Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đỗ Thanh Nhơn”
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đã dời Thể loại:Người Việt Nam dùng HotCat |
nKhông có tóm lược sửa đổi |
||
Dòng 4:
Đỗ Thanh Nhơn (杜清仁) hay '''Đỗ Thanh Nhân''' hoặc '''Đỗ Thành Nhơn''', là người huyện Hương Trà, phủ [[Thừa Thiên]]. Sau dời về trấn [[Phiên An]] trong [[Miền Nam Việt Nam|Nam]].
Ông sinh vào năm nào không rõ, chỉ biết khi Định vương [[Nguyễn Phúc Thuần]] còn ở [[Phú Xuân]], ông chỉ là võ quan bậc thấp, chức Hữu đội trưởng.
==Sự nghiệp==
Dòng 34:
Cũng ngay năm này ([[1778]]), Đỗ Thanh Nhơn cùng [[Lê Văn Quân]] giết Tư Khấu Oai ở [[sông Bến Nghé]], rồi cùng Hồ Văn Lân đi [[Chân Lạp]]. Ở đây, ông giết Nặc Ong Vinh, tôn con là Nặc Ong Ẩn lên ngôi [[Chân Lạp]], để Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ, còn ông thì kéo quân về lại [[Gia Định]].
[[Mùa xuân]] năm [[Canh Tý]] ([[1780]]), Đỗ Thanh Nhơn được chúa Nguyễn Phúc Ánh phong làm Ngoại hữu phụ chính Thượng tướng quân, tước Quận công. Đúng một năm sau ([[tháng Giêng]] năm [[Tân Sửu]], [[1781]])<ref>Chép theo ''Quốc triều chính biên toát yếu'', tr. 29. ''Từ điển nhân vật lịch Việt Nam'' (bản in 1992, tr. 201) ghi tướng Nhơn bị giết chết ngày 23 [[tháng 3]] năm [[Tân Sửu]] (tức [[16 tháng 4]] năm [[1781]]).</ref>, Thanh Nhơn đã bị Nguyễn Phúc Ánh giả bệnh gọi đến chầu rồi ngầm sai võ sĩ giết chết.
Hai tướng tâm phúc của Thanh Nhơn là Võ Nhàn và Đỗ Bảng, sau khi an táng <ref>Trước năm [[1975]], tác giả Huỳnh Minh có tìm đến thăm mộ Đỗ Thanh Nhơn, và ông đã cho biết như sau: "Ngôi mộ Đỗ Thanh Nhân tọa lạc tại [[Phú Lâm]] ([[Sài Gòn]]) trong vuông đất của Hòa Đồng Tôn giáo, phía sau quốc lộ số 4 vô chừng hai trăm thước. Ngôi mộ này nằm trên một gò đất cao ráo, chung quanh có xây tường bằng [[ô dước]], rêu phong cỏ mọc, trước có dựng một mộ bia bằng đá cẩm thạch khắc mấy dòng [[chữ nho]] như sau: ''Uy nghiêm tướng quân, Thần sách quân tả quân thống chế, gia cấp thị trung cần, Đỗ phủ quân thần mộ. Hiếu tử Hồng nhân lập thạch''" (''Định Tường xưa'', Nxb Thanh Niên, 2001, tr. 66)</ref> chủ tướng xong, cùng rút binh về Ba Giồng, chống Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn. Nguyễn Phúc Ánh cho người đi khuyết dụ, nhưng hai vị tướng này không tin nữa. Về sau nhờ cho người trà trộn vào trong quân, bắt sống được Võ Nhàn và Đỗ Bảng đem chém. Từ đó, binh Đông Sơn bị phân tán.
|