Vương nữ Vương thất

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Oohlala8195 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 03:17, ngày 24 tháng 3 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Vương nữ Vương thất, Công chúa Vương thất hay Công chúa Hoàng gia, là cách gọi phổ biến ở Việt Nam dành cho tước hiệu [Princess Royal], một tước hiệu thông thường của Vương thất Anh dành cho người con gái lớn nhất của quân chủ nước Anh kể từ thời Vua Charles I.[1] Về địa vị và ý nghĩa, tước vị này tương đương công chúa cả của các nước Hoa Hạ.

The Princess Royal
HRH The Princess Anne, Princess Royal
Đương nhiệm
Anne, Công chúa Vương thất

từ 13 tháng 6 năm 1987
Chức vụHer Royal Highness
(Điện hạ)
Dinh thựCung điện Thánh James
Bổ nhiệm bởiQuân chủ nước Anh
Nhiệm kỳSuốt đời hoặc cho đến khi lên ngôi
Người đầu tiên nhậm chứcMary Henrietta của Anh

Trong lịch sử, có 7 vị Princess Royal, và vị đang đảm nhiệm là Anne, Vương nữ Vương thất, con gái duy nhất của Nữ vương Elizabeth II.

Lịch sử

Danh hiệu này được thiết lập khi Vương hậu Henriette Marie, vợ của Vua Charles I muốn bắt chước triều đình của Vương quốc Pháp phong cho các Trưởng nữ là Madame Royale[2]. Do vậy Mary, đứa con gái đầu lòng của hai người đã trở thành Princess Royal đầu tiên trong lịch sử vào năm 1642, từ đó triều đình Anh dùng tước hiệu này như một tước hiệu độc lập và có tính truyền vị. Do đó, chỉ một người giữ tước vị này trong thời gian thực tế, và chỉ khi người giữ tước qua đời thì tước vị mới truyền cho người tiếp theo.

Tuy nhiên, việc tấn phong tước vị này cũng tùy thuộc vào ý nguyện của cá nhân vị công chúa ấy. Công chúa Mary, con gái Vua James II cùng Sophie Dorothea xứ Hannover, con gái duy nhất của Vua George I, là những người có đủ tư cách nhưng lại không muốn nhận danh vị này. Đó là bởi vì vào thời điểm mà hai người có tư cách tiếp nhận, Công chúa Mary đã là Vương phi xứ Orange, còn Sophie Dorothea đã là Vương hậu của Vương quốc Phổ. Công chúa Louisa Maria Stuart, con gái út của Vua James II đã được sinh ra khi cha mình bị phế truất trong cuộc Cách mạng Vinh quang, và bà được phái Jacobites gọi là Princess Royal dù bà chưa bao giờ được chính thức xác nhận, cũng như không phải là con gái cả của một quân chủ Anh.

Ngoài ra, ngay cả trước khi danh hiệu Princess Royal đến nước Anh, thì địa vị con gái cả của một quân chủ Anh cũng khác biệt so với công chúa bình thường, ta có thể thấy qua đạo luật Magna Carta[3], và dưới năm thứ 25 triều đại Vua Edward III, bất kỳ đàn ông nào dám ngủ lang với Trưởng nữ của quân vương trước khi kết hôn, đều có thể bị tội phản quốc và xử tử[4].

Danh sách

Tên Chân dung Cha mẹ Tại vị Chồng
Mary Henrietta, Vương phi xứ Oranje
1631 - 1660
  Charles I của Anh
Henriette Marie của Pháp
1642 -1660 Willem II, Thân vương xứ Orange
Anne, Vương phi xứ Oranje
1709 - 1759
  George II của Anh
Caroline xứ Ansbach
1727 -1759 Willem IV, Thân vương xứ Orange
Charlotte, Vương hậu xứ Württemberg
1766 - 1828
  George III của Anh
Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz
1789 -1828 Frederick I của Württemberg
Victoria, Hoàng hậu Đức
1840 - 1901
  Victoria của Anh
Vương tế Albert
1841- 1901 Friedrich III, Hoàng đế Đức
Louise, Công tước phu nhân xứ Fife
1867 - 1931
  Edward VII của Anh
Alexandra của Đan Mạch
1905 -1931 Alexander Duff, Công tước thứ 1 xứ Fife
Mary, Bá tước phu nhân xứ Harewood
1932 - 1965
  George V của Anh
Mary xứ Teck
1932 - 1965 Henry Lascelles, Bá tước thứ 6 xứ Harewood
Anne, Vương nữ Vương thất
1950 -
  Elizabeth II
Filippos của Hy Lạp và Đan Mạch
1987 - nay Mark Phillips
Sir Timothy Laurence

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Royal Titles: Style and Title of the Princess Royal”. The British Monarchy. 14 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  2. ^ Panton, Kenneth J. (2011). Historical Dictionary of the British Monarchy. Lanham, Maryland, US: Scarecrow Press, Inc. tr. 381–2. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ Nullum scutagium vel auxilium ponatur in regno nostro.... nisi.... ad filiam nostram primogenitam semel maritandam[1]
  4. ^ si home violast la compaigne le roy, ou leigne file le roy nient marie, ou la compaigne leigne fitz et heire le roy.... doit estre ajugge treson a nostre Seigneur le Roi[2]