân cơ hội đó mà chiếm đoạt bà. Sau đó, không bao lâu bà có mang sinh hạ hoàng tam tử là Lý Thượng Kim (Thượng là trên, Kim là Vàng), ngụ ý rất rõ ràng. Về sau, khi Tiêu Thục phi sinh hạ Tố Tiết bèn lập mưu hãm hại Thượng Kim, bà vì chịu tội thay mà dần bị thất sủng.
Tình phụ

Chỉ theo đồn đại của dân gian, chưa được sách lập chính thức:

  1. Hàn quốc Phu nhân Võ thị (韩国夫人武氏), tên là Võ Thuận (武顺), chị gái của Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu Võ thị. Bà ban đầu lấy Hạ Lan An Thạch (賀蘭安石), sinh ra Hạ Lan Mẫn Chi (賀蘭敏之) và Ngụy Quốc Phu nhân Hạ Lan Mẫn Nguyệt. Theo truyền thuyết rằng sau khi Hạ Lan An Thạch mất, bà do là chị Võ Thiên hậu, được phép ra vào cung thường xuyên nên đã thông dâm với Cao Tông hoàng đế. Khi chết, truy tặng Trịnh quốc phu nhân (郑国夫人). Có thuyết cho rằng, bà sinh ra Chương Hoài Thái tử Lý Hiền[58].
  2. Ngụy Quốc Phu nhân Hạ Lan thị (魏国夫人賀蘭氏), là con gái Hàn Quốc phu nhân và Hạ Lan An Thạch, cháu gái Võ hậu và là em gái Hạ Lan Mẫn Chi. Nàng cùng mẹ hay ra vào cung cấm, khi Hàn Quốc phu nhân chết, nàng trở thành sủng phi mới của Cao Tông. Sau bị Võ hoàng hậu đầu độc[59].

Hậu duệ

sửa

Con trai

sửa

Ông có 8 con trai, trong đó có 4 người con do Võ Hậu sinh ra, một người là con của Tiêu Thục Phi, còn lại là con của các cung nhân khác:

  1. Lý Hiếu [李孝, 640 - 664], mẹ là Trịnh cung nhân. Năm 649, được phong làm Hứa vương (原王). Thụy là Hứa Điệu vương (原悼王).
  2. Lý Trung [李忠, 644 - 665], mẹ là Lưu cung nhân. Năm 648, được Đường Thái Tông phong làm Trần vương (陳王), năm 651 được lập làm Thái tử. Sau khi Võ hoàng hậu tức vị, Lý Trung bị phế ngôi, giáng làm Lương vương (梁王). Năm 660, bị phế làm thứ nhân. Năm 665 bị bức tử, sau truy phong là Yên vương (燕王).
  3. Lý Thượng Kim [李上金, 645 - 690], mẹ là Dương cung nhân. Năm 649, được phong làm Kỉ vương (杞王), năm 684 đổi phong Tất vương (畢王). Tự tử vì lo sợ vào năm 690, thụy là Trạch vương (澤王).
  4. Lý Tố Tiết [李素節, 646 - 690], mẹ là Tiêu thục phi. Năm 650 được phong làm Ung vương (雍王), sang 656 đổi làm Tuân vương (郇王). Năm 676, giáng làm Bà Dương quận vương (鄱阳郡王), sang năm 681 thăng làm Cát vương (葛王). Năm 684, đổi làm Hứa vương (许王), giữ chức Long Châu thứ sử. Năm 690 bị Võ hậu bức tử, táng theo lễ của thứ nhân. Sang thời Đường Trung Tông được truy tặng làm Hứa vương (許王).
  5. Lý Hoằng [李弘, 652 - 676], mẹ là Tắc Thiên Võ Hoàng hậu. Năm 652 được phong làm Đại vương, năm 656 được lập làm Thái tử. Năm 676 qua đời, được Cao Tông truy tặng là Hiếu Kính hoàng đế (孝敬皇帝), miếu hiệu Nghĩa Tông (義宗).
  6. Lý Hiền [李賢, 653 - 684], mẹ là Tắc Thiên Võ Hoàng hậu. Năm 655 được phong Lộ vương (潞王), năm 662 đổi làm Phái vương (沛王), năm 672 lại đổi làm Ung vương (雍王). Năm 676, được lập làm Thái tử thay cho Lý Hoằng, sau đó bị phế, đày đến Ba Thục. Năm 684 bị mẹ bức tử[60], truy tặng Chương Hoài thái tử (章懷太子).
  7. Đường Trung Tông Lý Hiển [李顯], mẹ là Tắc Thiên Võ Hoàng hậu.
  8. Đường Duệ Tông Lý Đán [李旦], mẹ là Tắc Thiên Võ Hoàng hậu.

Con gái

sửa

Đường Cao Tông có bốn con gái[61]

  1. Kim Thành Trưởng công chúa [金城長公主, 645 - 691], có tên là Lý Hạ Ngọc (李下玉), mẹ là Tiêu thục phi, sơ phong Nghĩa Dương công chúa (义阳公主), hạ giá lấy Quyền Nghị (权毅). Năm 691, Quyền Nghị cùng đại thần tham gia lật đổ Võ hậu, bị giết, công chúa đau lòng mà chết theo.
  2. Cao An công chúa [高安公主, 649 - 714], mẹ là Tiêu thục phi, ban đầu phong là Tuyên Thành công chúa (宣城公主), hạ giá lấy Vương Úc (王勖). Năm 691, Vương Úc, Quyền Nghị cùng đại thần tham gia lật đổ Võ hậu, bị giết, công chúa bị Võ hậu giam cầm lại trong cung. Đời Đường Duệ Tông Lý Đản cải phong làm Cao An công chúa, lập phủ riêng và thưởng hơn nghìn hộ thực ấp. Qua đời vào đời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, là đứa con thọ nhất trong 12 người con của Đường Cao Tông.
  3. An Định Tư công chúa [安定思公主; 654 - 654], mẹ là Tắc Thiên Võ Hoàng hậu, chết yểu.
  4. Thái Bình công chúa [太平公主; 665 - 713], có tên là Lý Lệnh Nguyệt (李令月), mẹ là Tắc Thiên Võ Hoàng hậu, hạ giá lấy Tiết Thiệu (薛绍), sau lấy Võ Du Kị (武攸暨). Là vị Công chúa quyền thế và nổi tiếng nhất nhà Đường, tham gia chính biến lật đổ mẹ mình là Võ hậu, nắm giữ quyền lực rất lớn dưới thời 2 người anh trai là Đường Trung TôngĐường Duệ Tông. Vào cuối đời, tranh chấp với Đường Huyền Tông thất bại và tự sát.

Chú thích

sửa
  1. ^ Cựu Đường thư, quyển 2
  2. ^ Cựu Đường thư, quyển 4
  3. ^ Đất Tịnh châu nay thuộc địa cấp Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
  4. ^ Cựu Đường thư, quyển 51, liệt truyện quyển 1
  5. ^ Tân Đường thư, quyển 76
  6. ^ Tân Đường thư, quyển 2
  7. ^ Nay thuộc Hà Bắc, Trung Quốc
  8. ^ Tư trị thông giám, quyển 198
  9. ^ Nay thuộc khu tự trị Tây tạng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
  10. ^ a b c Tư trị thông giám, quyển 199
  11. ^ a b c Tân Đường thư, quyển 76, liệt truyện quyển 1
  12. ^ Do chữ Thế phạm húy vào tên của Thái Tông (Thế Dân) nên Cao Tông đổi Lý Thế Tích là Lý Tích
  13. ^ a b Tân Đường thư, quyển 105, liệt truyện quyển 30
  14. ^ Tân Cương, Trung Quốc hiện nay
  15. ^ Ba nước này đều thuộc bán đảo Triều Tiên hiện nay
  16. ^ Cựu Đường thư, quyển 4, Bản kỉ 4
  17. ^ Cựu Đường thư, quyển 76, liệt truyện quyển 26
  18. ^ Tân Đường thư, quyển 80
  19. ^ Cựu Đường thư, quyển 6, Bản kỉ 6
  20. ^ Cựu Đường thư, quyển 67, liệt truyện quyển 17
  21. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 200
  22. ^ Cựu Đường thư, quyển 6, bản kỉ quyển 6
  23. ^ Tân Đường thư, quyển 111, liệt truyện quyển 36
  24. ^ Thuộc lãnh thổ Uzbekistan ngày nay
  25. ^ Nay là sông Hồn, Liêu Ninh
  26. ^ Nay là Phủ Thuận, Liêu Ninh
  27. ^ Cựu Đường thư, quyển 80, liệt truyện quyển 30
  28. ^ Quý Châu, Trung Quốc ngày nay
  29. ^ Nay thuộc thành phố Bayankhongor, CHND Mông Cổ.
  30. ^ Các nước này đều nằm ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc hiện nay
  31. ^ Nay là sông Đại Đồng, CHDCND Triều Tiên.
  32. ^ Zizhi Tongjian, vols. 198, 199, 200, 201
  33. ^ Samguk Sagi, vol. 22.[1] Lưu trữ 2007-12-24 tại Wayback Machine
  34. ^ Tam quốc sử ký, quyển 28
  35. ^ a b c Tư trị thông giám, quyển 201
  36. ^ Tân Đường thư, quyển 93, liệt truyện quyển 18
  37. ^ Nay thuộc Phủ Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc
  38. ^ Cựu Đường thư, quyển 5, Bản kỉ quyển 5
  39. ^ Tân Đường thư, quyển 220, liệt truyện quyển 145
  40. ^ Cựu Đường thư, quyển 199, liệt truyện quyển 149
  41. ^ Cao An Thắng này là người từng làm con tin ở Tân La, được vua Tân La Văn Vũ vương cho về đất Cao Câu Ly cũ để chống lại nhà Đường)
  42. ^ a b c Tư trị thông giám, quyển 202
  43. ^ Cựu Đường thư, quyển 86, liệt truyện quyển 36
  44. ^ Lưu Nhân Quỹ vốn ghét Lý Kính Huyền nên đề cử ông ta mặc dù biết ông ta không có tài cầm quân
  45. ^ Mấy ngày sau thì Trương Văn Quán qua đời
  46. ^ Tiểu sử của Lý Đa Tộ trong Cựu Đường thưTân Đường thư không cung cấp chi tiết về những thành tích quân sự ban đầu của Lý Đa Tộ, nhưng cuộc trò chuyện giữa Lý Đa TộTrương Giản Chi trước khi thực hiện Chính biến Thần Long lật đổ Võ Tắc Thiên năm 705 ngụ ý rằng chúng xảy ra dưới thời trị vì của Đường Cao Tông.
  47. ^ Tân Đường thư, quyển 215 hạ, liệt truyện 140 hạ
  48. ^ a b c d e Cựu Đường thư quyển 84, liệt truyện 34, Bùi Hành Kiệm truyện
  49. ^ a b c d Tân Đường thư quyển 108, liệt truyện 33, Bùi Hành Kiệm truyện
  50. ^ Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay
  51. ^ Có thuyết cho Lý Hiền không phải con của Võ Tắc Thiên
  52. ^ Lý Hiển, Lý Đán là em trai của Thái tử Lý Hiền (lúc bấy giờ ) và cũng là con trai ruột của Thiên Hậu
  53. ^ Cựu Đường thư, quyển 86, liệt truyện 36
  54. ^ Tân Đường thư, quyển 4, Bản kỉ 4
  55. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 203
  56. ^ Nay là đông bắc Thanh Giản, Thiểm Tây
  57. ^ Cựu Đường thư, quyển 7, bản kỉ 7
  58. ^ Tân Đường thư liệt truyện: Đệ lục tam tông chư tử
  59. ^ Tân Đường thư liệt truyện: Đệ nhất hậu phi thượng
  60. ^ Cựu Đường thư, quyển 86
  61. ^ Tân Đường thư: chư đế công chúa liệt truyện[liên kết hỏng]